Nở Rút Là Gì? Ứng Dụng Của Nở Rút Trong Thi Công
Có thể bạn quan tâm
Để cố định móng, trụ hoặc tham gia vào việc liên kết hoặc trung gian liên kết cho các kết cấu với nhau, gắn một thiết bị lên tường bê tông,.. ta cần sử dụng tới một phụ kiện đó là nở rút. Vậy nở rút là gì? Ứng dụng cụ thể của phụ kiện này trong thực tế như thế nào?
1. Nở rút là gì?
Nở rút hay còn được biết đến với các tên gọi khác như bulong nở, tắc kê nở rút, bulong nở thép, bu lông nở sắt,.. là một chi tiết có tác dụng tạo liên kết cố định cho một thiết bị, một kết cấu với tường, trần hoặc nền bê tông.
Nở rút cũng là một trong những phụ kiện quan trọng dùng cho thi công ty ren. Tham khảo thêm danh sách các phụ kiện dùng cho ty ren tại bài viết:
>> https://thanhrenthinhphat.com/cac-phu-kien-quan-trong-cho-ty-ren
Bulong nở hiện nay được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực xây dựng và lĩnh vực cơ khí, ứng dụng rõ nhất của phụ kiện này đó là khi muốn gắn kết một kết cấu hoặc một thiết bị nào đó lên tường bê tông thì cần phải sử dụng một giá đỡ được liên kết chắc chắn với tường bê tông. Khi đó, nở rút đóng vai trò là trung gian tạo liên kết cho giá đỡ và tường bê tông.
Phân loại
Có 2 loại nở rút là:
+ Nở rút áo rời
+ Nở rút áo liền (Khả năng chịu lực tốt hơn loại áo rời do lớp áo bọc ngoài tăng khả năng ma sát, chịu lực cho nở rút khi thi công)
>> Xem thêm: Tắc kê tiếng anh là gì?
2. Đặc điểm cấu tạo
Tắc kê nở rút được cấu tạo bởi các phần sau:
Đầu nở: Là phần có đường kính nhỏ hơn so với toàn bộ thân. Phần này không được tiện ren và đóng vai trò là điểm chịu lực chính từ búa trong quá trình ta thực hiện đóng nở vào lỗ khoan trên tường của bê tông.
Thân nở: Là một khối thép hình trụ trong, được tạo ren ngoài ở 1/2 chiều dài của thân nở rút, tính từ đầu nở trở về giữa thân nở. Phần thân của nở rút có nhiệm vụ liên kết giữa tường bê tông và môt kết cấu khác.
Chân nở: Có dạng hình nón để khi xoay bulong thì sẽ làm căng áo nở, tăng lực ma sát với tường bê tông để tạo lực liên kết giữa kết cấu và tường bê tông trở lên vững chắc.
Áo nở: Là phần thép hoàn toàn tách biệt với toàn bộ bở rút, được tạo lên từ thép mỏng, có dạng 3 cánh hoa khép kín và bao xung quanh thân tắc kê, có thể dịch chuyển tịnh tiến so với thân tắc kê. Phần áo nở có nhiệm vụ tạo ma sát giữa tắc kê và tường bê tông, cố định kết cấu.
Long đen: Có tác dụng phân bố lực kéo để chia đều lên kết cấu cần lắp ráp và tạo độ an toàn cho mối ghép.
Đai ốc (ecu): Có tác dụng xiết chặt kết cấu được gắn lên thành bê tông thông qua tắc kê nở rút.
Tìm hiểu thêm về tắc kê nở đạn tại:
>> https://thinhphatict.com/tac-ke-dan-lap-dat-nhu-the-nao
Các thông số sản xuất tiêu chuẩn
- Vật liệu sản xuất: Thép CT3, thép không gỉ (SUS 201, SUS 304)
- Xử lý bề mặt: Mạ cầu vồng, mạ kẽm điện phân.
- Tiêu chuẩn sản xuất: DIN
- Cấp bền: 3.6
Nguyên lý hoạt động của nở rút
Sau khi đóng nở rút sắt vào lỗ khoan trên bề mặt bê tông, tiến hành gắn kết cấu/thiết bị lên nền bê tông và xiết chặt đai ốc để thân tắc kê được kéo ra. Phần áo nở được cố định trong lỗ khoan, khi thực hiện kéo thân tắc kê thì phần chân hình nón của tắc kê sẽ làm phần áo nở được mở ra, tăng lực ma sát giữa tắc kê và bê tông (hành động này tương tự như khi ta bật ô).
Trong thực tế, để đảm bảo tính ổn định và chắc chắn nhất cho kết cấu thì ta thường cần phải sử dụng nhiều nở rút ở nhiều vị trí cùng một lúc.
Xem thêm:
>> https://thinhphatict.com/ty-treo-no-dong-ty-treo-kep-xa-go-duoc-thi-cong-nhu-the-nao
3. Các bước thi công nở rút
- Bước 1: Xác định vị trí thi công, đánh dấu và tiến hành tạo lỗ để đóng nở rút bằng cách khoan lỗ có kích thước tương ứng với kích thước của bulong nở.
- Bước 2: Vệ sinh lỗ khoan để đảm bảo bề mặt đóng nở sạch sẽ.
- Bước 3: Cố định nở rút vào lỗ bằng cách dùng búa đóng vào phần đầu nở. Quá trình đóng búa vào đầu nở sẽ tác động lực để làm cho thép 2 bên tách ra làm đôi, phần áo nở ra để cố định chặt bulong.
- Bước 4: Đưa móng hoặc chân trụ vào để vặn ốc vít lại cho chắc chắn, sau khi đã đóng cố định bulong trong kết cấu.
Thông số kỹ thuật bu long nở rút Thịnh Phát
4. Ứng dụng của nở rút
Nở rút được dùng để hỗ trợ cho việc lắp đặt các vật có tải trọng trung bình hoặc lớn như hệ thống cách âm trần, thi công vách ngăn, bộ giảm chấn, đường ray, hệ thống thang máy, kết hợp với ty răng để thi công các loại giá đỡ hoặc lắp đặt các cột đèn, biển báo trên đường phố.
Địa chỉ mua nở rút uy tín tại Hà Nội
Thịnh Phát với hơn 13 năm kinh nghiệm trên thị trường vật tư kim khí phụ trợ xây dựng, vật tư phụ trợ cơ điện và là đối tác tin cậy của hàng trăm đơn vị thi công trên cả nước chính là địa chỉ cung cấp các sản phẩm vật tư phụ trợ xây dựng như nở đóng, nở rút, thanh ty ren, bu lông ốc vít,.. có chất lượng tốt và giá thành luôn luôn cạnh tranh nhất thị trường.
Quý khách hàng có nhu cầu báo giá nở đóng, nở sắt tại Hà Nội, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005
Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định
CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương
Hotline: 0936 014 066
Email: info@thinhphatict.com
Từ khóa » Cấu Tạo Nở Rút Sắt áo Liền
-
Báo Giá Nở Rút Sắt áo Rời. Đặc điểm Cấu Tạo Và ứng Dụng Của Nở Rút
-
Báo Giá Nở Rút Sắt áo Liền M14. Thông Tin Cơ Bản Về Nở Rút
-
Nở Rút Sắt - Bulông Ốc Vít
-
Nở Rút Sắt áo Liền Có ưu điểm Vượt Trội Gì? - Ty Ren
-
Nở Rút Sắt Có đặc điểm Cấu Tạo, Thông Số Kĩ Thuật,ứng Dụng ... - Ty Ren
-
Bu Lông Nở Sắt M10, Tắc Kê Nở Sắt, Nở Rút Thép, - Vật Tư Phúc Lâm
-
Nở Rút Sắt áo Liền - Kim Khí HPT
-
Cấu Tạo Và Công Dụng Của Tắc Kê Nở Inox áo Liền - Kim-khi-hpt
-
Bulong Nở Inox áo Liền - Cơ Khí Việt Hàn
-
Thông Số Kỹ Thuật Bu Lông Nở Bạn Cần Quan Tâm
-
Các Loại Bu Lông Nở - Tắc Kê Nở Hiện Nay
-
Tìm Hiểu Cấu Tạo, đặc điểm Và ứng Dụng Của Bulong Nở Thép
-
Bulong Nở Có Bao Nhiêu Loại? Tìm Hiểu ứng Dụng Của Bulong Nở