Nợ Xấu Và Những Con Số “đẹp”
Có thể bạn quan tâm
- Giảm lãi suất với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3
- Chính thức phê duyệt tăng vốn điều lệ của NCB lên gần 11.800 tỷ đồng
- VietinBank chào bán 4.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng
- Eximbank: Động lực bền vững nâng bước SMEs tại HOZO 2024
- Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh
- TP.HCM vận hành tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí
- Đồng ý kéo dài thời gian thí điểm xử lý nợ xấu đến hết năm 2023
- Trái phiếu doanh nghiệp, nợ xấu bất động sản và mối quan tâm của Quốc hội
- Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nói gì về nợ xấu trái phiếu?
Chắc hẳn, nhận xét trên không chỉ là cảm tính, khi cả chuyên gia ngân hàng và đại biểu Quốc hội cùng chia sẻ vào thời điểm Quốc hội đặt lên bàn nghị sự việc có nên kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42) hay không.
Trước khi được thảo luận tại tổ vào sáng 25/5, nội dung này đã được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, yêu cầu làm rõ nhiều nội dung và bổ sung nhiều số liệu để “bức tranh” nợ xấu không lờ nhờ, tối - sáng đều sắc nét hơn.
Bởi nếu không thế, trong hàng ngàn trang tài liệu của kỳ họp (bao gồm công tác lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước), chẳng dễ gì, các vị đại biểu Quốc hội có đủ thời gian mà “soi” thật kỹ lĩnh vực khá chuyên sâu (nợ xấu) này.
Không dày dặn như một dự án luật trình lần đầu, nhưng hồ sơ Dự thảo Nghị quyết có đến hàng ngàn số liệu, cả số liệu ban đầu và số liệu cập nhật lại.
Nhìn chung, các số liệu từ báo cáo của Ngân hàng Nhà nước đến 31/12/2021 về quy mô dư nợ tín dụng cho 1 số lĩnh vực rủi ro cao (bất động sản, chứng khoán, BT và BOT giao thông, tín dụng tiêu dùng…), cũng như tỷ trọng của chúng so với tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế là khá “đẹp”.
Tương tự, quy mô nợ xấu cho các lĩnh vực rủi ro cao đã được nhận diện và tỷ trọng của chúng so với tổng nợ xấu ngân hàng cũng rất “khiêm tốn”. Những con số đó đem lại cảm giác không đáng phải quá quan ngại về chất lượng tín dụng ngân hàng hiện nay.
Riêng với nợ xấu theo Nghị quyết 42, con số được báo cáo với Quốc hội là lũy kế từ ngày 15/8/2017 đến 31/12/2021, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 380.200 tỷ đồng, đạt hơn 70% tổng số nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42 tại thời điểm 15/8/2017.
Với kết quả này, có thực sự hợp lý khi phải kéo dài một nghị quyết thí điểm tới 7 năm?
Câu hỏi có nên kéo dài hay không, theo phân tích của đại biểu Quốc hội, còn ở chỗ, những vướng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42 phần lớn do vướng ở các quy định pháp luật. Vì thế, nên đặt vấn đề sửa luật để khơi thông xử lý nợ xấu hơn là kéo dài thời hạn xử lý nợ theo Nghị quyết 42.
Lý do là, với khả năng nợ xấu vẫn tăng, thì liệu các công cụ trong Nghị quyết 42 có còn khả năng xử lý nợ xấu như mong muốn hay không, khi chỉ cho phép kéo dài thời hạn xử lý nợ theo nghị quyết này đến hết năm 2023?
Rộng hơn, đặt Nghị quyết 42 trong sự thống nhất của hệ thống pháp luật sẽ thấy rõ hơn độ “gợn”. Ngay sau khi đề xuất kéo dài Nghị quyết 42 được trình Quốc hội, qua thảo luận về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đại biểu Quốc hội đã phải lên tiếng đề nghị hạn chế việc xây dựng chính sách, cơ chế quy định bằng các nghị quyết thí điểm.
Các nhà lập pháp cho rằng, thời gian thí điểm 5 năm cũng đủ để đánh giá, xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật ở lĩnh vực đó. Nhưng xin gia hạn thêm 2 năm thì cũng gần như bằng tuổi thọ trung bình của một đạo luật, nhất là việc thí điểm này có thể tạo ra sự không hài hòa, bình đẳng giữa các ngành, lĩnh vực.
Cụ thể, với chính sách thí điểm nợ xấu, việc cơ quan trình không đề xuất nâng cấp hành lang pháp lý sau 5 năm thí điểm, mà chỉ xin kéo dài thí điểm đã khiến chính các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng phải ngạc nhiên, vì khi sơ kết 3 năm, việc nâng cấp đó cũng đã được tính đến.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, người am hiểu rất sâu thị trường tiền tệ, tài chính từng hơn một lần nhấn mạnh, tình huống đặc biệt mới có Nghị quyết 42 và chính sách thí điểm cũng chỉ nên kéo dài 5 năm là cùng.
Mấy năm nay, nền kinh tế chưa hết khó khăn này đã lại sang khó khăn khác, Quốc hội có thể dành “ngoại lệ” cho chính sách xử lý nợ xấu. Song, có lẽ, cơ quan trình nên thuyết phục Quốc hội bằng những đánh giá thực chất hơn, thay vì những con số “đẹp” như vừa gửi Quốc hội.
Trình Quốc hội kéo dài thí điểm xử lý nợ xấu, cập nhật lại số liệu Chính phủ trình Quốc hội kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ... #nợ xấu # nợ xấu ngân hàng # Nghị quyết 42 # dư nợ tín dụng Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư- Giảm lãi suất với khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội bị ảnh hưởng của bão số 3
- Chính thức phê duyệt tăng vốn điều lệ của NCB lên gần 11.800 tỷ đồng
- VietinBank chào bán 4.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng
- Eximbank: Động lực bền vững nâng bước SMEs tại HOZO 2024
- Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh
- TP.HCM vận hành tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí
- Vàng có thể "ngủ đông"; ngân hàng lo thiệt hại nặng vì rủi ro công nghệ
- Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- Vàng đối diện áp lực từ USD mạnh, giữ mốc 2.600 USD/ounce nhờ PCE hạ nhiệt
- Lợi nhuận quý IV2024 của Sacombank tăng 68%
- Agribank tham gia hai dự án lớn về tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu
- 1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/12
- 2 Ngân hàng Nhà nước bán khoảng 2 tỷ USD can thiệp tỷ giá trước áp lực đồng USD mạnh
- 3 Tạo cơ chế khác biệt để kích hoạt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận
- 4 Nhà đầu tư ngoại gia nhập cuộc đua làm đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài
- 5 Mặt bằng lãi suất duy trì mức thấp trong năm 2025?
- Sao Vàng đất Việt 2024
- M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
- 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
- Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
- Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán
Từ khóa » Thuyết Trình Về Vấn đề Nợ Xấu
-
Bài Thuyết Trình đề Tài: Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thực Trạng Và Giải Pháp
-
Thuyết Trình Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam - Tài Liệu
-
Thuyết Trình: Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
-
Thuyết Trình: Quản Lý Nợ Xấu Tại Việt Nam
-
Bài Thuyết Trình đề Tài: Nợ Xấu Của Ngân Hàng - Thực Trạng Và Giải ...
-
Thuyết Trình Về Vấn đề Nợ Xấu- Phí Thị Quỳnh Mai - YouTube
-
Thuyết Trình: Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
-
[PDF] Giải Quyết Nợ Xấu – Vấn ðề Mấu Chốt Trong Tái Cơ Cấu Hệ Thống Ngân ...
-
[PDF] Các Nhân Tố Tác động đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt ...
-
[PDF] Các Nhân Tố ảnh Hưởng đến Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại Việt
-
[PDF] QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ ...
-
Quản Lý Nhà Nước Về Nợ Xấu - Kinh Nghiệm Thế Giới Và Bài Học Cho ...
-
Bàn Về Xử Lý Nợ Xấu (số 23)
-
[PDF] Nợ Xấu Và Vấn đề Rủi Ro đạo đức Trong Hệ Thống Ngân