Nỗi đau Của "bóng" - Những điều ít Biết Về Thế Giới đồng Tính Nam
Có thể bạn quan tâm
Cho dù một người đàn ông bình thường chỉ si mê phụ nữ, còn người đồng tính nam có đặc điểm ngược đời là yêu đàn ông, thì dưới góc nhìn khoa học, tất cả chúng ta đều bình đẳng như nhau.
Tuy vậy, thái độ kỳ thị nặng nề và sự quan tâm chưa đầy đủ của xã hội khiến những người đồng tính nam trở thành đối tượng rất dễ bị tổn thương trong cuộc mưu cầu hạnh phúc cá nhân và quyền tiếp cận với các dịch vụ phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục viết tắt là STIS. và HIV/AIDS.
Dưới góc nhìn khoa học
Từ lâu, người ta vẫn rỉ tai nhau tin đồn về những du học sinh, khi mới sang Nga, sang Hungari còn là đàn ông xịn, nhưng sau đó học theo lối sống tự do của phương Tây và bị dính "gay"; hay những công tử con nhà giàu đua đòi thử tìm cảm giác lạ với dân pê đê, lâu dần thành quen…
Nhiều người cho rằng, đồng tính luyến ái (ĐTLA) là lối sống thác loạn, bệnh hoạn, bị lây, dễ sinh nghiện như ma tuý… Nhưng trong thế giới của người đồng tính nam lại lưu truyền những câu chuyện gần như ngược lại.
Đó là không ít người đồng tính nam sẵn sàng dành cho bạn trai của mình tất cả những gì mà một người tình mang đến cho người tình: tiền bạc, quà tặng, áo quần, xe cộ, thậm chí cả nhà cửa, những lời có cánh, sự chăm sóc ân cần khi trái gió trở trời, chiếc tủ lạnh luôn đầy ắp thức ăn và cả cơn ghen cuồng nộ của kẻ đang yêu…; nhưng rồi chỉ sau một thời gian chóng vánh, người bạn trai ấy lại bỏ anh để theo… bạn gái.
Đó là người vợ rất yêu và cảm phục người chồng có tài, chị sẵn sàng hy sinh, đánh đổi và chấp nhận tất cả để giữ một gia đình hạnh phúc; nhưng rồi không gì có thể ngăn người chồng quay về với đời sống thật trong thế giới thứ ba của anh và cuộc chia tay tất yếu đã xảy ra.
Người đồng tính không thể dễ dàng bị lây bệnh đồng tính từ ai đó và một người bình thường dù có chấp nhận quan hệ, chung sống với người đồng tính vì mưu cầu vật chất, vì hoàn cảnh, thì đến một ngày nào đó, họ cũng sẽ quay trở về với bản chất của mình.
Khoa học đã chỉ ra rằng, khuynh hướng tình dục (KHTD) (bao gồm dị giới, đồng giới và lưỡng giới) có thể được xác định từ trong bào thai hoặc có thể do các yếu tố xã hội ảnh hưởng, nó là cảm nhận sâu xa và rất khó thay đổi.
KHTD là cái làm cho một người muốn quan hệ và bị hấp dẫn thực sự bởi một đối tượng nào đó, nhưng do những định kiến nặng nề của xã hội, nhiều người chưa dám sống thật với chính mình, tức là họ có hành vi tình dục (HVTD) không logic với KHTD.
Người có KHTD đồng giới hoặc lưỡng giới nhưng chưa bao giờ hoặc hiếm khi có HVTD với người đồng giới vì họ sợ bị lên án, sợ sự lệch lạc. Trái lại, người có KHTD dị giới có thể có HVTD đồng giới vì sinh tồn, tiền bạc hay quyền lực.
Bằng những gì nhìn thấy, S. - một người đồng tính nam tâm sự rằng, ở tuổi dưới 40, người đồng tính có thể vẫn có gia đình, có HVTD với cả hai giới vì sức ép dư luận, nhưng ở tuổi trên 40, họ có xu hướng chỉ sống đúng với KHTD của mình.
Khi còn trẻ, nhu cầu tình dục ở mức cao, lại bị gia đình thúc ép lấy vợ, nên KHTD thực sự của người đồng tính có thể bị lấp liếm. Thực tế đã có người phải qua tuổi tứ tuần mới nhận ra mình là người đồng tính.
Vì sao người bình thường cảm thấy hoảng sợ nếu phải ôm hôn, động chạm với người cùng giới, còn người đồng tính nam lại si mê đàn ông, ra đường chỉ thích ngắm nhìn trai đẹp, rất hờ hững với phụ nữ và luôn ấp ủ hình bóng một người hùng trong mộng? Đem điều này đến hỏi người đồng tính chỉ nhận được những cái lắc đầu, chính họ cũng không lý giải cặn kẽ được cảm giác của mình.
Có người cho rằng, điều ấy cũng đơn giản như bạn thích ăn chè, còn tôi thích ăn kem. Không hiểu vì sao lại thích ăn, chỉ biết rằng ăn thì thấy ngon hơn các món khác?!
Cho đến nay, khoa học chỉ có thể lý giải rằng, có hiện tượng ĐTLA (hai cá thể đồng giới tìm thấy tình yêu tinh thần và thể xác) là vì KHTD của con người do bẩm sinh, xảy ra và tiến triển theo sự kết hợp di truyền và ảnh hưởng từ cha mẹ. ĐTLA không phải là sự lựa chọn, không thể thay đổi được và cũng phát triển phức tạp như dị tính luyến ái.
Tổ chức Y tế thế giới chỉ ra rằng, ĐTLA không phải là bệnh, không có phác đồ điều trị và cách khắc phục tốt nhất là thái độ đúng mực của xã hội. Đặc biệt, khoa học coi ĐTLA là hoàn toàn bình thường như mọi người về thể xác, cái rắc rối thường nằm ở trong đầu, trong quan niệm của xã hội và cả chính người đồng tính.
Tại một câu lạc bộ sức khoẻ dành cho người đồng tính nam, có khá nhiều bậc cha mẹ gọi điện tới hỏi cách "điều trị" cho đứa con trai chỉ mê đàn ông và không chịu lấy vợ, một số người đã tốn tiền mua đủ thứ thuốc Đông y, Tây y ép con uống, nhưng cuối cùng, họ nhận được câu trả lời, đây không phải là bệnh thì đương nhiên không có thuốc, không cần chữa và lời khuyên khoa học nhất là "cứ để cháu nó phát triển tự nhiên".--PageBreak--
Hạnh phúc chớp nhoáng và cơn trầm cảm triền miên
Anh H. năm nay đã gần 50 tuổi và sống một mình trong căn nhà khá rộng. Cha mẹ anh đã mất, các anh chị ruột đều đã có con lớn, có cháu bế. Anh rất sợ những ngày lễ Tết, khi không phải đi làm, anh buồn mà không dám tới nhà anh em họ hàng chơi, vì đến nhà nào người ta cũng sẽ hỏi: sao anh chưa lấy vợ?
Với vẻ ngoài khá hiền lành, chừng mực, đã từng đi bộ đội rồi đi làm giống như rất nhiều người đàn ông bình thường cùng thế hệ, anh không biết phải giải thích thế nào về thân phận "bóng kín" của mình.
Khi còn nhỏ, H. đã thích lân la chơi những trò nhảy dây, đánh chuyền của con gái, anh ghét đá bóng, đá cầu như bọn con trai. Lúc 17, 18 tuổi, anh chỉ mơ mộng tới bạn trai. Đến tuổi lấy vợ, có nhiều cô gái cảm mến anh, cộng thêm gia đình thúc giục và giới thiệu bạn gái cho anh, nhưng anh không muốn lấy ai.
Cho tới mãi sau này, khi cha mẹ anh mất, các anh chị đã biết và thông cảm cho hoàn cảnh khác người của anh, nhưng họ vẫn giục anh lấy vợ, vì họ rất thương anh. Họ muốn anh có con cái, có người ở bên cạnh lúc ốm đau.
Anh biết có nhiều người đồng tính nam vẫn lấy vợ vì gia đình thúc ép hoặc vì họ cũng muốn có con như tất cả những người bình thường khác. Nhưng H. lại thuộc típ người đồng tính nam chỉ có quan hệ yêu đương với bạn trai, với phụ nữ, dù có đẹp đến đâu anh cũng… chịu.
H. luôn mơ ước có một người bạn chung thuỷ, gắn bó lâu dài với anh. Những người như anh có thể chấp nhận bạn trai có cuộc sống riêng và giấu kín thân phận của mình, chỉ gắn bó với nhau về tình cảm.
Nhưng trong thế giới thứ ba, hạnh phúc lâu dài có lẽ là điều không tưởng. Những người tình đến với H. rồi mau chóng bỏ anh ra đi vì vô vàn lý do: lấy vợ, chuyển công tác... hoặc chẳng có lý do nào.
Số cặp đôi hạnh phúc của người đồng tính luôn tỷ lệ nghịch với thời gian. Những đôi gắn bó với nhau 5-10 năm là được xem là kỷ lục và cực kỳ hiếm hoi, những đôi gắn bó tính bằng năm là rất ít, bằng tháng, tuần không nhiều, hạnh phúc của họ gần như chỉ tính bằng ngày, thậm chí bằng giờ.
Khó có người đồng tính nào có thể nói một cách thanh thản, mình là người hạnh phúc. Ngay cả S. - một người tương đối hài hòa được cuộc sống "nửa kín nửa hở" của mình (người trong giới biết anh, còn gia đình, con cái được giữ bí mật) cũng nói rằng, anh không hoàn toàn hạnh phúc, anh chỉ học cách chấp nhận và tự bằng lòng với số phận.
S. rất tâm đắc với một câu nói anh đã đọc ở đâu đó rằng, cuộc sống của người đồng tính chỉ có những hạnh phúc chớp nhoáng, sau đó là cơn trầm cảm kéo dài triền miên. Họ gặp nhau trong chốc lát để rồi hôm sau, mỗi người lại quay về với cuộc sống của mình.
Mỗi người đồng tính đều là một số phận bất hạnh, họ thường xuyên phải tự đối mặt với mâu thuẫn lớn giữa nguyện vọng đích thực của bản thân và những chuẩn mực mà xã hội, gia đình đặt ra.
Ở tuổi gần ngũ tuần, những người bạn của anh H. đã yên ấm bên gia đình, còn anh chấp nhận cuộc sống không con cái, không gia đình, khi cô đơn, anh đi tìm bạn trai ở ghế đá, vườn hoa, quán cà phê. Có người thông cảm, chia sẻ với anh, có người mỉm cười bỏ đi, có người quay ra chửi, đánh anh. Không ai muốn một cuộc sống đầy bất ổn như vậy, nhưng anh chẳng còn cách nào khác.
Tại một trong những cuộc hội thảo đầu tiên dành cho người đồng tính nam tổ chức ở Hà Nội cách đây ba năm, sau khi một vị đại diện chính quyền địa phương lên phát biểu rất đanh thép rằng, phải loại bỏ lối sống của người pê đê vì đó là sự đua đòi, bệnh hoạn, một "cô" "bóng lộ" đã đứng lên nói trong nước mắt: Vì sao 4 tuổi "cô" đã tự trèo lên bàn thờ lấy chân hương quệt vào môi cho đỏ, vì sao sau bao nhiêu trận đòn roi, bao nhiêu lời sỉ mắng của cha mẹ, "cô" vẫn nhất quyết muốn làm con gái, vì sao "cô" đã ngoài 40 tuổi rồi mà vẫn tự chịu đựng cuộc sống không người thân, không gia đình và không giống ai?
Không ai dạy "cô" làm như vậy cả, "cô" cũng không đua đòi theo ai, có chăng chỉ là giời bắt tội "cô" phải thế. Tuy vậy, sự kỳ thị của xã hội có lẽ bắt nguồn từ việc họ không có cơ hội để hiểu biết về người đồng tính, khi đã không hiểu thì chúng ta sẽ dễ có đánh giá sai lệch từ những sự việc "con sâu làm rầu nồi canh".
Nhiều người nghĩ rằng, "bóng lộ" (người nam ăn mặc và thể hiện ra ngoài như nữ giới, một số đã phẫu thuật chuyển giới và dùng hormon) là người bị pê đê nặng hơn "bóng kín" (người nam ăn mặc và có vẻ bề ngoài như nam giới, có quan hệ tình dục dị giới và không thể xác định họ là đồng tính).
Nhưng trên thực tế, cách thể hiện của hai phân nhóm chính này liên quan tới rất nhiều yếu tố tính cách, trình độ học vấn, hoàn cảnh cá nhân… "Bóng kín" muốn được sống, làm việc bình thường như tất cả mọi người trong xã hội, còn "bóng lộ" muốn vượt lên dư luận để sống thật. Cách thể hiện nào cũng có sự bất ổn riêng.
H. nói rằng, "bóng kín" thường được mọi người tôn trọng, có cuộc sống yên ấm hơn, nhưng lại khó khăn trong việc tìm bạn; ngược lại, "bóng lộ" dễ bị trêu chọc, mỉa mai, nhưng cuộc sống riêng của họ lại dễ dàng hơn.
Có lẽ ngọn nguồn nỗi bất hạnh của người đồng tính là bởi họ khác thường, nhưng họ lại khó tìm thấy hạnh phúc trong thế giới riêng của mình. Trời không sinh ra họ là nữ, nhưng họ lại luôn đi tìm một người đàn ông đích thực.
Không hẳn cùng cảnh là "bóng kín" thì dễ thông cảm, dễ yêu thương nhau, hầu hết "bóng kín" không muốn kết bạn với "bóng lộ", "bóng lộ" với "bóng lộ" thì cảm thấy mình là chị - em nên không có quan hệ yêu đương.
Cả "bóng kín" và "bóng lộ" đều muốn yêu những người đàn ông đích thực, mà đàn ông "xịn" thì thật khó chấp nhận và gắn bó với họ lâu dài. Chưa hẳn những cuộc phẫu thuật chuyển giới tốn kém đã mang lại hạnh phúc thực sự cho người đồng tính, bởi họ phải chịu đau đớn, dùng thuốc suốt đời, suy giảm tuổi thọ và khó tìm được người đàn ông yêu thương mình.
Tuy vậy, có một thứ dễ dàng hơn nhiều mà tất cả người đồng tính đều cần là thái độ cảm thông của xã hội. Nếu các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, ĐTLA là hiện tượng bình thường của tự nhiên, không cần thiết và không thể tìm cách điều chỉnh, thì hà cớ gì chúng ta không thể bớt đi cái nhìn hà khắc để mang lại hạnh phúc cho những người khác
Từ khóa » Chồng Pê đê
-
Làm Gì Khi Phát Hiện Chồng Là Gay - VnExpress
-
Người đàn ông 6 Năm Day Dứt Vì Lấy Vợ Sinh Con - VnExpress Đời Sống
-
Cưới Xong Chồng Thú Nhận Bê-đê, 9X Vẫn Chấp Nhận Bầu, Sau Sinh ...
-
Nghi Chồng BÊ ĐÊ Nhưng Cô Vợ Quyết Không Chịu TEST THỬ Và Cái ...
-
Phao Tin đồn Chàng Trai "pê-đê", Cô Gái Phải "gánh" Kết Quả "đắng" I ...
-
Phận Má Hồng Lấy Chồng Gay - BÁO AN NINH HẢI PHÒNG
-
Lấy Chồng Có Tiếng "bê đê", Vợ Tưởng Yếu Như Bún Nhưng Lại Làm ...
-
Nỗi đau Không Biết Kêu Ai Của Những Người Phụ Nữ Lỡ Lấy Nhầm ...
-
Tá Hỏa Phát Hiện Chồng Là Gay Sau Khi Cưới - VietNamNet
-
Khi Chồng Bị đồng Tính - Sức Khỏe - Zing
-
Chết Sững Bên Người Chồng đồng Tính!
-
Nghi Ngờ Chồng đồng Tính Vì Quá Vô Tâm | VOV.VN
-
[Tư Vấn]Nghi Ngờ Chồng Là Người ĐỒNG TÍNH - Dấu Hiệu Nhận Biết !!!