Nợ Quốc Gia Là Gì Và Hiểu Thế Nào Cho đúng Về Giảm Nợ?

  • Đặt tạp chí
  • Kinh Doanh
  • Công Nghệ
  • Doanh Nhân
  • Chuyên đề
  • Tài Chính
  • Bất động sản
  • Phong Cách Sống
  • Thế giới
  • Kiều bào
Hủy Thế giới Nợ quốc gia là gì và hiểu thế nào cho đúng về giảm nợ? Chủ Nhật | 17/03/2013 11:42 Tất cả các nước trên thế giới đều ít nhiều có cái gọi là "nợ quốc gia", và đây được coi là hệ quả từ các hoạt động kinh tế bình thường. Trong một số trường hợp, những khoản nợ này bị dồn ứ lại và tích lũy tới mức độ không thể quản lý được vì một số nguyên nhân nào đó, cụ thể như khủng hoảng kinh tế, chiến tranh... Kết quả là, khủng hoảng nợ nổ ra.Trong 50 năm qua, thế giới đã chứng kiến một sự gia tăng mạnh mẽ trong nợ quốc gia của các nước, đặc biệt là các khoản nợ vay từ các nước bên ngoài biên giới (nợ nước ngoài). Nguyên nhân chính là để bắt kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của thế giới, nhiều nước buộc phải vay nợ nước ngoài để phát triển kinh tế.Tuy nhiên, nợ quốc gia là một trong những nguyên nhân đáng kể dẫn đến tình trạng đói nghèo toàn cầu. Các khoản vay lãi suất lớn có thể khiến một quốc gia thêm nghèo khó do họ phải trích một lượng tiền lớn từ tổng sản phẩm quốc nội (GDP) để trả nợ, thay vì dùng số tiền đó để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.Kể từ giữa năm 1973 đến 1993, nợ của các nước đang phát triển trung bình tăng 20% mỗi năm, tương đương từ 300 tỷ USD lên 1,5 nghìn tỷ USD. Các chuyên gia cho biết chỉ có 400 tỷ USD là tiền vay thực sự, còn lại là tiền lãi tăng theo thời gian.Trước bối cảnh đó, việc giải quyết nợ cho các nước gặp khó khăn trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết đối với các tổ chức tài chính và cộng đồng quốc tế. "Giảm nợ" theo đó cũng trở thành một trong những vấn đề hàng đầu trong quan hệ quốc tế ngày nay. Song, cụm từ "xóa nợ" dường như khá nhạy cảm với nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia chủ nợ. Bên cạnh đó, để nhận được quyết định giảm nợ, các quốc gia nợ phải thực hiện một loạt các điều kiện ngặt nghèo cũng như phải đi theo một lộ trình rất phức tạp để có thể được giảm nợ.Vậy câu hỏi được đặt ra là: Nợ quốc gia thực chất là gì? Và xóa nợ căn bản là như thế nào?Nợ quốc gia và giảm nợ là gì?Nợ quốc gia (nợ công hoặc nợ chính phủ) là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách. Do đó, nợ chính phủ, nói cách khác, là thâm hụt ngân sách luỹ kế tính đến một thời điểm nào đó. Để tính toán quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ dựa trên phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP).Nợ quốc gia và giảm nợNợ chính phủ thường được phân thành: Nợ trong nước và nợ nước ngoài. Nguồn vay có thể được thực hiện thông qua phát hành trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.Ngoài ra, chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế tài chính quốc tế, chẳng hạn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hay Ngân hàng thế giới (World Bank).Giảm nợ quốc gia là hành động theo đó các nước chủ nợ sẽ chấp nhận giảm một phần nợ hoặc tất cả các khoản nợ "không bền vững" cho quốc gia đi vay. Theo định nghĩa của IMF và Ngân hàng Thế giới (World Bank), các khoản nợ như sau được xếp là không bền vững: 1) Quy mô nợ vượt quá giá trị xuất khẩu 150%, 2) Tỷ lệ nợ trên thu nhập chính phủ vượt quá 250%.Theo các chuyên gia, có rất nhiều động cơ để giảm nợ, từ chủ nghĩa nhân đạo cho đến mục tiêu ổn định hệ thống tài chính quốc tế.Tuy nhiên, để được giảm nợ, các nước đi vay sẽ phải thực hiện một loạt điều kiện nghiêm ngặt do các chủ nợ đề ra như cải cách kinh tế, giảm nợ, tăng thuế hoặc thực hiện xóa đói giảm nghèo.Lịch sử của giảm nợLịch sử giảm nợ bắt đầu từ thời Hy Lạp cổ đại, khoảng năm 594 trước Công Nguyên. Cũng giống như ngày nay, chính phủ Hy Lạp khi đó cũng phải chịu nhiều khó khăn do bị chia rẽ bởi các phe phái chính trị, người dân bất mãn. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của Athens khi đó chính là nợ. Solon, người được mệnh danh là "nhà lập pháp lớn của Athens" đã được bầu là người đứng đầu đất nước và ông đã làm mọi thứ, bao gồm cả việc hủy và giảm một số nợ, để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng.Cụm từ giảm nợ bắt đầu được biết đến nhiều hơn vào thập niên 1950-1960, thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng nợ Argentina. Đứng trước bờ vực bị phá sản hoàn toàn, chính phủ Argentina đã buộc phải gặp một số chủ nợ tại Paris nhằm sắp xếp một thỏa thuận gia hạn thanh toán nợ. Cuộc gặp chính thức này cũng đánh dấu sự ra đời của "Câu lạc bộ Paris" - một tổ chức không chính thức của các chủ nợ quốc tế - và tồn tại cho đến ngày nay. Câu lạc bộ Paris đã đồng ý xử lý một phần nợ cho Argentina - bằng cách hợp tác đa phương với nhau - cũng như đưa ra cho chính phủ Nam Mỹ một kế hoạch thanh toán ít nặng nề hơn.Nợ quốc gia và giảm nợVấn đề nợ quốc gia bắt đầu trở nên cấp thiết sau sự kiện hệ thống tỷ giá hối đoái Bretton Woods sụp đổ, dẫn đến cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng năm 1973. Để ổn định hệ thống tài chính, các ngân hàng sẵn sàng cho các nước đang phát triển vay một lượng lớn tiền mà không tính đến khả năng thanh toán nợ của những nước này. Vào thời điểm đó, lãi suất cho vay tương đối thấp nên hầu hết các nước đều vui vẻ chấp nhận đề nghị này. Đến cuối thập niên 1970, lãi suất bất ngờ tăng vọt trong khi sản lượng cây trồng và nguyên liệu của những nước đi vay đột ngột giảm. Kết quả, các nước phải đi vay nhiều hơn nữa để trả nợ.Năm 1982, khi Mexico thông báo chuẩn bị vỡ nợ, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (World Bank) buộc phải bắt tay vào hành động bằng cách cung cấp các khoản vay lãi suất thấp cho Mexico trả nợ. Kể từ đó, IMF và World Bank vẫn là 2 tổ chức chính chuyên cung cấp các khoản vay giúp các nước kém phát triển hơn thanh toán nợ.Sáng kiến quốc tế quan trọng đầu tiên để giải quyết vấn đề nợ cho các nước là Sáng kiến xóa nợ cho các nước đặc biệt nghèo (HIPC), do IMF, World Bank và chính phủ các nước giàu trên thế giới ký kết vào năm 1996. HIPC cũng là nỗ lực đa phương đầu tiên tập trung vào việc giảm nợ để thúc đẩy xóa đói giảm nghèo.Ngoài ra, HIPC cũng là hiệp ước đầu tiên đề cập đến việc "xóa nợ" cho các nước nghèo. Năm 1997, điều này được đề cập rõ hơn trong HIPC, theo đó các nước tham gia sẽ được xóa 100 tỷ USD nợ.Những nước mắc nợ muốn được tham gia HIPC cần phải lập một hồ sơ theo dõi quá trình cải cách kinh tế, cũng như áp dụng chiến lược xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, họ cũng phải cam kết thực hiện cải cách thống qua các chương trình của IMF và World Bank để có thể được tham gia HIPC.Những tranh cãi xung quanh việc giảm nợ cho các quốc giaKhông phải mọi quốc gia giàu đều thích thú với việc giảm nợ. Các cuộc vận động giảm nợ thường đổ lỗi cho phương Tây và những tổ chức tài chính lớn là thủ phạm gây ra khủng hoảng nợ. Những người tham gia cho rằng bằng những khoản vay thiếu trách nhiệm, các nước giàu đã tìm cách đẩy những gánh nặng và thiệt hại kinh tế sang các nước nghèo.Tuy nhiên, các nước giàu cũng đưa ra lý lẽ của riêng mình. Họ cho rằng các chính sự yếu kém trong quản lý tài chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ của các nước. Các khoản vay chủ yếu để mở rộng năng lực sản xuất, song vì quản lý yếu kém, số tiền này lại bị thất thoát do tình trạng tham nhũng hoặc chi tiêu vào những dự án không phù hợp.Các nước giàu cũng bày tỏ lo ngại rằng giảm nợ có thể làm tổn hại tới việc thực thi các nghĩa vụ tài chính của nhiều quốc gia trong tương lai. Bên cạnh đó, nó cũng ngăn cản các chủ nợ thực hiện các khoản vay cho nhiều nước trong tương lai.

Nguồn Tổng hợp/Khampha f | Chia sẻ bài viết

Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư

TAGS: World Bank , IMF , chủ nợ , khoản vay , xóa nợ , chính phủ , nợ nước ngoài , khoản nợ , các nước giàu , kinh tế , quốc tế

Tin cùng chuyên mục

  • Bước chuyển mình của quốc gia từng phát thải nhiều nhất thế giới

    Bước chuyển mình của quốc gia từng phát thải nhiều nhất thế giới

  • Năm 2025 sẽ như thế nào sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống?
    Gia Khánh

    Năm 2025 sẽ như thế nào sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống?

  • Ngành công nghiệp ô tô châu Âu khó khăn chưa từng thấy
    Cẩm Tú (Tổng hợp )

    Ngành công nghiệp ô tô châu Âu khó khăn chưa từng thấy

  • Năm 2025: AI sẽ đến bước ngoặt vỡ mộng hay thời khắc bứt phá?
    Hải Miên

    Năm 2025: AI sẽ đến bước ngoặt vỡ mộng hay thời khắc bứt phá?

  • Điểm sáng giữa thách thức xã hội già hóa ở Trung Quốc
    Khánh Tú

    Điểm sáng giữa thách thức xã hội già hóa ở Trung Quốc

  • Thương mại toàn cầu trên đà suy giảm
    Trọng Hoàng

    Thương mại toàn cầu trên đà suy giảm

Tin nổi bật trong ngày

Tiền tìm PE, startup

Tiền tìm PE, startup

Bán rơm trên Amazon

Bán rơm trên Amazon

Mở đường cho “tour độc”

Mở đường cho “tour độc”

Ông chủ Zara ít người biết đến

Ông chủ Zara ít người biết đến

Tin mới

  • Ra mắt hệ sinh thái độc đáo, cung cấp các giải pháp ESG toàn diện tại Việt Nam
    Thùy Linh

    Ra mắt hệ sinh thái độc đáo, cung cấp các giải pháp ESG toàn diện tại Việt ...

  • Tin vui cho người nông dân: Giá cà phê vượt mốc 130.000 đồng/kg
    Kim Anh

    Tin vui cho người nông dân: Giá cà phê vượt mốc 130.000 đồng/kg

  • Dấu ấn Masan Consumer và niềm vui của cổ đông trong năm 2024
    Hoàng Kim

    Dấu ấn Masan Consumer và niềm vui của cổ đông trong năm 2024

  • Tìm danh xưng cho trà Việt
    Nguyễn Mai

    Tìm danh xưng cho trà Việt

  • Tour du lịch trên mái nhà chợ cổ
    Lam Nhi

    Tour du lịch trên mái nhà chợ cổ

  • Đã bán gần 7 triệu vé máy bay Tết Nguyên Đán 2025
    Lam Nhi

    Đã bán gần 7 triệu vé máy bay Tết Nguyên Đán 2025

    Xem nhiều

  • Bước chuyển mình của quốc gia từng phát thải nhiều nhất thế giới 1
  • Năm 2025: AI sẽ đến bước ngoặt vỡ mộng hay thời khắc bứt phá? 2
  • Than vẫn trụ "ngôi vua" 3
  • Nike và Adidas đang mất đi vị trí dẫn đầu trong ngành giày chạy bộ 4
  • Khai thác vàng từ rác thải điện tử 5

Công Nghệ

  • Nvidia ra mắt công nghệ AI sửa giọng nói
    Tuệ Anh

    Nvidia ra mắt công nghệ AI sửa giọng nói

  • Sự thống trị ngày càng tăng của ChatGPT
    Trọng Hoàng

    Sự thống trị ngày càng tăng của ChatGPT

  • Hấp dẫn bán dẫn
    Trực Thanh

    Hấp dẫn bán dẫn

DOANH NHÂN

  • Nhân sự bền vững cho ngành logistics

    Nhân sự bền vững cho ngành logistics

  • Nữ doanh nhân và khát vọng Việt Nam hùng cường

    Nữ doanh nhân và khát vọng Việt Nam hùng cường

  • Ai hiện là người giàu nhất Trung Quốc?

    Ai hiện là người giàu nhất Trung Quốc?

  • Người tạo giá trị cho startup

    Người tạo giá trị cho startup

Sự kiện

MEDIA KIT Sự kiện Thông tin tòa soạn © Copyright 2009-2016 Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư

Từ khóa » Nợ Của Các Nước Là Gì