Nợ Xấu Ngân Hàng (Non Performing Loan, NPL) | VietstockPedia

Tìm kiếm thuật ngữ

Tra cứu thông tin - Từ - Tài liệu kinh tế về lĩnh vực tài chính & chứng khoán

tìm kiếm theo A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z VN-Index HNX-Index VS 100 VN30F1M Spot Gold Dầu Tin mới nhất Tin mới nhất
VIETSTOCKPEDIA
Danh mục tra cứu
Kinh tế vĩ mô Kinh tế vi mô Kinh tế lượng và thống kê Tiền tệ Ngân hàng Thị trường chứng khoán Tài chính doanh nghiệp Phân tích cơ bản Phân tích kỹ thuật Bảo hiểm Kế toán Kiểm toán
Top thuật ngữ
Mới nhất Thông dụng Mở rộng
Thông tin chung
Giới thiệu Kinh tế vĩ mô Kinh tế vi mô Kinh tế lượng và thống kê Tiền tệ Ngân hàng Thị trường chứng khoán Tài chính doanh nghiệp Phân tích cơ bản Phân tích kỹ thuật Bảo hiểm Kế toán Kiểm toán Ngân hàng Nợ xấu ngân hàng

Nợ xấu ngân hàng/Non performing loan, NPL

.

Thông tin chung

THUỘC NHÓMNgân hàng

SỐ LƯỢT XEM34309

NGÀY CẬP NHẬT06/05/2014

Nợ xấu ngân hàng / Non performing loan, NPL

Để đánh giá đúng chất lượng của các tài sản Có của tổ chức tín dụng (ngân hàng, công ty tài chính…), các khoản cho vay/cấp tín dụng (thường được gọi với tên thông dụng là các khoản nợ) và cam kết ngoại bảng (bảo lãnh, chấp nhận thanh toán, cam kết cho vay không hủy ngang…) được phân loại từ Nhóm 1 - 5 và được trích lập dự phòng rủi ro tương ứng.

Nợ xấu dùng để chỉ các khoản nợ phân loại vào các nhóm 3, 4 và 5.

Nợ xấu về bản chất là khái niệm dùng để chỉ các khoản nợ cho vay khách hàng đang đối diện với rủi ro cao trong việc thu hồi nợ gốc và lãi vay do khách hàng gặp khó khăn.

Hệ thống quy định của Việt Nam hiện tại đánh giá rủi ro này chủ yếu dựa trên số ngày quá hạn trong việc trả nợ vay.

Tuy nhiên, giới chuyên môn cũng ghi nhận nhiều trường hợp các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ (giãn nợ) hay ký hợp đồng vay mới (đảo nợ) để không phải ghi nhận vào nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5. Trong khi đó, khái niệm Tỷ lệ cấp tín dụng xấu được mở rộng hơn, là tỷ lệ giữa tổng nợ và cam kết ngoại bảng từ nhóm 3 đến nhóm 5 so với tổng nợ và các cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 5.

Dưới đây là phương pháp phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước thay thế cho Quyết định 493 ban hành năm 2005. Cách phân loại các khoản mục cam kết ngoại bảng cũng được thực hiện với nguyên tắc tương tự.

Cách phân loại này khác biệt với các hướng dẫn của IFRS và thường được cho là không thể hiện đầy đủ rủi ro nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam.

Các khoản nợ xấu phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (cụ thể) cao hơn rất nhiều so với các nhóm nợ 1 và 2.

Các nhóm nợ

1 – Nợ đủ tiêu chuẩn (Current)

Nợ trong hạn, hoặc quá hạn dưới 10 ngày. Có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn

2 – Nợ cần chú ý (Special mentioned)

Quá hạn từ 10 - 90 ngày; Nợ điều chỉnh hạn trả nợ lần đầu.Có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi, nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ.

3 – Nợ dưới tiêu chuẩn ( Sub-standard)

Quá hạn từ 91 - 180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu; Miễn hoặc giảm lãi.Không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Có khả năng tổn thất.

4 – Nợ nghi ngờ ( Doubtful)

Quá hạn từ 181 - 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, nhưng lại tiếp tục quá hạn dưới 90 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai… Có khả năng tổn thất cao.

5 – Nợ có khả năng mất vốn (Bad)

Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, nhưng lại tiếp tục quá hạn từ 90 ngày trở lên; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai nhưng lại quá hạn; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên… Không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Nguồn: ST

Thuật ngữ cùng chủ đề Tất cả

Thuật ngữ mới nhấtTất cả

Liên kết trực tuyến

Đấu trường chứng khoán Truyền thông tài chính Đào tạo chứng khoán Sách tài chính IR Awards eDocuments Báo Fili Hiệp hội Vafe Đấu trườngchứng khoán Truyền thôngtài chính Đào tạochứng khoán Sáchtài chính IR Awards eDocuments Báo Fili Hiệp hộiCafe Hotline: 0908 16 98 98 Vietstock Mới nhất Thông dụng Kinh tế vĩ mô Kinh tế vi mô Kinh tế lượng và thống kê Tiền tệ Ngân hàng Thị trường chứng khoán Tài chính doanh nghiệp Phân tích cơ bản Phân tích kỹ thuật Bảo hiểm Kế toán Kiểm toán

Tìm kiếm thuật ngữ

Tìm kiếm thuật ngữ

STT TÊN TIẾNG VIỆT TÊN TIẾNG ANH LƯỢT XEM THUỘC NHÓM NGÀY CẬP NHẬT
Trang trước Trang tiếp

Trang

Trang

Từ khóa » Nợ Npl