Nổ Và Bài Thuốc Lợi Tiểu, Lọc Máu, điều Trị Sỏi Bàng Quang Từ Rễ Cây Nổ
Có thể bạn quan tâm
Thời trẻ con có ai mà chẳng ham vui, tò mò, nghịch ngợm: nếu không lấy trái rau bố, trái bằng lăng làm đạn bắn thì cũng lấy đất chọi lên nóc nhà để chọc cho đứa khác chửi chơi. Thế nhưng, cũng có những thú vui khác hiền lành hơn, chẳng hạn như chơi với trái nổ.
Trái nổ giống như trái rau đay, thuôn nhọn hai đầu và khi già có màu đen bóng. Đặc biệt, lúc nó già, nếu bạn hái một nắm ném xuống nước thì một lát sau nó sẽ nổ “lách tách” nghe rất êm tai. Tuổi thơ của tôi chiều nào cũng hái trái nổ chơi, mặt sông trôi đầy xác trái. Mà không chỉ vậy, có lần đi ruộng thấy quá nhiều trái nổ đen bóng mà lại không có nước ở đó, tôi liền nghĩ ra cách để vài trái vào miệng ngậm và lắng tai nghe.
Kết quả sau đó có lẽ ai cũng đoán được rồi! Những kiểu chơi ngu ấy, tôi chẳng bao giờ kể với mẹ. Nhưng thật ra, mẹ tôi cũng chẳng lạ gì trò chơi trái nổ. Tuy nhiên, với bà, cây nổ, trái nổ không phải để vui chơi mà là để làm thuốc. Mỗi khi làm cỏ, bà đều chừa nó lại, đợi khi nào nó già thì nhổ cho người ta.
Nếu hỏi cây nổ có tác dụng gì nổi trội nhất, mẹ tôi sẽ trả lời là giúp lợi tiểu và điều trị tiểu nhắt. Đối với bà, đó là bài thuốc hay nhất mà bà thường sử dụng. Ngay cả tôi, khi chứng kiến bà uống nước sắc từ rễ cây nổ và đi tiểu được rất nhiều (trong ngày hôm đó), bỗng dưng tôi cũng thấy khâm phục cái cây nổ quen thuộc của mình.
Về cây nổ
Cây nổ hay cây trái nổ, cây tanh tách.. có tên khoa học là Ruellia tuberosa, thuộc họ Ô rô: Acanthaceae (1). Cây có nhiều rễ chùm phình to (như củ) với tiết diện tròn. Hoa của cây nổ có tràng dài và có năm cánh màu tím xanh, nhìn rất giống hoa chiều tím, nếu chỉ nhìn hoa thì rất dễ nhầm lẫn.
Lưu ý, cây cơm nguội (Securinega virusa) có quả hình tròn, màu trắng cũng được gọi là cây nổ hay cây bỏng nổ. Ngoài ra, ở miền Nam, cây nổ còn được gọi là cây sâm đất. Tuy nhiên, có một loài khác cũng được gọi là cây sâm đất, đó là cây sâm nam (tức cây sâm rừng, sâm quy bầu: Boerhavia diffusa) (2). Vì vậy, cần chú ý nhận dạng để tránh nhầm lẫn khi thu hái.
Tác dụng của rễ cây nổ nhìn từ y học cổ truyền
Rễ nổ: Vì rễ cây nổ có vị ngọt nhẹ và giúp bổ mát nên nó được xem như một loại sâm (vì vậy mà cây nổ có các tên gọi như sâm đất, sâm tanh tách, hải huy sâm…). Theo y học cổ truyền, rễ cây nổ có các tác dụng:
- Bổ mát, lợi tiểu, tăng cường sinh lý (2) (10).
- Điều trị sỏi bàng quang và bệnh thận (rễ hoặc toàn cây) (2).
- Điều trị cảm lạnh và viêm màng bụng khi sinh (2).
- Điều trị tiểu đường, hạ sốt, giảm đau (2) (3).
- Bảo vệ dạ dày (9).
- Thanh lọc máu (dùng trong công thức điều chế trà) (10).
Các dùng rễ cây nổ làm thuốc
Liều lượng: mỗi ngày dùng 10 – 20 g rễ nổ dưới dạng thuốc sắc (2).
Lá và hạt nổ: Nước sắc từ lá cây nổ có tác dụng làm ra mồ hôi, điều trị sốt và viêm phế quản mạn tính. Đối với hạt nổ, người ta thường ngâm nước cho hạt nở ra, có chất keo nhầy rồi dùng nó đắp lên các vết thương và mụn nhọt (2) (10).
- Tham khảo: Cây nổ (sâm tanh tách) điều trị bệnh thận hư, suy thận cực hay
Cây nổ ở bài viết này là một thành phần trong “Bài thuốc nam điều trị bệnh thận hư, suy thận” nổi tiếng ở Bình Định, mà người tìm ra bài thuốc này chính là Chị Tư; một người dân thường. Bài thuốc đã giúp cho nhiều bệnh nhân thận hư, suy thận thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo.
- Tham khảo: 4 cây thuốc nam điều trị bệnh suy thận, thận hư diệu kỳ ở Bình Định
Những hoạt tính đáng chú ý của cây nổ
- Hoạt tính chống oxy hóa: Theo tạp chí Free Radicals and Antioxidants, nhiều chiết xuất khác nhau của rễ cây nổ đã được nghiên cứu và cho thấy tác dụng chống oxy hóa (4).
- Hoạt tính kháng khuẩn: Theo tạp chí Pharmacognosy Journal, nhiều chiết xuất khác nhau từ tất cả các bộ phận của cây nổ đều cho thấy tác dụng kháng khuẩn đáng kể. Vì vậy, cây nổ được xem là có tiềm năng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường miệng (5).
- Tác dụng chống ung thư: Kết quả chiết xuất từ thân và lá cây nổ cho thấy tác dụng chống lại ung thư gan HepG2 (6). Bên cạnh đó, theo tạp chí Journal of Applied Pharmaceutical Science, chiết xuất methanol từ thân cây nổ còn có tác dụng chống ung thư vú dòng MCF-7 (7).
- Tác dụng hạ đường huyết: Theo tạp chí Pharmaceutical Research, chiết xuất methnolic từ toàn cây nổ có tác dụng làm giảm lượng đường huyết trên thỏ. Điều này đã giải thích cho việc dân gian dùng nước sắc cây nổ để điều trị tiểu đường (8).
- Tác dụng bảo vệ dạ dày: Kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất nước từ rễ cây nổ có tác dụng bảo vệ dạ dày khá mạnh và phụ thuộc vào liều lượng sử dụng (9).
Lưu ý
- Nước sắc từ rễ cây nổ còn được dùng làm thuốc phá thai, vì vậy, phụ nữ mang thai không nên dùng thuốc này (10).
- Khi dùng nước sắc từ rễ cây nổ cần chú ý về liều lượng và thời gian để tránh việc đi tiểu nhiều lần (do lợi tiểu) làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc.
▼ Nguồn tham khảo
- Ruellia tuberosa, https://vi.wikipedia.org/wiki/Ruellia_tuberosa, ngày truy cập: 16/ 10/ 2019.
- Võ Văn Chi, Cây thuốc An Giang, Ủy ban Khoa học và kỹ thuật An Giang, 1991, trang 495.
- Pharmacognostic and Preliminary Phytochemical Studies on Ruellia tuberosa L. (Whole plant), https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0975357511800362, ngày truy cập: 16/ 10/ 2019.
- In vitro anti-oxidant activity of Ruellia tuberosa root extracts, https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S223125361224007X, ngày truy cập: 16/ 10/ 2019.
- Antimicrobial Activity of Ruellia tuberosa L. (Whole Plant), https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0975357511800891, ngày truy cập: 16/ 10/ 2019.
- Bioactive flavonoids from, https://www.nricm.edu.tw/jcm/17-3/d103.pdf, ngày truy cập: 16/ 10/ 2019.
- Antioxidant and anti-proliferative activities of Sabah Ruellia tuberosa, https://www.japsonline.com/admin/php/uploads/1128_pdf.pdf, ngày truy cập: 16/ 10/ 2019.
- Hypoglycemic Activity of Ruellia tuberosa Linn (Acanthaceae) in Normal and Alloxan-Induced Diabetic Rabbits, http://www.ijps.ir/article_2282_455.html, ngày truy cập: 16/ 10/ 2019.
- Gastroprotective activity of Ruellia tuberosa root extract in rat, http://192.248.16.117:8080/research/bitstream/70130/2083/1/profR026.pdf, ngày truy cập: 16/ 10/ 2019.
- Review on Ruellia tuberosa (Cracker plant), http://www.phcogfirst.com/sites/default/files/Review%20on%20Ruellia%20tuberosa.pdf, ngày truy cập: 16/ 10/ 2019.
Từ khóa » Cây Trái Nổ Trị Bệnh Gì
-
Cây Nổ (quả Nổ) Dược Liệu Quý Hiếm Với Cái Tên Dộc đáo
-
Cây Quả Nổ | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
CÂY NỔ THUỐC QUÝ CHỮA BỆNH SUY THẬN,THẬN HƯ
-
Cây Nổ ( Cây Trái, Quả Nổ ) điều Trị Bệnh Thận Hư, Suy Thận Cực Hay.
-
Cây Nổ Vị Thuốc Quý Công Dụng Chữa Trị Bệnh Suy Thận, Thận Hư
-
Cây Nổ Thuốc Quý Trị Bệnh Thận Hư, Suy Thận Hiệu Quả
-
Cây Quả Nổ Dược Liệu Quý Từ 6 Bài Thuốc Trị Bệnh Từ Dân Gian | Blog
-
Quả Nổ, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Quả Nổ
-
Nổ Gai: Vị Thuốc Dân Gian Giúp Thanh Nhiệt, Giải độc
-
Cây Nổ Với Tác Dụng Của Cây Nổ Và Cách Dùng Cây Nổ Chữa Bệnh Tốt ...
-
Cây Nổ Và TOP Các Bài Thuốc Chữa Tiểu Đường, Cao Huyết Áp Hiệu ...
-
Cây Nổ - Thảo Dược Gia Phát
-
Cây Nổ Chữa Bệnh Tiểu đường
-
Cây Nổ: Nguồn Gốc, Đặc Điểm, Tác Dụng, Cách Sử Dụng, Giá Bán ...