Nói Chuyện Lưu Loát, Học Cách ăn Nói Truyền Cảm Rõ Ràng Mạch Lạc
Có thể bạn quan tâm
Nói chuyện lưu loát và tự nhiên là cách để đàn ông cải thiện vị trí của mình trong cuộc sống. Một giọng nói truyền cảm và sâu lắng sẽ giúp bạn trở nên hấp dẫn hơn trong mắt phụ nữ cũng như trước đám đông, hay những người xung quanh.
Không phải tự nhiên mà Anthony Robbin có thể diễn đạt với cường độ cao mà lại thuyết phục đến vậy – Tôi không khuyên bạn nên nói nhanh như Anthony Robbin. Tất cả họ đều phải tập luyện để có được thành quả sáng lạng như ngày hôm nay.
Bản thân tôi chưa thể đạt được đẳng cấp như những người này, nhưng biết đâu được? Mọi chuyện vẫn có thể cải thiện được trong tương lai. Miễn là bạn dám đối đầu với nó.
Dưới đây là những phương pháp giúp bạn cải thiện giọng nói của mình sao cho tự tin và thuyết phục. Quan trọng nhất là bạn nói chuyện lưu loát và mạch lạc hơn.
Nói chuyện lưu loát
1) Nói chậm rãi dứt khoát là cách để nói chuyện lưu loát
Lỗi cơ bản mà hầu hết đàn ông không nói chuyện lưu loát được, đó là họ nói quá nhanh.
Hầu hết những người nói nhanh đều ít khi thể hiện được mình là 1 người tự tin. Thay vào đó, họ thường tỏ ra mình đang sợ hãi 1 điều gì đó. Rằng nếu như họ không nói nhanh sẽ có người khác cướp lời, đó là biểu hiện của sự thiếu tự tin ở đàn ông.
Thế nên yếu tố quyết định để tạo ra giọng nói tự tin ở đàn ông đó là nói chậm rãi, thư giãn. Hãy nói với sự bình tĩnh, không có gì phải vội vàng cả, đừng lo sợ ai đó ngắt lời hay gián đoạn. Bằng cách này, sau 1 thời gian bạn sẽ nhanh chóng trở thành mẫu đàn ông có tầm kiểm soát lớn.
Chắc bạn đang tự hỏi nhiều người nói nhanh mà vẫn thuyết phục? Bởi lẽ họ đạt được đẳng cấp và trình độ cao hơn chúng ta.
Không phải tự dưng tôi đem ví dụ Anthony Robbin vào bài viết để minh họa. Nếu để ý ngoài đời, bạn sẽ biết được rằng rất ÍT người có khả năng nói nhanh mà quấn hút được người nghe. Hãy để ý những người hay phải nói nhất trước đám đông, chẳng hạn giảng viên đại học, tổng thống Obama. Hay những guru như Brian Tracy, v.v… Đều có 1 điểm chung đó là họ nói chuyện lưu loát nhưng tốc độ không nhanh.
2) Biết nên nói khi nào?
Một lỗi thứ 2 trong việc nói chuyện lưu loát mà phần lớn đàn ông đều mắc phải. Đó là quá vội vã trong việc nói. Điển hình như việc người kia vừa ngắt lời là bạn xông vào nói ngay lập tức. Hoặc thậm chí còn cắt đứt lời người khác bằng giọng nói của mình.
Như vậy là bạn đang không lịch sự với người nói, thậm chí không tôn trọng. Tạo cho người nói cảm giác không được lắng nghe. Vậy tại sao người ta phải lắng nghe khi bạn nói?
Cách tốt nhất để bắt đầu nói; là thời điểm khi người đối diện nói xong khoảng 3 giây sau. Cứ để họ nói xong rồi đếm đến 3, tiếp đến mới bắt đầu nói.
Cách thể hiện như vậy khiến bạn trở nên tự tin hơn, giá trị hơn trong mắt người khác. Ngoài ra còn thể hiện rằng bạn thư giãn và đang thích thú với những gì người đối diện đang nói.
Bạn có biết ngoài Chính Em ra thì Lai H. cũng làm cả video nữa không? Vào đây để xem video của tôi và đừng quên bấm nút subscribe để tôi có động lực làm nhiều video hơn nhé.
3) Muốn nói chuyện lưu loát, nhớ mở to miệng khi nói
Như bạn cũng biết, những người nói lắp thường bị châm trọc rất nhiều. Mặc dù đẹp trai, hào hoa phong nhã nhưng tôi cũng bị bạn bè chế giễu không ít. Cho đến một ngày, khi sự chế giễu dần trở thành sự thật tàn nhẫn, tôi quyết định phải dừng lại mọi thứ trước khi bị gán chữ “lắp” sau tên riêng của mình.
Hồi đó tôi có một quyết định rất đáng ghi nhận. Tôi sử dụng một chiếc gương và thử nói chuyện “như đang nói chuyện”. Trong chốc lát, tôi nhận thấy mình đã mắc phải một sai lầm rất nghiêm trọng…
Tôi gần như không nhấc mồm cũng như không uốn lưỡi khi nói.
Nói theo cách như vậy, mặc dù tôi có thể nói nhanh hơn. Tuy nhiên từ ngữ ra khỏi miệng thì cứ đều đều, không có độ cao thấp. Cũng như tôi thường xuyên bị vấp trong quá trình nói. Ôi, cái cảm giác tìm ra nguyên nhân vấn đề nó mới sướng làm sao…
Tôi mở to miệng để cách nói chuyện của mình truyền cảm và lưu loát hơn
Vậy là từ cái ngày soi gương đó, tôi quyết định mình sẽ mở to miệng hơn khi nói. Ban đầu cảm giác hơi ngại, nhưng dần dần tôi càng mở to miệng ra hơn nữa. Từ đó cách nói chuyện của tôi rõ ràng và rành mạch hơn rất nhiều.
Không phải chỉ là nói lắp, nhưng nếu bạn muốn nói chuyện lưu loát, rành mạch, dứt khoát. Mở to miệng khi nói là 1 trong những NHÂN TỐ BẮT BUỘC mà bạn cần phải tập luyện trong hôm nay.
Không tin ư? Hãy thử quan sát tất cả những người nói năng rõ ràng rành mạch. Lúc này tôi nghĩ bạn sẽ tự nhận được câu trả lời.
4) Loại bỏ những từ thừa để cách nói chuyện lưu loát hơn
Những từ thừa chẳng hạn như “à”, “ờ”, “chắc là”, v.v… cần được loại bỏ trong lúc nói. Những từ này chỉ khiến bạn tạo ra câu chuyện không rõ ràng mà thôi. Chúng chủ yếu xuất phát khi bạn nói quá nhanh, khiến não bộ chưa nghĩ ra được những gì cần diễn tả.
Việc cải thiện nhìn chung không đơn giản cho lắm, vì nó đã đánh vào thói quen nói chuyện của bạn rồi. Nhưng không có gì là không thể, hãy tin tôi đi!
Vậy nên thay thế những từ thừa này bằng cái gì? Không gì cả. Nếu chưa nghĩ ra được, hãy im lặng 1 vài giây rồi tiếp tục nói.
Yên lặng xây dựng nên sự mạnh mẽ ở đàn ông, ngoài ra nó còn cuốn hút người nghe vào câu chuyện nữa. Kể cả khi đang kể 1 câu chuyện hài hước, bạn cũng nên nán lại 1, 2 giây rồi mới tiếp tục. Người nghe sẽ càng tò mò và hấp dẫn với câu truyện bạn đang kể. Đó là tip nói chuyện lưu loát số 3!
5) Học cách ăn nói lưu loát: Âm lượng vừa phải
Đàn ông thường tưởng rằng tự tin là phải ăn to nói lớn, là phải gào ra lửa. Thực chất, chúng ta chỉ cần nói ở mức độ to vừa phải, và tạo nên nhịp điệu khi nói.
Để tôi nhắc lại, muốn nói lưu loát và tự tin. Thay bằng nói to bạn chỉ cần tạo nên chất giọng thật trầm, đặc và có nhịp điệu tốt. Nếu xem phim hành động Mỹ, bạn sẽ biết được rằng những ông “trùm” không chỉ nói chuyện lưu loát. Họ còn có giọng rất trầm và gãy gọn nữa.
6) Nói chuyện lưu loát: Tập hít thở
Hãy hít thở chậm rãi và sâu để có thể nói chuyện lưu loát. Bạn càng hít thở sâu bao nhiêu, thì giọng nói của bạn càng được cải thiện bấy nhiêu.
Tôi để ý nhiều người thậm chí còn không lấy hơi trước khi nói, khiến cả câu bị chia thành nhiều phần, nhịp điệu bị lệch, và phải nói nhanh để lấy kịp hơi, v.v…
Hãy hít 1 hơi thật sâu trước khi nói bất cứ điều gì. Cứ cảm giác hơi thở đi xuống tận lồng ngức là lúc bạn đã lấy hơi đủ để nói rồi đó. Nhớ điều chỉnh nhịp thở phù hợp với ngữ điệu mình phát ra.
Đừng để nhịp điệu cả câu bị đẩy cao lên khi nói xong (trường hợp này chỉ giành cho câu hỏi mà thôi). Hãy điều chỉnh khi nào hết hơi là khi hoàn tất câu hoặc chuyện.
7) Luyện cách nói chuyện lưu loát thật thường xuyên
Để nói chuyện lưu loát và tự tin hơn, không có gì quan trọng hơn việc tập luyện hàng ngày. Nếu chỉ đọc những dòng trên mà không làm theo thì nó chỉ là mớ lý thuyết xuông mà thôi. Nên nhớ kỹ như vậy!
Cách luyện tập rất đơn giản. Bạn hãy thử áp dụng các phương pháp trên trước mặt bạn bè, đồng nghiệp, người thân, v.v… Mà cách tốt nhất là ghi âm lại giọng nói của mình rồi nghe lại. Tôi biết cái cảm giác rùng mình khi nghe lại giọng nói của mình trong những ngày đầu tập luyện, nhưng một khi vượt qua được thời điểm này, bạn sẽ cảm thấy khá hơn, và thậm chí còn yêu giọng nói của mình nữa cũng nên.
Và điểm cuối cùng để nói chuyện lưu loát là nên có 1 chế độ tập luyện thường xuyên – trong trường hợp tập 1 mình. Còn khi giao tiếp, hãy luôn nhắc nhở đầu óc rằng mình đang tập luyện để cải thiện giọng nói. Bằng những cách như vậy, bạn sẽ sớm có 1 giọng nói tự tin hơn, và lưu loát hơn trước mặt mọi người.
8) Bạn phải tin vào những gì mình nói
Để luyện cách nói chuyện lưu loát hơn nữa, điều số 8 bạn cần đó chính là phải tin vào những gì mình nói.
Khi làm Youtube, có nhiều người haters ghé qua kênh Lai H. của tôi rồi bắt đầu chỉ trích.
“Nói cái gì cũng như kiểu là đúng lắm rồi ý.”
“Quan điểm thì sai mà nói cứ như kiểu đúng lắm.”
Bạn có biết tại sao tôi luôn nói như kiểu điều đó chính xác 100% không? Qua bao nhiêu năm tháng tập luyện, tôi phát hiện ra để nói và thuyết phục người khác, những gì bạn nói ra phải là những gì bạn tin trong đầu.
Tôi tin vào quan điểm của mình. Tôi tin vào hiểu biết của mình. Tôi tin vào kinh nghiệm và trực giác nhạy bén của mình. Thế nên, khi nói ra điều gì bạn sẽ đều nhìn thấy sự rành mạch và dứt khoát của tôi trong đó.
Trong khi nếu bạn không tin vào những gì mình nói. Bạn sẽ khó có thể nói năng sao cho lưu loát được. Những gì bạn nói sẽ mập mờ, thiếu kiên định, không thuyết phục.
9) Đừng nói những câu vô nghĩa
Muốn học cách ăn nói lưu loát hơn nữa, đừng nói những từ thừa.
“Trời thì mây, cây thì xanh, quả bóng thì tròn…” Trời ơi, làm ơn đừng nói những câu vô nghĩa… nhất là trước mặt con gái!
Lời khuyên số 9 để nói năng rõ ràng, dứt khoát. Một khi bạn không nghĩ ra được câu nào có nghĩa thì làm ơn đừng nói những câu vô nghĩa. Nói ra những câu vô nghĩa, tôi thề rằng bạn đừng nói gì còn tốt hơn.
Nó khiến tôi nhớ đến câu nói trong một bộ phim. Khi nhân viên nói với ông trùm về những thông tin mới lượm lặt được.
“Làm ơn… Nói gì mà tao chưa biết đi.” The boss said.
Đó là lý do tôi không “bày biện” cho bạn phải nói như này, như kia. Nói gì nó chỉ phản ánh việc bạn đang nghĩ gì. Bạn phải nghĩ ra điều có nghĩa thì bạn mới nói những câu có nghĩa. Trong khi nếu chỉ nghĩ được những điều vô nghĩa thì bạn chỉ nói ra những lời vô nghĩa.
Oke, nếu bạn muốn biết những kiến thức độc quyền hơn, ít người biết hơn, hãy click vào đây để tham khảo thêm. Những kiến thức được chia sẻ không dành cho số đông. Nhất là những gã trung bình không khao khát có được lựa chọn tốt hơn cho mình.
10) Nói chuyện lưu loát: Bạn phải biết 1000 từ về chủ đề đang nói
Ernest Hemmingway có câu nói nổi tiếng, “Bạn phải biết ít nhất 1000 từ để có thể viết một cuốn sách.”
Tương tự khi nói, bạn cũng cần phải biết đâu đó khoảng vài trăm đến 1000 từ về chủ đề nói. Ám chỉ bạn phải am hiểu về chủ đề nói thì mới có thể nói chuyện lưu loát, rành mạch, dứt khoát được.
Nhiều khi bạn thấy tôi làm video hay nói chuyện về chinh phục hay hẹn hò vậy thôi. Chứ giờ bắt tôi nói về thiên văn học, địa lý, vũ trụ thì làm sao tôi nói được. Bởi tôi không am hiểu về những chủ đề này.
Bạn cũng vậy. Có thể bạn biết nhiều về chứng khoán, đầu tư, hay thổ địa về đồ ăn đồ uống. Bạn phải hiểu về chủ đề mình nói thì những gì bạn nói ra nó mới rõ ràng và dứt khoát được.
Thế nên tip cuối cùng xin ghi nhớ, đó là tìm hiểu về chủ đề nói để từ ngữ và câu cú của mình được lưu loát, rành mạch và dứt khoát hơn.
Giải đáp thắc mắc cách nói chuyện lưu loát
Làm thế nào để cải thiện giọng nói của mình để nói chuyện lưu loát và tự tin?Để cải thiện giọng nói, bạn cần nói chậm rãi, sử dụng từ ngữ tự tin và loại bỏ những từ thừa.
Khi nào nên bắt đầu nói sau khi người khác nói xong?Khi người khác nói xong, hãy đếm đến 3 giây trước khi bắt đầu nói để tạo sự lịch sự và tôn trọng.
Tại sao việc mở to miệng khi nói chuyện quan trọng?Mở to miệng giúp bạn nói chuyện rõ ràng và rành mạch hơn, tránh bị lắp và tăng tính thuyết phục.
Làm thế nào để tránh nói những từ thừa khi nói chuyện?Để tránh nói những từ thừa như “à”, “ờ”, hãy thực hành im lặng một vài giây trước khi tiếp tục nói.
Tại sao việc hít thở sâu quan trọng khi nói chuyện lưu loát?Hít thở sâu giúp cải thiện giọng nói và giữ cho nhịp điệu nói chuyện ổn định.
Làm thế nào để nói chuyện một cách lưu loát và rành mạch hơn?Để nói chuyện lưu loát, bạn cần tin vào những gì mình nói và tránh nói những câu vô nghĩa.
Bạn cần biết bao nhiêu từ về chủ đề để nói chuyện lưu loát?Để nói chuyện lưu loát, bạn cần biết khoảng vài trăm đến 1000 từ về chủ đề nói để có thể nói rõ ràng và dứt khoát.
Tổng kết
Đó là nội dung của ngày hôm nay, 10 cách giúp bạn nói chuyện lưu loát hơn. Ăn nói thời nay không chỉ gói gọn trong giao tiếp, nó còn trực tiếp liên quan đến việc bạn kiếm tiền, xây dựng mối quan hệ. Cũng như là duy trì hạnh phúc cho mình.
Nghĩ xem bạn muốn trở thành người đàn ông không ai hiểu. Hay một người có khả năng diễn giải suy nghĩ của mình cho vợ, người yêu cũng như người thân trong gia đình được biết?
Tôi không phải là người biết tất cả. Tôi chả biết gì về chinh phục, hẹn hò, duy trì mối quan hệ. Nhưng bởi vì tôi quyết tâm tìm hiểu và trải nghiệm thực tế, để rồi một ngày nào đó tôi trở thành chuyên gia trong lĩnh vực này. Bạn cũng vậy, bạn cũng có thể trở thành chuyên gia trong bất cứ lĩnh vực nào. Tham khảo thêm về ngày xưa của tôi tại đây.
Đọc tiếp bài viết
- Gia Trưởng: 6 Điều Đàn Ông Bảo Thủ Độc Đoán Sẽ Làm
- Áp Lực Đồng Trang Lứa ‘Con Nhà Người Ta’: Cách Xử Lý Hiệu Quả
- Đàn Ông Là Gì? Hiểu Rõ Về Bản Chất Phái Mạnh
- Cảm giác không tin tưởng người yêu: 5 Biểu Hiện Cần Chú Ý
Từ khóa » Cách ăn Nói Lưu Loát Trước đám đông
-
10 Bí Quyết Học Cách ăn Nói Lưu Loát Bạn Không Nên Bỏ Qua
-
Cách Nói Chuyện Lưu Loát Hấp Dẫn Cho Bạn Luôn Tự Tin Khi Giao Tiếp
-
Bí Quyết Cải Thiện Kỹ Năng ăn Nói Lưu Loát - .vn
-
Cách Nói Chuyện HOẠT NGÔN, LƯU LOÁT | Trainer Nguyễn Văn ...
-
10 Phút Nói Trôi Chảy, Lưu Loát. Cách Sửa Nói ấp úng, Nói Vấp - YouTube
-
Chia Sẻ Cách Nói Chuyện Lưu Loát - CỰC DỄ - YouTube
-
10 Bí Quyết Học Cách ăn Nói Lưu Loát Bạn Không ...
-
Học Cách Ăn Nói Lưu Loát Hấp Dẫn Cho Bạn Luôn Tự Tin Khi Giao ...
-
9 Bí Quyết Giúp Bạn Trở Nên Thông Minh Hơn Khi Nói Chuyện
-
Cách Nói Chuyện Lưu Loát Trước Đám Đông, Bí Quyết Cải Thiện ...
-
10 Bí Quyết Học Cách ăn Nói Lưu Loát Bạn Không Nên Bỏ Qua
-
Cải Thiện Giao Tiếp: Giảm Thiểu ậm ờ - Tâm Lý Học Tội Phạm
-
20 Cách Diễn đạt Suy Nghĩ Rành Mạch, Rõ Ràng, Thu Hút Trong Giao Tiếp
-
Cách Nói Chuyện Lưu Loát Khi Thuyết Trình Trước Sếp, đồng Nghiệp, đối