Nói Chuyện Với Chó Như Thế Nào để Chúng Hiểu Bạn?
Có thể bạn quan tâm
Nói chuyện với chó là việc mà ai nuôi chó cũng muốn hiểu để có thể giao tiếp với cún cưng của mình.
Khi bạn hiểu được những gì chó “nói” qua tiếng sủa của chúng, cách chúng vẫy đuôi và hàng loạt ngôn ngữ cơ thể khác, bạn sẽ biết cách nói chuyện với chó và giao tiếp hiệu quả với chúng.
Hãy nhớ rằng thú cưng của bạn không thể hiểu được tiếng người và những hành vi tưởng chừng như “bình thường” của con người có thể hoàn toàn gây khó chịu cho chó.
Thay vào đó, bạn có thể sử dụng “ngôn ngữ của chó” để truyền tải thông điệp của mình tới thú cưng.
Con người là động vật linh trưởng. Chúng ta có thể chạm vào nhau, ôm ấp nhau, thực hiện những cử chỉ bằng tay và điều chỉnh độ cao của giọng tùy vào hoàn cảnh.
Tất cả những điều này có thể gây nhầm lẫn hoặc thậm chí trở thành mối đe dọa đối với chó.
Mục lục Ẩn 1. 5 lỗi thường gặp khi nói chuyện với chó 1.1. Tựa vào chó để nói chuyện 1.2. Nhìn chằm chằm vào chó 1.3. Vỗ vào đầu chó 1.4. Ôm chó 1.5. Hôn chó 2. Cách nói chuyện với chó của bạn 2.1. Tín hiệu thể hiện sự tôn trọng 2.2. Tín hiệu làm dịu chó5 lỗi thường gặp khi nói chuyện với chó
Hãy tránh những lỗi sau khi bạn nói chuyện với thú cưng của mình:
Tựa vào chó để nói chuyện
Con người có chiều cao lớn hơn chó con nhiều và việc cúi xuống để nói chuyện hoặc cưng nựng chúng là điều rất bình thường.
Nhưng việc đứng lù lù trên người chó là không nên vì chúng sẽ nghĩ rằng bạn đang muốn khẳng định với chúng: “Tao là ông chủ, tao là người kiểm soát.”
Điều đó có thể gây khó chịu hoặc thậm chí làm chúng sợ hãi và có thể “tiểu són” (đây là một trong những cách để chúng tự xoa dịu bản thân khi gặp căng thẳng).
Đối với những con chó lạ, chúng sẽ không thể biết được bạn tiếp cận chúng vì mục đích gì. Vì vậy, chúng có thể phản kháng lại theo hướng tiêu cực chỉ vì chúng đề phòng mà thôi.
Thay vì cúi xuống đầu và tựa vào chó, hãy cho chó có không gian để tiếp cận bạn.
Hãy xoay sang một bên và khuỵu hoặc quỳ trên sàn để chiều cao và tư thế của bạn không giống như đang “thách thức” chúng.
Nhìn chằm chằm vào chó
Giao tiếp trực tiếp bằng mắt cũng có thể làm chó sợ hãi. Hãy sử dụng những hành động “xoa dịu” của chó để cho chúng biết rằng bạn không làm hại chúng.
Hãy quay đầu đi, đảo mắt và di chuyển chậm lại để chó có đủ thời gian đứng vững và thậm chí là tiến lại gần bạn.
Vỗ vào đầu chó
Hãy thử tưởng tượng rằng bạn là một chú chó, và đột nhiên một bàn tay to bằng nửa cơ thể bạn đáp xuống đầu bạn. Bạn có né tránh, la hét và chạy tìm chỗ trốn không?
Thay vào đó, hãy nghĩ xem những con chó giao tiếp với nhau như thế nào. Chúng sẽ dùng mũi ngửi để giao tiếp bằng hơi thở trước, sau đó mới tiếp xúc trực tiếp với cơ thể của đối phương.
Vì vậy, để nói chuyện với chó hiệu quả, hãy đưa bàn tay của bạn ra, úp lòng bàn tay xuống để chó con có thể đánh hơi phía sau các ngón tay của bạn.
Sau đó, đưa tay ra gãi phía trước ngực hoặc bên cổ của chó. Đừng vỗ vào đỉnh đầu của chó cho đến khi bạn hiểu rất rõ về chúng và chúng cũng đã hiểu rất rõ về “cách nói chuyện của con người”.
Ôm chó
Đối với chó, những cái ôm không phải là hành động biểu hiện tình cảm.
Thay vì ôm ấp, chúng sẽ thể hiện cảm xúc của mình khi vật lộn, chơi đùa hoặc đánh nhau, trong cả hành vi giao phối hoặc đơn giản là thể hiện sự thống trị.
Hãy bỏ qua việc ôm ấp và thử những cách khác nhau để thể hiện tình cảm với chó.
Nếu không, chó có thể cắn bậy vì chúng nghĩ rằng chúng đang bị tấn công dù chúng ta chỉ hiểu đơn giản đó là “ôm ấp” mà thôi.
Hôn chó
Thú cưng của bạn có thể thích liếm láp bạn cả ngày hệt như những “kẻ cuồng hôn”. Và bạn có thể nghĩ rằng nghĩ nụ hôn là hành động biểu hiện cho tình cảm? Bạn đã đúng nhưng chưa đủ!
Đối với nhiều người, một nụ hôn cũng có thể biểu thị sự tôn trọng hơn là tình yêu. Và chó thì thể hiện tình yêu của chúng theo những cách khác nhau.
Nếu chúng liếm bạn, chúng đang tôn trọng bạn và muốn gián tiếp nói với bạn rằng “Tui không phải kẻ thù của bạn đâu nha!”.
Nếu những con chó có địa vị thấp hơn liếm mặt hoặc một bên miệng của một con chó “có quyền lực”, chúng đang thể hiện sự tôn trọng và phục tùng.
Ngược lại, nếu bạn cố gắng bắt chước hành vi này của chúng và hôn lên gần miệng hoặc mắt chó thì theo ngôn ngữ của chó, chúng sẽ nghĩ rằng bạn đang phục tùng chúng.
Và sự hiểu lầm này có thể gây ra rắc rối. Phần lớn những trường hợp đau lòng như chó cắn vào mặt trẻ con là do trẻ cố gắng ôm hoặc hôn chó.
Cách nói chuyện với chó của bạn
Đọc tới đây chắc hẳn bạn đã biết rằng chó hiểu ngôn ngữ cơ thể của con người ra sao và cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể để nói chuyện với chó.
Khi bạn muốn chú chó con đang lớn của mình thật thà hơn hay muốn khuyến khích những con chó nhút nhát trở nên tự tin hơn, bạn chỉ cần đặt bản thân vào vị trí của loài chó và giao tiếp với chúng. Và đương nhiên rồi, bạn không cần phải vẫy đuôi!
Tín hiệu thể hiện sự tôn trọng
Những tín hiệu sau sẽ cho chú chó của bạn biết rằng chúng cần tôn trọng bạn:
- Hãy dùng giọng điềm tĩnh, trầm ấm và nói một cách rõ ràng. Giọng cao the thé nghe giống tiếng nhõng nhẽo và có thể vô tình làm chó hiểu lầm.
- Mỗi lần ra một lệnh gì đó cho chó thì hãy dùng đúng một từ/ cụm từ nhất định. Chó sẽ không thể hiểu rằng “đợi ở đây”, “ở lại đây”, “tao sẽ quay lại ngay” hoặc “đừng đi đâu cả” có cùng ý nghĩa.
- Hãy chọn một từ/cụm từ duy nhất để biểu đạt một lệnh duy nhất. Chó sẽ học theo thói quen và vì vậy, chúng chỉ có thể nhớ những thứ lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Chó không dùng chân để điều khiển chuyển động của đối tượng khác — chúng sẽ sử dụng cơ thể và kiểm soát không gian của mình.
- Điều này tương tự như cách một con chó chăn cừu thúc giục những con cừu di chuyển mà không bao giờ chạm vào chúng.
- Bạn cũng có thể làm điều tương tự bằng cách sử dụng cơ thể để điều khiển chuyển động của chó.
Tín hiệu làm dịu chó
Hãy thực hiện những hành vi sau khi nói chuyện với chó để khiến chó không sợ hãi hoặc kích động:
- Đối với những con chó nhút nhát, hãy bắt chước những thứ chúng có thể làm để giảm bớt căng thẳng. Ngoài ra, hãy cất giọng nhẹ nhàng để chó biết rằng bạn không phải là mối đe dọa.
- Đừng loanh quanh và nghiêng người qua đầu chó. Hãy cúi người hoặc quỳ gối xuống và để chó tiếp cận bạn thay vì đuổi theo chúng.
- Nếu bạn thực sự muốn kích thích sự tò mò của chó con và muốn chúng hiểu rằng bạn không phải mối đe dọa, hãy nằm bất động trên mặt đất.
- Nếu bạn phải đến gần chó, hãy uốn cong người thay vì đi bộ hoặc chạy thẳng về phía chó.
- Liếm môi hoặc ngáp trong khi nhìn ra xa.
- Thử cười giống chó. Hắt hơi và xem liệu chú chó có hắt hơi lại giống bạn hay không. Hoặc cười “hahaha” thật sảng khoái giống chó để chúng biết rằng bạn không có ý làm hại chúng.
Nói chuyện với chó đơn giản hơn rất nhiều so với giao tiếp với mèo. Vì thế, nếu bạn nuôi cún lâu, bạn sẽ có thể hiểu được chó muốn gì qua cách chúng tiếp cận và sủa.
XEM THÊM BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:
- 33 cách thể hiện ngôn ngữ cơ thể của chó
? Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ
? Tư vấn trực tuyến tại: m.me/PetShopSaigon.vn
Pet Shop Sài Gòn là cửa hàng cung cấp thức ăn và phụ kiện thú cưng hàng đầu tại TP.HCM.
Với hơn 1000 sản phẩm dành cho thú cưng nhập khẩu chính hãng, shop là nơi mua hàng tin cậy của tín đồ yêu chó mèo tại Việt Nam.
✅ Shop cho chó: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-cho
✅ Shop cho mèo: https://petshopsaigon.vn/shop-cho-meo
MUA NGAY nhận ? FREE Ship ? Giảm giá SHOCK ? Quà tặng HẤP DẪN
Từ khóa » Chó Nói Tiếng Người
-
Đặt Camera Quay Chú Chó Nói Tiếng Người Và Cái Kết Bất Ngờ
-
Đã Quay được Cảnh Chú Chó NÓI TIẾNG NGƯỜI Rao Theo ... - YouTube
-
Chú Chó Biết Nói Tiếng Người, Chuyện Lạ Có Thật Hay Chỉ Là Lời đồn
-
Chú Chó Biết Nói Tiếng Người Có Thật Hay Không Hay Chỉ Là Lời đồn.Và ...
-
Chú Chó Biết Lắng Nghe Tiếng Người Và Biết Nói Chuyện - Tập 208
-
Chú Chó 'biết Nói Tiếng Người' Khiến Dân Mạng 'phát Cuồng'
-
Chú Chó Biết Nói Tiếng Người - Chuyện Lạ ở Britain's Got Talent
-
Chú Chó Nổi Tiếng Khắp Miền Tây Vì Nói được Tiếng Người - YAN
-
Sự Thật Về Chú Chó Biết Nói Tại Britain's Got Talent? - Ohay TV
-
Khi Chó Biết Nói Tiếng Người - Myclip
-
Khám Phá Video Phổ Biến Của Con Chó Biết Nói Tiếng Người | TikTok
-
Top 15 Chó Biết Nói Tiếng Người
-
Bí Mật Về Loài Chó: Cố Gắng Học Nói Tiếng Người!