Nơi đăng Ký Khai Sinh Ghi Như Thế Nào? - Luật Sư X
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký khai sinh là đăng kí sự kiện sinh (ra đời) cho đứa trẻ mới được sinh ra; tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân; do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi họ được đăng ký khai sinh; trong đó thể hiện những thông tin cơ bản về cá nhân gồm họ, tên; giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quê quán, dân tộc, quốc tịch; số định danh cá nhân, thông tin của cha/mẹ người được đăng ký khai sinh. Vậy “nơi đăng ký khai sinh ghi như thế nào?”, để tìm câu trả lời cho câu hỏi này; hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Luật Hộ tịch năm 2014
Nghị định 123/2015/NĐ-CP
Thông tư số 04/2020/TT-BTP
Nơi đăng ký khai sinh ghi như thế nào?
Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định giá trị pháp lý của giấy khai sinh như sau:
– Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
– Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
– Trường hợp nội dung trong hồ sơ; giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó; thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ; hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
Nơi đăng ký khai sinh là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền làm giấy khai sinh.
Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014; thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con là Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, phường, thị trấn; nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.
Căn cứ Luật Cư trú 2020 giải thích rõ; nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Chỗ ở hợp pháp của một người có thể là nhà ở; phương tiện hoặc địa điểm mà người này được phép sử dụng để cư trú; thông qua việc thuê, mượn, ở nhờ…
Trong đó, nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
– Thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định; không có thời hạn tại một chỗ và đã đăng ký thường trú.
– Tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
Trong trường hợp trẻ chưa xác định được cha mẹ; thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ; cũng có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em; với các trường hợp có yếu tố nước ngoài như:
– Trẻ được sinh ra ở Việt Nam; nhưng có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, người không quốc tịch; hoặc là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài
– Trẻ được sinh ra ở Việt Nam có cha và mẹ là người nước ngoài; người không có quốc tịch hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài
– Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài; chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam; khi có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ đều là người Việt Nam
Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; thì ghi tên của Cơ quan đại diện; và tên quốc gia nơi có trụ sở của Cơ quan đại diện đó.
Cách ghi nơi đăng ký khai sinh
Cách ghi giấy khai sinh, sổ đăng ký khai sinh:
– Họ, chữ đệm, tên của người được khai sinh phải ghi bằng chữ in hoa, có dấu.
– Ngày, tháng, năm sinh của người được khai sinh được ghi bằng số và bằng chữ.
– Mục Nơi sinh được ghi như sau:
+ Trường hợp trẻ em sinh tại bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; (sau đây gọi chung là cơ sở y tế); thì ghi tên cơ sở y tế và địa chỉ trụ sở cơ sở y tế đó.
+ Trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế; bao gồm trường hợp sinh tại nhà, sinh trên phương tiện giao thông; trên đường, trong trại tạm giam, trại giam hoặc tại địa điểm khác; thì ghi địa danh hành chính thực tế; nơi trẻ em sinh ra (ghi đủ 3 cấp đơn vị hành chính).
+ Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài; thì Nơi sinh được ghi theo tên thành phố và tên quốc gia, nơi trẻ em được sinh ra; trường hợp trẻ em sinh ra tại quốc gia liên bang; thì ghi tên thành phố, tên tiểu bang và tên quốc gia đó.
+ Trường hợp đăng ký lại khai sinh mà không xác định được đầy đủ thông tin về nơi sinh; thì mục Nơi sinh ghi cấp tỉnh nếu sinh tại Việt Nam; hoặc tên quốc gia nếu sinh ở nước ngoài (ví dụ: tỉnh Vĩnh Phúc hoặc Hoa Kỳ).
– Mục Nơi cư trú được ghi như sau:
+ Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thì ghi theo nơi đăng ký thường trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú, thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú; và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
+ Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài; thì ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài.
– Mục Giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký khai sinh phải ghi rõ: tên loại giấy tờ; số, cơ quan cấp, ngày cấp giấy tờ đó.
– Mục Nơi đăng ký khai sinh phải ghi đúng tên cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh; theo quy định của Luật hộ tịch, cụ thể như sau:
+ Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; thì phải ghi địa danh hành chính đủ 3 cấp (xã, huyện, tỉnh).
+ Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thì phải ghi địa danh hành chính 2 cấp (huyện, tỉnh).
+ Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; thì ghi tên của Cơ quan đại diện.
– Trường hợp cha hoặc mẹ của người được khai sinh là người nước ngoài; thì ghi tên người đó theo đúng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.
– Tên địa danh, tên quốc gia nước ngoài được viết theo tên đã được phiên âm sang tiếng Việt; (ví dụ: Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Hoa Kỳ….); trường hợp không có phiên âm tiếng Việt thì viết theo phiên âm La-tinh (ví dụ: Osaka; New York….).
– Phần ghi chú những thông tin thay đổi sau này tại mặt sau của ggiấy khai sinh; sử dụng để ghi chú nội dung thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch; xác định lại dân tộc; ghi các thông tin hộ tịch thay đổi theo bản án; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi thực hiện cần ghi rõ ngày, tháng, năm tiến hành ghi chú; thông tin hộ tịch có sự thay đổi và tên loại giấy tờ, số, tên cơ quan; ngày, tháng, năm cấp giấy tờ là căn cứ để thực hiện việc ghi chú.
Đăng ký khai sinh bao lâu sau khi sinh con?
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con; cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con; thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em; có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Nơi đăng ký khai sinh ghi như thế nào ”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tra mã số thuế cá nhân ; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Người ngoài tỉnh vào Hà Nội cần giấy tờ gì
- Mẫu giấy đề nghị thanh toán công nợ mới hiện nay
- Giấy thông hành covid là gì
Câu hỏi thường gặp
Nơi đăng kí khai sinh là ở đâu?Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014, thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con là Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã, phường, thị trấn, nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.
Trường hợp bị mất bản chính giấy khai sinh có được cấp lại không?Hiện nay, pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định về việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh mà khi mất mà tùy vào trường hợp, người bị mất Giấy khai sinh có thể xin cấp bản sao trích lục hộ tịch hoặc đăng ký lại việc khai sinh.
Giấy khai sinh có giá trị pháp lý như thế nào?Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc; thể hiện những thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân và là cơ sở để xác định các thông tin của một cá nhân trên các loại hồ sơ giấy tờ liên quan đến nhân thân của cá nhân đó. Mọi hồ sơ, giấy tờ cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con như: sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân, bằng tốt nghiệp, sổ bảo hiểm, giấy phép lái xe… đều phải thống nhất với nội dung trong Giấy khai sinh.
3/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Cách Ghi Nơi Sinh Trong Hồ Sơ
-
Hướng Dẫn Cách Ghi “quê Quán” Và “nơi Sinh” Sao Cho đúng Luật
-
Cách Ghi Nơi Sinh Trong Giấy Khai Sinh Theo Quy định Pháp Luật Hiện ...
-
Quê Quán Là Gì? Cách Ghi Quê Quán Và Nơi Sinh ... - Luật Hoàng Phi
-
Cách Ghi Nơi Sinh Trong Giấy Khai Sinh - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Cách Ghi Thông Tin Về Quê Quán, Nơi Sinh Trong Giấy Khai Sinh - ILAW
-
Cách Ghi Nơi Sinh Trong Giấy Khai Sinh
-
Việc Ghi Nơi Sinh Trên Giấy Khai Sinh - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Cách Ghi Quê Quán Và Nơi Sinh Trong Hồ Sơ Thế Nào Cho đúng?
-
Quê Quán Là Gì? Cách Ghi Quê Quán Trong Giấy Khai Sinh?
-
Cách Ghi Nơi Sinh Trong Sơ Yêu Lý Lịch - Blog Của Thư
-
Nơi Sinh Trên Bằng Tốt Nghiệp Không Trùng Với Giấy Khai Sinh Thì Có ...
-
Cách Ghi Nơi Sinh Trong Học Bạ Của Học Sinh - Xây Nhà
-
Quê Quán Là Gì? Cách Ghi Quê Quán Và Nơi Sinh Trong ... - Chickgolden