Nỗi ám ảnh Mang Tên 'hoa Hướng Dương' Của Danh Họa Vincent Van ...

Vào cuối năm 1887, một nghệ sĩ đang gặp khó khăn tên Vincent van Gogh đã treo hàng chục bức tranh trên tường của nhà hàng Grand Bouillon-Restaurant du Chalet ở Paris. Phía trên bao chiếc bàn dài nơi người Paris có thu nhập thấp đi ăn với thực đơn kham khổ là các tác phẩm của Van Gogh, cũng như Henri de Toulouse-Lautrec, Emile Bernard và các nghệ sĩ tiên phong khác.

Paul Gauguin – Vincent van Gogh Painting Sunflowers, 1888Bảo tàng Van Gogh

Việc treo tranh diễn ra ngắn ngủi và không nhận được mấy phản hồi. Theo Bernard, Van Gogh đã cãi nhau với chủ nhà hàng và cuối cùng đã chất các bức tranh lên một chiếc xe đẩy và bỏ đi. Dù vậy, ‘cuộc triển lãm’ này ít ra đã thu hút một vị họa sĩ.

Khi Paul Gauguin đến để xem tác phẩm, mắt ông bị cuốn hút vào một vài tranh sơn dầu mang tính nghiên cứu của Van Gogh; đặc biệt là hình ảnh cận cảnh của những bông hoa hướng dương; bề mặt các hạt giống rộng và mượt như nhung, bao quanh là các cánh hoa héo tàn như ngọn lửa vẫn đang nhảy múa. Ông muốn sở hữu hai trong số các bức tranh và Van Gogh đã trao đổi chúng cho một tác phẩm duy nhất của người đồng môn theo chủ nghĩa Tượng Trưng ấy.

Vincent van Gogh – Four sunflowers gone to seed,tháng 8 – tháng 10/ 1887Bảo tàng Kröller-Müller

Nienke Bakker, người phụ trách một triển lãm mới dành riêng cho những bông hướng dương nổi tiếng của vị họa sĩ tại Bảo tàng Van Gogh (Hà Lan), tin rằng sự quan tâm của Gauguin đến chủ đề mà người nghệ sĩ trẻ dấn thân vào càng củng cố sự tập trung của Van Gogh cho loài hoa này. Ông có thể đã sản xuất tổng cộng 11 tranh về bông hoa hướng dương, một số trong các tranh dự tính để gây ấn tượng với Gauguin và tô điểm cho phòng ngủ của ông trong Ngôi Nhà vàng ở Arles, nơi các nghệ sĩ đã dành hai tháng bên nhau vào mùa thu năm 1888. (Sự thật là về sau, Gauguin đã yêu cầu có một trong những tác phẩm từ Nhà Vàng: chậu hoa hướng dương rực rỡ nở bung ra từ một chiếc bình vàng, sống động và rạng rỡ dưới bàn tay tài hoa của Van Gogh).

Vincent van Gogh, Allotment with Sunflower, 1887. Thuộc sở hữu của bảo tàng Van Gogh
Vincent van Gogh, – The Yellow House (The Street), 1888. Bảo tàng Van Gogh
Vincent van Gogh, – Sunflowers, 1889. Bảo tàng nghệ thuật Philadelphia

Tuy nhiên, chính nét đặc trưng và đặc tính của hoa hướng dương đã thu hút Van Gogh đến với nó. “Ông ấy thích màu sắc rực rỡ cũng như hình dáng của chúng,” Bakker cho biết. “Hoa hướng dương là một loại cây mạnh mẽ và cứng cáp. Nó không thanh lịch và tinh tế. Ông gọi nó là ‘những bông hướng dương mộc mạc’. Loài hoa ấy có sự gồ ghề và thô ráp của vùng nông thôn, đó là những điều khiến ông có cảm giác mạnh mẽ dành cho hướng dương.“

  • Vincent van Gogh – Le Berceuse (chân dung Madame Roulin) tháng 12, 1888 – tháng 1, 1889Bảo tàng Kröller-Müller
  • Vincent van Gogh – Sunflowers, 1888Phòng trưng bày quốc gia, London

Khi một thời kỳ đặc biệt đen tối ùa đến với người nghệ sĩ nổi tiếng luôn bất ổn, Van Gogh đã dành thời gian trong một nhà thương. Vào thời gian ở viện, ông nhớ mong vùng nông thôn Hà Lan mà mình từng lớn lên. Như Bakker viết trong danh mục giới thiệu về triển lãm, Van Gogh tiết lộ với người em trai rằng khi bị bệnh, ông đã nhìn thấy ngôi nhà và khu vườn ở Zundert trong tâm khảm mình.

Trước đó, ông đã vẽ cảnh tượng ấy từ ký ức trong một bức tranh có mẹ và em gái đứng giữa khu vườn đầy hoa, trong đó có hoa thược dược và hướng dương. Về sau, ông tưởng tượng việc ghép đôi bức chân dung của Madame Roulin mà ông vẽ – mang tên La Berceuse (1888-1889) – với hai tác phẩm hoa hướng dương của mình. Bức tranh ấy là chân dung vợ của của một người bạn, cho thấy hình ảnh người phụ nữ ngồi thanh thản trên phông nền hoa văn phong phú. Van Gogh tưởng tượng Madame Roulin bên hai bức tranh hoa hướng dương để tạo thành một bức tranh ghép ba (triptych), tựa như Đức Trinh Nữ được đóng khung bởi những bó hoa rực rỡ.

Vincent van Gogh, Sunflowers Gone to Seed, 1887. Sở hữu của bảo tàng Van Gogh

Hoa hướng dương, thứ mà Van Gogh từng xem là vật trang trí, đã trở thành một thứ gần như thiêng liêng, một biểu tượng đại diện cho chính ánh sáng, lý tưởng của một cuộc sống trung thực giữa lòng tự nhiên. Nhà thơ và nhà phê bình của chủ nghĩa Tượng trưng Gabriel-Albert Aurier viết trên tờ Mercure de France, cho rằng hoa hướng dương của Van Gogh chứa đựng một ý tưởng mạnh mẽ, cho thấy “niềm đam mê đầy ám ảnh của nghệ sĩ đối với cái đĩa mặt trời, thứ mà ông trìu mến để cho chúng tỏa sáng trên bầu trời rực rỡ của chính mình; cùng lúc đó, đối với ‘mặt trời còn lại’- ngôi sao thực vật – hay chính bông hoa hướng dương lộng lẫy ông đã vẽ đi vẽ lại không mệt mỏi, chẳng khác nào được tôn sùng như một kẻ độc thần.“

Van Gogh từng viết rằng loài hoa ấy thật sự đại diện cho một ý tưởng: lòng biết ơn. Ông từng viết cho người em gái vào năm 1890 rằng, những bức tranh của chính mình “gần như là tiếng gào thét thống khổ trong khi cũng tượng trưng cho lòng biết ơn bởi hình ảnh hoa hướng dương mộc mạc”. Đó là một hình ảnh đã đem lại sự dễ chịu, quen thuộc và là thứ mà ta có thể tưởng tượng như vầng sáng và hình dáng mang ý nghĩa quan trọng nhất định, củng cố tinh thần của ông trong quãng thời gian khốn khó.

tác giả: Tess Thackara nguồn: artsy

Từ khóa » Chùm 7 Bức Tranh Hoa Hướng Dương