Nỗi ám ảnh Của Các Bạn Nam Khi Bị Vỡ Giọng Và Cách Luyện Giọng

Nỗi ám ảnh của các bạn nam khi bị vỡ giọng và cách luyện giọng (1) 26/07/2024 Hồng Ngọc Theo dõi chúng tôi trên Google News logo png

Đang sở hữu một giọng hát hay triệu người mê, nhưng nỗi khổ đến tuổi dậy thì đã làm chất giọng bạn thay đổi. Những chàng trai mà giọng vẫn “the thé” giống con gái, trong Y khoa gọi là rối loạn giọng nói hay cách gọi khác là “Vỡ Giọng. Bài Viết này sẽ giúp các bạn nam luyện giọng sau khi bị vỡ giọng.

Nội dung bài viết
  • 1. Vỡ giọng là gì?
  • 2. Phương pháp củng cố và cách luyện thanh cho nam sau khi bị vỡ giọng
  • 3. Cách đề phòng cho những bạn chưa bị vỡ giọng

1. Vỡ giọng là gì?

Vỡ giọng là sự thay đổi giọng nói khi một bé trai chuyển từ giọng nói âm sắc cao, thanh của trẻ em sang giọng nói trầm của giọng người lớn. Lúc này, từ một nam nhi dậy thì, trẻ chuẩn bị trở thành một người đàn ông thực thụ. Ở nam giới giai đoạn dậy thì, dây thanh quản dài thêm 10mm và dày hẳn lên, còn ở các em gái thì chỉ dài thêm 4mm. Do đó, giọng nói của các bạn trai trầm hẳn xuống.

Hiện tượng vỡ giọng là điều các bạn trai không thể kiểm soát được và cũng không có khả năng tự điều chỉnh nó. Vì thế, tốt nhất hãy học cách “chung sống” và chấp nhận những thay đổi đang đến. Thường thì giọng nói của nam giới sẽ “ổn định” vào khoảng 20 tuổi trở lên.

Đã không ít người phải từ bỏ đam mê ca hát vì sự thay đổi quá nhiều về chất giọng trong quá trình trưởng thành. Được kể đến một số bạn ca sĩ như Gia kiêm, Hồ văn Cường, Hoàng Anh tóc xù,... Để có thể giữ được niềm đam mê ca hát đó hãy cùng Thu Âm Việt bước đến phần 2, tham khảo cách luyện thanh cho nam sau khi bị vỡ giọng.

“Vỡ giọng" khiến nhiều bạn nam phải từ bỏ niềm đam mê ca hát

“Vỡ giọng" khiến nhiều bạn nam phải từ bỏ niềm đam mê ca hát

2. Phương pháp củng cố và cách luyện thanh cho nam sau khi bị vỡ giọng

Bạn cần có sự tập luyện cho giọng của bạn mỗi ngày để hình thành thói quen, kiểm soát được giọng hát của bạn. Hãy:

    • Giữ vững tâm lý: Ban đầu bạn sẽ cảm thấy sợ hãi vì chất giọng của mình không còn được như trước. Và đã dẫn tới việc từ bỏ niềm đam mê của bạn. Nhưng đừng có suy nghĩ như vậy nhé, với thời gian suy nghĩ như vậy, hãy giúp bạn thân thoải mái hơn để bắt đầu vào việc tu bổ lại giọng hát của bạn sau khi bị vỡ giọng.
  • Hãy làm ấm thanh quản trước khi nói: Bất cứ lúc nào khi bạn chuẩn bị nói, đặc biệt là nói/hát trong một khoảng thời gian. hãy nhớ luôn làm ấm thanh quản của bạn. Có nhiều phương pháp để làm ấm như các bài tập thở, các kỹ thuật giải phóng sức ép của cơ hàm, môi, lưỡi,...
  • Giữ độ ẩm cho thanh quản: luôn luôn mang bên mình một chai nước, hãy luôn giữ cho cổ họng bạn không bị khô rát để không bị ảnh hưởng đến quá trình luyện thanh.
  • Cần điều trị bằng những phương pháp kỹ thuật: Để có thể luyện giọng tốt nhất, bạn nên sử dụng liệu pháp tại nhà và kết hợp các phương pháp khoa học khác. Hãy tìm cho mình một nơi luyện thanh uy tín, họ sẽ giúp bạn cải thiện được giọng hát của bạn hiệu quả hơn. Với cách luyện giọng có những bước cơ bản như sau: Thư giãn - Tập thở bụng - Tằng hắng, phát âm - Tập thở và phát âm - Tập đọc: nhỏ lớn, thấp cao, kể chuyện - Tập động tác môi miệng - Tập phong cách - Tập hát và phát âm theo tiếng đàn.

>> Tham khảo dịch vụ thu âm và luyện thanh dành cho bạn

Luyện tập hàng ngày giúp bạn cải thiện giọng hát sau khi bị vỡ giọng

Tỷ lệ thành công cao, cũng không tốn kém gì nhiều về tiền bạc, có thời gian để luyện giọng. Lứa tuổi tốt nhất để luyện giọng là nên trước 20 tuổi. Càng lớn, giọng nói đã ổn định và thành thói quen, việc điều chỉnh sẽ khó khăn. Bệnh nhân cũng nên phối hợp nam khoa để khám và điều trị thêm.

3. Cách đề phòng cho những bạn chưa bị vỡ giọng

Nếu bạn chưa rơi vào tình trạng bị vỡ giọng. Bạn có thể tránh lâm vào tình huống bất tiện này nếu biết cách làm dịu giọng bằng các liệu pháp tại nhà và học các kỹ thuật đúng khi nói và hát. Hãy :

  • Uống nhiều nước
  • Uống các loại nước ấm có tính làm dịu
  • Tránh các thức ăn đồ uống dính
  • Thử dùng viên ngậm làm dịu họng
  • Nói và hát bằng giọng bình thường của bạn
  • Nói chậm và điềm tĩnh
  • Luôn luôn giữ cho mình tư thế thả lỏng
  • Luyện giọng trước khi nói và hát.
Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho các bạn nam và các bạn đọc đang quan tâm đến vấn đề này. Chúc các bạn có giọng hát hay và hãy luôn phấn đấu để đạt đến đam mê nhé!

Dịch vụ tham khảo:

>> Dịch vụ phòng thu âm chuyên nghiệp

>> Dịch vụ quay MV ca nhạc chuyên nghiệp

>> Dịch vụ quay MV sân khấu chuyên nghiệp

Bài viết tham khảo:

>> Hướng dẫn Cách Lấy Hơi Cho Người Mới Tập Hát

>> Hướng dẫn cách rung giọng khi hát

>> Hướng dẫn cách hát giọng gió chuyên nghiệp nhất

  • Chia sẻ bài viết này

Từ khóa » Cách Bể Giọng Sớm