Nỗi Buồn Họa Mi - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
- Mẹ cháu bán được con chim sáo rồi ông ạ!
Tôi vui lây với nụ cười trẻ thơ. Nhưng chỉ lát sau, nghe tiếng mẹ gọi cô bé vội chào tôi, nhưng vẫn nói với theo:
- Mẹ con cháu còn ba con chim họa mi nữa cơ, chắc đến tối mới về nhà...
Trên đường mưu sinh. |
Nó nhảy chân sáo từng bậc xuống. Tôi nheo mắt nhìn thấy người mẹ trẻ ấy vẫn cầm lồng chim dưới chợ ngay chân đồi. Bóng hai mẹ con nhỏ xíu, khấp khểnh đi vào ngách chợ chật chội những người là người. Không hiểu sao tôi cảm thấy nao nao, man mác buồn vì hình ảnh hai mẹ con đi bán chim họa mi. Lúc sáng tôi vào chợ, gặp đúng lúc họ đang bị nhiều người chê là họa mi gì mà không hót được. Rồi lại có người nghi ngại không biết mua về chim có chết không, hay lại bay về rừng cũng nên. Mỗi người bàn tán một câu rồi chẳng ai muốn mua. Thế là hai mẹ con lại đi dạo quanh chợ để rao bán. Bóng hai người nhấp nhổm trong dòng kẻ bán người mua, tấp nập chen chúc. Chẳng mấy ai để ý đến những con họa mi ngơ ngác, nhảy nhót trong lồng tre... Tôi ái ngại nhìn theo cô bé ấy. Nó vui vì được đi dạo quanh chợ. Trên vầng trán đẫm mồ hôi, nhưng nó vẫn cười. Còn người mẹ thì khác hẳn. Có lẽ chỉ mới độ gần 30 tuổi nhưng đôi mắt đẫm sương mờ và âu lo. Một sự mỏi mong mỗi khi có người chợt liếc nhìn chiếc lồng họa mi. Nhưng rồi anh sáng hy vọng lại vụt tắt...
Đến gần trưa, tôi lại bất ngờ gặp hai mẹ con vẫn xách lồng chim trên cầu Mường Thanh để vào chợ nhỏ bên dòng sông, cách Trung tâm thương mại thành phố khoảng gần 2 cây số. Có lẽ cô bé nhớ đến tôi vì gặp lần thứ hai này, trên sông Nậm Rốm, khi cùng đi trên cầu Mường Thanh, nên vẫy tay như niềm vui nhỏ nhoi gặp lại tình cờ. Mặt cô bé đỏ rực lên vì nắng nóng cùng mồ hôi nhễ nhại... Nỗi buồn ập đến trong lòng tôi. Chợt nghĩ hay mình già cả thường mủi lòng chuyện không đâu. Những con chim cũng mệt mỏi vì cuộc hành quân bất tận của hai mẹ con cô bé. Chúng không còn sức để nhảy nữa. Hay chăng khi mới xuống chợ, chúng cũng thấy vui vì cảnh đông người qua lại, và có những ai đó ngắm nhìn chúng. Thế rồi mãi mãi, những bước chân đi qua, mọi người đi qua ngoảnh mặt không biết có một cô bé đang ngóng sự quan tâm của họ. Hai mẹ con chờ mong có ai đó ngó mặt tới và bỏ ra những đồng tiền cho dù thật nhỏ bé để mua giúp, hay cho dù chỉ mặc cả một lần cho biết...
Tác giả với người dân bản Co Pục. |
Thế rồi, ngay sáng sớm hôm sau tôi vội rời nhà khách ủy ban, thuê anh Xuân, một người đi xe ôm chở đến bản Co Pục. Sau khi biết được đó là bản toàn người Khơ Mú, một trong những bản nghèo nhất của thành phố Điện Biên. Thật là may, Xuân là người dân tộc Thái nên cho tôi biết nhiều điều về cái bản hẻo lánh này. Tôi muốn vào tận gia đình hai mẹ con người bán chim họa mi để xem gia cảnh thế nào.
Quả đúng như anh Xuân nói, bản Co Pục còn nghèo lắm, chỉ có khoảng 57 nóc nhà sàn và không được khang trang như bản người Thái. Nhiều nhà còn lợp mái gianh, nom xiêu vẹo cũ kỹ lắm. Đó là một bản ở chênh vênh dốc núi. Hai bên đường lên nương hoa cúc quỳ vàng rực trong nắng sớm.
Trên đường lên sườn núi, tôi cùng anh Xuân ghé vào gia đình một cụ già để hỏi về ngôi nhà của mẹ con chị bán chim họa mi, mới hay cả nhà chị đã lên nương từ sớm, còn người chồng đi rừng săn bẫy chim mấy hôm rồi không về. Cụ tên Lò Thị Sinh, tuổi đã ngoài tám mươi, nhưng giọng nói còn khỏe lắm. Cụ khoe còn làm được nhiều việc và thuộc nhiều điệu Tơm của người Khơ Mú. Nào là Tơm Kân Chơ (hát giao duyên), Tơm Muôn (điệu hát về mùa xuân), hay như Tơm Đường Kmun (hát mừng đám cưới) và còn nữa, cụ kể nhiều chuyện về cái lễ cúng ma của bản mình. Nhưng có lúc cụ lại lắc đầu nói rằng, giờ vẫn chưa thể khác được. Bản Co Pục vẫn chỉ là những ngôi nhà sàn nhỏ bé với mái lá ngày một cũ hơn. Vẫn chỉ là những con đường lên nương, lên rừng nhỏ bé đầy sỏi đá. Và, vẫn là những chiếc cuốc, cây gỗ chọc đất để gieo hạt trên nương. Các chàng trai vẫn ngày ngày lên rừng săn thú, chặt củi và bẫy chim. Thế đó. Cụ chép miệng, rồi im lặng rất lâu. Đúng lúc đó, nhiều tiếng trẻ con nô đùa, tiếng chó sủa, tiếng gà cục tác sau khi đẻ trứng. Tôi và Xuân chào cụ Sinh rồi men theo lối lên nương.
Hai mẹ con người bán chim họa mi. |
Khi anh Xuân vừa đưa tôi về tới nhà nghỉ thì có tiếng chim vang lên thật. Hình như những con chim họa mi đã hót vì nhớ người đã nuôi chúng, hay có thể chúng nhớ rừng, nhớ mái nhà bản nghèo của người Khơ Mú. Cái sự ngẩn ngơ ấy sao thấy buồn trong tiếng hót. Tôi nhẹ bước chân không muốn làm náo động sự nhớ nhung của giọng hót họa mi. Nhưng tôi bỗng dừng lại và không bước đi được nữa, có lẽ chính tôi cũng đang khắc khoải một nỗi nhớ. Một nỗi nhớ không tên, qua đôi mắt buồn của cô bé, mà tôi đã gặp ba lần trong một ngày, với những giọt mồ hôi cùng ánh mắt mang nỗi buồn mùa đông.
Bài, ảnh: Vương Tâm
Từ khóa » Họa Mi Buồn
-
Họa Mi - Lệ Buồn
-
Tình Khúc Buồn | Ngô Thụy Miên | Danh Ca Họa Mi - YouTube
-
Tải Ngay 88+ ảnh Hoa Cúc Họa Mi Buồn đẹp, Nao Lòng - Hình Nền
-
Tình Khúc Buồn - Họa Mi - Zing MP3
-
Ảnh Hoa Cúc Họa Mi Buồn, Hình ảnh Hoa Cúc Họa Mi đẹp Nhất
-
Danh Ca Họa Mi Bình Yên Sau Những Nỗi Buồn - Báo Thanh Niên
-
Đời Buồn Chịu Tiếng Oan 'tham Phú Phụ Bần' Của Danh Ca Họa Mi
-
Tình Khúc Buồn - Song By Họa Mi - Spotify – Web Player
-
Danh Ca Họa Mi: Cuộc đời Như Bức Tranh Buồn Nhưng Cuối Cùng đã ...
-
Danh Ca Họa Mi Buồn Vì Hơn 2 Năm Chưa được Gặp Các Con - PLO
-
Danh Ca Họa Mi Buồn Vì Hơn 2 Năm Chưa được Gặp Các Con
-
Ảnh Hoa Cúc Họa Mi Buồn, Hình ảnh Hoa Cúc Họa Mi đẹp Nhất
-
Đời Buồn Như Liễu - Họa Mi