Nợ Xấu Thanh Toán Thẻ Tín Dụng Chậm - Phải Làm Sao đây

Thanh toán thẻ tín dụng chậm có bị nợ xấu không? Đây chính là câu hỏi được rất nhiều khách hàng lần đầu sử dụng băn khoăn. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu ngay nhé!

Nợ xấu thanh toán thẻ tín dụng chậm

Ngày nay, thẻ tín dụng đã không còn quá xa lạ đối với mọi người, nhưng việc tìm hiểu thông tin chưa đủ hoặc thiếu có thể để lại những hậu quả ảnh hưởng gián tiếp đến những khoản vay tiếp theo. Một trong những nguyên nhân phổ biến là việc thanh toán thẻ tín dụng chậm.Từ đó dẫn đến câu hỏi là “Liệu trả chậm thẻ tín dụng có bị nợ xấu hay không?” và câu trả lời là có. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến việc chúng ta rơi vào nợ xấu và cách phòng tránh hiệu quả. Hãy cùng theo dõi bài viết này để có được những thông tin một cách chi tiết và chính xác nhất và cũng là câu trả lời hoàn chỉnh cho câu “Nợ xấu thanh toán chậm” có phải là dấu chấm hết đối với khách hàng.

Thẻ tín dụng là gì? Hướng dẫn làm thẻ tín dụng mới nhất

Nợ xấu thanh toán thẻ tín dụng là gì?

Nợ xấu thẻ tín dụng là trường hợp khách hàng dùng thẻ tín dụng hoặc số tiền trong thẻ tín dụng để chi tiêu sử dụng theo nhu cầu của bản thân nhưng đến hạn thanh toán thì mất khả năng thanh toán hoặc phát sinh các tình huống bất ngờ dẫn đến không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng hạn theo quy định ký kết trên hợp đồng.

Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc không thể thanh toán đúng hạn,dưới đây là một số nguyên nhân khách hàng có thể gặp phải nếu đang sử dụng thẻ tín dụng:

Yếu tố chủ quan:

  • Không có một kế hoạch trả nợ phù hợp, sử dụng tiền vay một cách “vô tội vạ” dẫn đến việc khách hàng mất hoàn toàn khả năng thanh toán khi đến kỳ hạn thanh toán với Ngân hàng.
  • Không chú ý, theo dõi thời gian thanh toán khoản vay, dẫn đến tình trạng không chuẩn bị tiền kịp thời, quên mất thời gian phải trả, kéo dài và kết quả là rơi vào nợ xấu
  • Bạn bè, người thân sử dụng danh nghĩa của bạn để vay tiền tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng nhưng lại không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản vay khi đến hạn dẫn đến nợ xấu. Trong tình huống này đương nhiên người chịu trách nhiệm về khoản vay là bạn

Yếu tố khách quan:

  • Gặp phải các rủi ro khi đến kỳ hạn thanh toán như tai nạn, bệnh tật,…
  • Đi công tác xa hoặc có một số công việc đột xuất, tại thời điểm đó và không có bất kì phương thức thanh toán khả dụng nào
  • Đầu tư tiền vào các dự án kinh doanh, tuy nhiên khi đến kỳ hạn thanh toán không thể rút tiền ra để trả nợ theo dự kiến ban đầu, khoản nợ kéo dài và dẫn đến nợ xấu
  • Lỗi kỹ thuật của hệ thống trong lúc thanh toán khoản nợ, khách hàng mặc định đã hoàn tất thanh toán, nhưng trên thực tế khoản nợ vẫn chưa được thanh toán do phát sinh lỗi trong quá trình giao dịch. Sau vài ngày đơn vị cho vay thông báo khách hàng đã thanh toán trễ hạn và rơi vào nợ xấu

Khách hàng sẽ bị ảnh hưởng gì khi vướng phải nợ xấu ?

Phí phạt quá hạn/Phí trả chậm

Nếu bạn không thanh toán đầy đủ và đúng hạn số tiền tối thiểu phải trả cho ngân hàng thì bạn sẽ bị tính phí phạt quá hạn hay còn được gọi là phí trả chậm. Phí này được các ngân hàng áp dụng tối thiểu là 5%/lần trên tổng số tiền bạn đã sử dụng từ thẻ tín dụng của mình.

Hiện nay, các ngân hàng sẽ để thời gian miễn lãi suất sẽ kéo dài khoảng 45 ngày (tùy chính sách từng ngân hàng), bao gồm thời gian miễn lãi giữa hai chu kỳ thanh toán và thời gian được ân hạn (là khoảng thời gian ngân hàng gia hạn thêm nhằm tạo điều kiện cho khách hàng thanh toán hết số tiền đã ứng của ngân hàng để chi tiêu.

Xem thêm: Các chi phí khi sử dụng thẻ tín dụng

Ảnh hưởng đến các khoản vay trong tương lai

Ngoài việc phải thanh toán các khoản nợ cũng như phí cho ngân hàng thì đồng thời nếu bạn vẫn để tiếp tục xảy ra tình trạng như vậy thì ngân hàng sẽ ghi nhớ tài khoản của bạn. Các khoản nợ này đều sẽ được lưu trữ thông tin tại Trung tâm tín dụng CIC. Vì thế, khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng, vay tiêu dùng, vay tín dụng… ngân hàng sẽ căn cứ vào thông tin tín dụng của khách hàng trên hệ thống CIC để xác định độ tín nhiệm của khách hàng rồi mới cho vay.

Làm thế nào để tránh nợ xấu?

  • Cần phải kiểm soát được tài chính của bản thân trước khi vay: Suy xét khả năng trả nợ của mình ở mức độ nào để có kế hoạch vay, trả phù hợp.
  • Nhận thức về thời gian thanh toán: Thời gian thanh toán khoản nợ là thời gian mà ngân hàng nhận được tiền, không phải ngày bạn mang tiền đến để nộp. Theo quy định mới nhất của các ngân hàng hiện nay, chỉ cần bạn thanh toán quá hạn 1 ngày cũng sẽ bị liệt vào nhóm nợ xấu. Không những bị liệt vào danh sách nợ xấu mà điểm uy tín chắc chắn sẽ bị hạ thấp và rất khó để vay trong lần tiếp theo.
  • Trường hợp bạn không may mất khả năng chi trả theo đúng hạn vì nhiều lý khác nhau, bạn hãy liên hệ với nhân viên ngân hàng để bàn ra phương án trả nợ tối ưu nhất. Tránh các hình thức trốn nợ cực đoan như không nghe điện thoại từ ngân hàng, chuyển chỗ ở, đe dọa nhân viên ngân hàng,… Điều đó sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bạn sau này.

Để xoá nợ xấu chúng ta cần làm gì ?

  • Thanh toán các khoản vay dưới 10 triệu đồng: Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán sẽ không xuất hiện trong lịch sử tín dụng. Vì thế, thanh toán những khoản nợ nhỏ sẽ giúp lịch sử tín dụng của bạn “trong sạch” hơn. Khách hàng có thể thanh toán khoản vay dễ dàng và nhanh chóng với Viettel Money.

Thanh toán nợ thẻ tín dụng với Viettel Money – Tạm biệt nợ xấu

  • Đăng ký nhận báo cáo tín dụng: Việc này giúp khách hàng nhận thông báo kịp thời, tránh nợ xấu vì điều này sẽ mất đến 5 năm mới có thể xóa được.

Thông qua bài viết này chúng ta cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi trả chậm có bị nợ xấu không? Hiểu được những khó khăn của khách hàng, ứng dụng Viettel Money đã cho ra mắt tính trả nợ thẻ tín dụng dành cho khách hàng đang gặp vấn đề về việc thanh toán thẻ tín dụng chậm. Chỉ cần vài bước đơn giản chúng ta có thể thanh toán một khoản nợ khổng lồ ở bất kì đâu.

Viettel Money – Khoản nợ bay đi

Từ khóa » Thanh Toán Nợ Xấu Home Credit