Nổ Tung Hay Nổ Văng Miểng?

Monday, 28 October 2013

Nổ tung hay nổ văng miểng?

Đối với các tướng của ta (Lê Hồng Anh, Nguyễn Quang Phòng, Chu Duy Kính...), chiến hạm Amyot d’Inville (A-mi-ô-đanh-vin) đã thực sự nổ tung như xi-la-ma trong đêm 26 rạng ngày 27 tháng 9 năm 1950 ở ngoài khơi Sầm Sơn: Sau hơn 1 tiêng đồng hồ lo âu, thắc thỏm, bỗng, một tiếng nổ long trời lở đất vang lên phía ngoàikhơi xa. Một cột nước bốc lên trắng xóa. Chiếc thông báo hạm dần dần chìm xuốngbiển khơi mang theo gần 200 lính thủy thủ Pháp cùng toàn bộ trang thiết bịphương tiện, vũ khí, điện đài chìm đắm xuống biển khơi Chuyện chiến hạm Pháp bị điệp viên Việt Minh mang chất nổ đánh đắm được sách báo chính thức của ta hiện nay (Nhân Dân) xem là sự thật lịch sử khách quan, bất khả hồ nghi. Gần nửa thể kỷ sau chiến công lẫy lừng đó, nữ tìnhbáo viên Nguyễn Thị Lợi bỗng... được phong anh hùng và được dựng tượng (như Lê Văn Tám), dựng bia ghi công. Người ta còn đưa ra được bức quyết tâm thư của chị Lợi, chứng tỏ chuyện chị thanh thản đi vào chỗ chết không có liên quan gì tới những lần tự tử bất thành trước đó vì đau buồn riêng tư. Christopher E. Goscha (2007:124) bảo rằng Hoàng Đạo đưa chị Lợi thuốc ngủ. Nói như vậy là làm giảm tầm vóc chiến công của ta. Sách báo của ta chỉ thừa nhận chuyện Chị Lợi lên tàu lấy lý do bị mệt vì say sóngdo đi từ bờ ra nên xin phép được về phòng nghỉ trước. Giặc Pháp không công nhận tàu Amyot d’Inville bị nổ tung và bị đánh chìm cùng với thủy thủ đoàn. Trên bản tin tháng 10/1950 (trang 26) của Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại, chúng chỉ nói là một vụ nổ xảy ra trên tàu Amyot d’Inville làm hạm trưởng thiếu tá Aubin (ông này xui: vừa lên hạm trưởng vài ngày thì mất mạng) và một thủy thủ thiệt mạng, không nhắc gì đến điệp viên Việt Minh (Le 27 septembre, à bord de l’aviso “Commandant Amyot d’Inville” une explosion s’est produite causant la mort du capitaine de corvette Aubin et d’un matelot;). Thông tin như thế cũng là gian dối, nhưng tàu chỉ có 8 sĩ quan, 32 hạ sĩ quan, 61 thủy thủ thành ra muốn chết đến 200 người (gồm một trung tá, hai đại úy và tám trung úy) cũng không được vì là tàu chiến, không nhồi nhét người như tàu đưa người vượt biên. Và một con tàu dài 78 mét, ngang 8,48 mét với 1 tháp pháo 2 khẩu 105 mm, 1 khẩu 40 mm, 6 khẩu phòng không 20 mm, 4 súng cối, 2 súng phóng lựu không thể chìm xuống biển khơi rồi lại trồi lên để về neo đậu tại Sài Gòn, sau đó túc tắc sang Nhật sửa chữa. Ngày 3 tháng 8 năm 1951 tàu Amyot d'Inville được tuyên dương cấp quân đoàn. Phó đô đốc Ortoli, tư lệnh hải quân tại Viễn Đông viết trong bản tuyên dương như sau: Sous les commandement successifs des capitaines de corvette Rieu, Majoyer, Maget et Roux a effectué des opérations fructueuses de surveillances en mer ayant abouti à la destruction de plusieurs centaines de tonnes de jonques rebelles et à la capture d'armes, de matériel et de ravitaillement au cours des 850 journées de mer représentant un parcours de plus de 75000 nautiques dans les eaux indochinoises entre le 1er février 1948 et le 1er juin 1951. (Roux là hạm trưởng của Amyot d'Inville sau khi thiếu tá Aubin chết) ... En dépit d'une grave explosion à son bord, du fait de l'ennemi, par un effort de tout son personnel a retrouvé très rapidement sa disponibilité et repris son activité. (Mặc dù bị địch gây ra một vụ nổ nghiêm trọng trên tàu, nhờ nỗ lực của toàn thể nhân viên, tàu đã nhanh chóng phục hồi tình trạng khiển dụng và hoạt động trở lại) Chỉ hơn một năm sau khi bị công an ta đánh chìm, tàu Amyot d’Inville từ Nhật trở về làm nhiệm vụ canh phòng trên biển như trước. Tháng 7-1966 nó mới bị hải quân Pháp khai tử (https://memorial-national-des-marins.fr/j/3625-amyot-d-inville).

No comments:

Post a Comment

Newer Post Older Post Home Subscribe to: Post Comments (Atom)

Bài được nhiều người đọc trong tuần

  • Nửa và nữa khác nhau thế nào? Người miền Nam thường gặp nhiều khó khăn khi phải phân biệt hỏi ngã. Cách giải quyết căn bản là dựa vào nghĩa của từ để nhớ mặt chữ: nửa ,...
  • Quốc tế và thế giới khác nhau thế nào? Phân biệt hai từ này không khó.  Cái gì xảy ra giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau thì gọi là quốc tế . Tiếng Anh, tiếng Pháp dùng từ int...
  • Giấu giếm hay dấu diếm? Có hai từ dấu . Một có nghĩa là yêu (ví dụ: yêu dấu ). Từ kia có nghĩa là vết (ví dụ: dấu vết ). Giấu và giấu giếm đều có nghĩa l...
  • Mắt hay mắc? Các từ điển trước đây chỉ có mắt (Paulus Huình Tịnh Của, 1896b:22; Génibrel, 1898:443 Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:307, Thanh Nghị, 1967:885...
  • Mũ ca nô là mũ gì? Từ điển chỉ có ca nô với ý nghĩa là thuyền máy cỡ nhỏ, có mạn cao, khoang có nhiều ngăn chia làm buồng máy, buồng lái,... dùng chạy trê...
  • Đi xia là đi đâu? Bài Ông Cò của Tú Xương có mấy câu này: Ngớ ngẩn đi xia may vớ được , Phen này ắt hẳn kiếm ăn to. Xia do tiếng Pháp chier , nghĩa là...
  • Giùm hay dùm? Từ điển xưa nay chỉ có giùm , không có dùm . Nhưng hiện nay trên Internet số trang viết sai đã nhiều gấp đôi số trang viết đúng. ...
  • Sơ cua hay xơ cua? Sơ cua / xơ cua do secours tiếng Pháp, nghĩa là dự phòng . Trên sách báo xưa nay xơ cua có vẻ bị lép vế. * Xe hơi, của tên...
  • Chữ Việt Gốc Pháp Còn Tồn Tại Đến Ngày Nay (Nguyễn Đức Tuấn - Tống Phước Hiệp) Chữ Việt Gốc Pháp Còn Tồn Tại Đến Ngày Nay Nguyễn Đức Tuấn Việt nam xưa nay vốn là nước luôn bị ngoại bang dòm ngó, ngay từ...
  • Môn cơ bản khác gì môn cơ sở? Thí sinh dự thi nghiên cứu sinh, nếu chỉ có bằng đại học, phải thi môn cơ bản, môn cơ sở, môn chuyên ngành, ngoại ngữ, và bảo vệ đề cương ...

Chủ đề

ẩm thực (46) An Chi Huệ Thiên (11) ẩn dụ (3) Bắc Bộ (1) bại não (22) Bãi Rác (1) bản thảo (1) Biển Đông (5) bò đỏ (11) Brian Wu (20) Bùi Mạnh Hùng (1) bút danh (1) cải cách ruộng đất (2) Cao Tự Thanh (1) Cao Xuân Hạo (3) cây cỏ (37) chân dung (41) chiến tranh Đông Dương lần 1 (52) chiến tranh Đông Dương lần 2 (50) chiến tranh Đông Dương lần 3 (7) chính sách ngôn ngữ (11) chính tả (62) chơi chữ (3) chữ Quốc Ngữ (17) chú thích (5) chuẩn (1) chuyện nghề (4) cờ bạc (4) cổ sử (32) cổ văn (1) Cô-rô-na (2) Công giáo (4) cú pháp (5) đa nghĩa (2) dân ca (1) đạo văn (1) địa danh (59) dịch thuật (87) Điện Biên Phủ (4) điều tra xã hội học (1) định nghĩa (25) Đỗ Mười (1) đồng âm (6) động vật (4) dư luận viên (13) đường bộ (5) đường sắt (3) ebook (1) ghi (1) ghi chú (535) giải hoặc (19) giáo dục (42) giáo dục lịch sử (14) hải ngoại (29) Hải Phòng (1) Hán Nôm (43) Hồ Chí Minh (34) Hoàng Phê (1) Hoàng Tuấn Công (3) Hội Nhà Văn Việt Nam (1) huyền thoại anh hùng (48) huyền thoại tiếng Việt trong sáng và giàu đẹp (45) không còn trang gốc (8) kiêng kỵ (2) lá cải (1) Lê Duẩn (4) Lê Đức Thọ (1) lễ hội (1) Lê Thế Mẫu (5) lịch (1) lịch sử cận đại (120) lịch sử hiện đại (302) lịch sử trung đại (2) lịch sử Việt ngữ học (2) liêm chính học thuật (1) Liên Xô (1) lưỡi gỗ (2) lưu manh giả danh trí thức (1) mặc cảm nhược tiểu (1) mại dâm (1) mạng xã hội (2) Mao Trạch Đông (1) Nam Bộ (5) Nam Úc (16) Ngô Đình Diệm (2) ngữ âm (3) ngư nghiệp (1) ngữ pháp chức năng (4) người Chăm (2) người Hoa (16) người trong nghề (1) Nguyễn Ái Quốc (6) Nguyễn Đức Dân (3) Nguyễn Đức Tồn (2) Nguyễn Hữu Quyền (24) Nguyễn Khuyến (1) Nguyễn Ngọc (1) Nguyễn Ngọc Chính (1) Nguyễn Thành Nam (1) Nguyễn Thế Truyền (1) Nguyễn Trung Tú (6) Nguyễn Vân Phổ (1) Nguyễn Văn Vĩnh (1) Nhã Thuyên (3) nhân danh (2) Nhân Văn - Giai Phẩm (3) Phạm Quỳnh (6) Phạm Thị Anh Nga (1) Phạm Thị Hoài (1) Phan Ngọc (1) phân tích diễn ngôn (1) phê bình văn học (1) phiên âm (17) phim ảnh (8) phong cách văn chương (1) phương ngữ (18) quan chế (1) quan hệ Việt Nga (4) quan hệ Việt Trung (12) Sài Gòn xưa (2) sạn (70) sao phỏng ngữ nghĩa (13) su (1) sử học (4) sưu tầm trên mạng (754) Tây Sơn (1) Tây Úc (2) thành ngữ & tục ngữ (19) thể thao (1) Thích Chân Quang (1) Thiên Lương (3) thống kê cú pháp (1) thuật ngữ báo chí (1) thuật ngữ chính trị (13) thuật ngữ cơ khí (11) thuật ngữ Công giáo (17) thuật ngữ dân tộc học (2) thuật ngữ địa chất (2) thuật ngữ điện ảnh (1) thuật ngữ giao thông vận tải (16) thuật ngữ kinh tế & tài chính & ngân hàng (6) thuật ngữ mỏ (1) thuật ngữ ngôn ngữ học (9) thuật ngữ Phật giáo (5) thuật ngữ quân sự (60) thuật ngữ thể thao (4) thuật ngữ thực vật học (16) thuật ngữ tin học (3) thuật ngữ toán học (1) thuật ngữ triết học (3) thuật ngữ vật lý (1) thuật ngữ xây dựng (12) thuật ngữ y dược (5) tiếng chim hót (4) tiếng lóng (2) tiếng Việt trung đại (3) tiểu thuyết lịch sử (4) tình dục & hôn nhân & gia đình (54) Tố Hữu (1) tòa căng-gu-ru (1) tôn giáo (2) trắc địa (1) Trần Kiều Ngọc (5) Trần Nhật Quang (3) trang phục (21) Trung Cộng (2) Trường Chinh (2) truyền hình (1) truyện Kiều (1) từ điển học (63) từ láy (2) tư liệu (34) từ mượn âm (10) từ ngữ cổ (4) từ ngữ nghề nghiệp (2) từ ngữ tân tạo (1) từ nguyên dân gian (35) từ quốc tế (8) từ trắc học (16) Ukraina (14) văn chương (36) văn dĩ tải đạo (7) văn hóa (12) văn học Pháp (1) văn học Việt Nam (2) văn nghệ (5) (1) vệ sinh (1) vẹt (2) vĩ cuồng (2) Việt Nam Cộng Hòa (8) Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1) Việt Nam Quốc Dân Đảng (1) Võ Nguyên Giáp (2) vòng danh lợi (1) Vương Tấn Việt (1) xưng hô (1)

Số lượt khách

Lưu trữ

  • ▼  2013 (402)
    • ▼  October (43)
      • Hiến binh Pháp ở Đông Dương giai đoạn 1945-1955 đư...
      • Kỵ binh nào đánh nhau với Việt Minh ở Vĩnh Yên?
      • Nổ tung hay nổ văng miểng?
      • Một cách nhìn chủ quan, phiến diện (Phùng Kim Lân ...
      • Lính lê dương nào đội mũ đỏ?
      • Lính cô-lô-nhần là lính gì?
      • Lính lê dương đội mũ gì?
      • Sao có quá đông pháo thủ An-giê-ri ở Điện Biên Phủ...
      • Lệnh chiến đấu đâu?
      • Viên tướng Pháp muốn rắc tàn tro xác mình xuống lò...
      • Ký ức những ngày đi chiến dịch (Phạm Hồng Cư - Quâ...
      • Trung tá Bi-gia và “cuộc rút lui Tú Lệ năm 1952” (...
      • Đại thắng Điện Biên Phủ và Đoàn Cố vấn Trung Quốc ...
      • Lính ta-bo là lính gì?
      • Lính sơn đá là lính gì?
      • Trung đoàn hành quân hay trung đoàn tân lập?
      • Đừng chỉ nhìn Đại tướng chỉ là một vị tướng... (Ng...
      • Ai ngẩng đầu tạ ơn bao giờ?
      • Vợ đi đâu rồi?
      • Cách phát âm các tên riêng tiếng Pháp tận cùng bằn...
      • Xpahi là lính gì?
      • Hiến binh sen đầm là gì?
      • Quân đoàn tác chiến là gì ?
      • Quân cảnh lê dương nào ở Điện Biên Phủ?
      • “Tai bay vạ gió” trong ngoại giao? Những nỗi truân...
      • Sự nỗ lực không biết mệt mỏi vì độc lập
      • Tôi làm văn thư đối ngoại của Hồ Chủ tịch (Lưu Văn...
      • Đợt phong quân hàm đầu tiên của Quân Đội Nhân Dân ...
      • Cấp đại tướng, hàm đại tướng hay chức vụ đại tướng?
      • Tại buổi lễ thụ phong hàm đại tướng đầu tiên của q...
      • Nhớ lễ phong tướng 60 năm trước (Võ Nguyên Giáp - ...
      • Hồ Chủ tịch qua “Nhật ký của một bộ trưởng” (Trí Q...
      • HỎI ĐÁP VỀ HUẤN THỊ “Dignitas Personae: Về một số ...
      • ĐINH BỘ LĨNH – LOẠN SỨ QUÂN TỪ SỬ LIỆU TỚI SỬ THỰC...
      • Tại sao không thể nói cứu hỏa mà phải nói chữa cháy?
      • Người nói ngu dốt hay người xem đài thiếu thận trọng?
      • Đọc sai tiếng Tây hay viết sai tiếng Việt đáng xấu...
      • Ông Dũng phát âm như thế thì đã sao?
      • ĐỊA DANH HOÀNG SA TRONG CHÂU BẢN TRIỀU NGHUYỄN -...
      • PHIÊN ÂM LẠI MẤY CHỮ NÔM TRONG TRUYỆN KIỀU - Nguyễ...
      • Thiết giáp binh Việt Nam Cộng Hòa được tổ chức như...
      • Ta đã tiêu diệt những tiểu đoàn xe tăng, thiết giá...
      • Những tình cảm tri ân (Huy Thắng & Khải Hoàn - Nhâ...

Người đọc thường xuyên

Tác giả

  • Dummy French
  • MPT
  • Secret Garden
  • Từ Nguyên Học
  • Từ Trắc Học

Từ khóa » Nổ Văng Miểng