NỖI DAY DỨT TRONG BÀI THƠ HAI NĂM TÌNH LẬN ĐẬN - Tác Giả

NỖI DAY DỨT TRONG BÀI THƠ HAI NĂM TÌNH LẬN ĐẬN - Tác giả: Bùi Huyền Tương (Quảng Ngãi) Leave a Comment Tweet
(Nguồn ảnh: internet)
NỖI DAY DỨT TRONG BÀI THƠ HAI NĂM TÌNH LẬN ĐẬN * HAI NĂM TÌNH LẬNĐẬN 1 Hai năm tình lận đận Hai đứa cùng xanh xao Mùa đông, hai đứa lạnh Hơi thở dài như nhau? Hai năm tình lận đận Hai đứa cùng hư hao (Em không còn thắt bím Nuôi dưỡng thời ngây thơ Anh không còn luýnh quýnh Giữa sân trường trao thư!) Hai năm tình lận đận Hai đứa đành xa nhau Em vẫn còn mắt liếc Anh vẫn còn nôn nao Ngoài đường em bước chậm Trong quán chiều anh ngóng cổ cao… 2 Em bây giờ, có lẽ Toan tính chuyện lọc lừa Anh bây giờ, có lẽ Xin làm người- tình- thua Chuông nhà thờ đổ mệt Tượng Chúa gầy hơn xưa Chúa bây giờ, có lẽ Rơi xuống trần gian, mưa (Dù sao thì Chúa cũng Một thời làm trai tơ Dù sao thì Chúa cũng Là đàn ông… dại khờ!) Anh bây giờ, có lẽ Thiết tha hơn tín đồ Nguyện làm cây thánh giá Trên chót đỉnh nhà thờ Cô đơn nhìn bụi bặm Làm phân bón rêu xanh (Dù sao cây thánh giá Cũng được người vinh danh!) 3 Hai năm tình lận đận Em đã già hơn xưa!... *. NGUYỄN TẤT NHIÊN LỜI BÌNH:
(Tác giả Bùi Huyền Tương)
Xưa nay, không ít những cuộc tình đằm thắm da diết, rồi phải chia lìa cách xa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có khi là duyên cớ không thể giải thích được, không thể buộc lỗi cho ai. Nói chung, những cuộc tình chia xa này đã được thi ca nhắc đến khá nhiều. Nhà thơ Hồ DZếnh đã từng thốt lên: “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở/ Đời mất vui khi đã vẹn câu thề”. Đọc bài thơ “Hai năm tình lận đận” của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, tôi không nằm trong tâm trạng cảm xúc này. Mà tâm trạng man mác buồn và nỗi day dứt khôn nguôi trước cuộc tình trải qua thời gian rất đẹp. Bài thơ là câu chuyện tình trong muôn vạn câu chuyện tình. Nhưng ở đây lại đi theo trình tự khắc khoải thắt lòng: Đằm thắm thủy chung- Chia tay trong ám ảnh- Đơn phương vọng nhớ. Rồi, cậy nhờ vào đấng siêu nhiên- vào Đức Chúa Trời mà giãi bày cầu nguyện. Vào thế kỷ trước (1973), nhà thơ Phạm Thiên Thư đã viết bài thơ “Vết chim bay” được nhiều người biết đến, được xem như một trong những bài thơ yêu thích. Đấy là mối tình ngân vọng từ hai trái tim yêu tha thiết. Mối tình chớm nở, nhưng không dám chạm đến, sợ tình tan loãng theo khói sương. Rồi cuộc tình chia xa không biết vì sao. Thế rồi, cứ ngắm nhìn theo mây khói mà hoài tưởng, ngóng trông trong nỗi đau mà không lụy, không vật vã kêu thương. Ngược lại, cuộc tình trong bài thơ “Hai năm tình lận đận” lại đơn phương vật vã trong nỗi chia xa. Càng đọc, càng ngẫm ta càng nhận ra những lăn lóc thân phận, những bể dâu nhân thế, những thế thái nhân tình mà nghiệm sinh. Nhiều khi không khỏi chơi vơi thảng thốt trước cõi phù trầm lắm nỗi đa đoan. Nhân vật trữ tình trong bài thơ thuộc tạng người chân thật, thủy chung, đắm chìm trong giấc mơ tình yêu cao thượng. Còn người tình của anh thì sao nhỉ? Cái nhan đề bài thơ hẵn đã là chìa khóa gởi đến người đọc để mở cửa nội dung bài thơ rồi. Nhưng lận đận thế nào không chỉ ở phía chàng trai- người trong cuộc mà còn dành ở phía người đọc. Hai năm khoảng thời gian ngắn ngủi so với một đời người. Nhưng hai năm với cuộc tình… Đủ để cảm, để để hiểu, để dâng hiến hương vị tình yêu. Bài thơ tồn tại song song hai trạng thái cảm xúc đan xen nhau trong thế tương phản. Ngay ở khổ thứ nhất: “Hai đứa cùng xanh xao/ Mùa đông hai đứa lạnh” và khổ thứ hai: “Em không còn thắt bím/ Nuôi dưỡng thời ngây thơ/ Anh không còn luýnh quýnh/ Giữa sân trường trao thư Thì ra cuộc tình đã chớm nở ở thuở hoa niên đầy mơ mộng. Lúc nàng còn tuổi thắt bím, chàng vụng về lính quýnh trao thư nơi sân trường. Cái tâm trạng này được tác giả đặt trong ngoặc đơn ( ) như dòng hồi tưởng, tiếc nuối một thời đã qua. Tạo nên thế đối nghịch với hiện tại cuộc tình đang đằm thắm trong thời buổi khó khăn: Hai đứa cùng đói lạnh, cùng xanh xao và cùng hư hao. Nhưng, đã đồng cảm sẻ chia trong nghĩa thủy chung đến từng hơi thở “Hơi thở dài như nhau?” Và cũng có thể là tiếng thở dài cùng nhau chia sẻ trước khốn khó đời thường. Tác giả đặt dấu hỏi (?) sau câu thơ như lời tự vấn, lời độc thoại với chính mình, còn là lời nhắn gởi đến người tình. Rằng, em còn nhớ “Hai năm tình lận đận” với bao khốn khó, nhưng ta vẫn thủy chung, vẫn quấn quýt bên nhau. Dấu chấm hỏi như bao trùm lên nỗi tiếc thương. Với tôi, câu thơ này cùng với câu “ Trong quán chiều anh ngóng cổ cao” và câu “Thiết tha hơn tín đồ” đã tạo nên điểm nhấn, tạo nên thần thái của bài thơ. Nếu hai khổ thơ đầu tạo nên sự đối nghịch, thế tương phản để hiển lộ tình yêu đằm thắm thủy chung. Thì khổ thơ thứ ba đã tạo nên thế tương đồng: “Em vẫn còn mắt liếc/ Anh vẫn còn nôn nao/ Ngoài đường em bước chậm/ Trong quán chiều anh ngóng cổ cao…”. Thế sao lại đành xa nhau? Khổ thơ để lại trong lòng người đọc cảm xúc miên man day dứt. Rồi tự đặt cho mình câu hỏi xoáy xiết trong nỗi vấn vương. Bài thơ trải dài cảm xúc theo thể ngũ ngôn. Nhưng lại rơi vào một câu thơ phá cách “Trong quán chiều anh ngóng cổ cao…”. Nếu thử bỏ đi hai từ “cổ cao” câu thơ trở thành:Trong quán chiều anh ngóng” vừa tròn trịa thể 5 chữ, vừa thể hiện phần nào tứ thơ. Tôi tin rằng, tác giả vẫn biết điều đó. Nhưng nhà thơ lại thêm vào hai từ “cổ cao” chắc hẵn đã có dụng ý, có chủ đích rồi. Nếu như:Trong quán chiều anh ngóng” theo bước em qua đường thì mức độ quyến luyến bồi hồi ở tầng cảm xúc thấp hơn. Đằng này “anh ngóng cổ cao…” cùng dấu chấm lửng (…) thì cho phép người đọc nhận ra cường độ quyến luyến bồi hồi đã dâng lên đỉnh điểm cùng những bâng khuâng còn giấu kín trong lòng làm sao nói hết. Tôi nghĩ đến điều này khi bắt gặp một loạt hình ảnh, từ ngữ đầy hình tượng: mắt liếc, nôn nao, bước chậm, ngóng cổ cao Thời gian cứ trôi. Để rồi: “Em bây giờ, có lẽ/ Toan tính chuyện lọc lừa/ Anh bây giờ, có lẽ/ Xin làm người - tình- thua”. Vẫn biết sự tương phản, đối nghịch tạo nên thần thái cho thơ. Song, người đọc khi chạm vào khổ thơ này không khỏi nao lòng. Bởi cái thế tương phản không chỉ ở thủ pháp mà còn chính ở tâm trạng của chàng trai luôn trung thành với tình yêu. Hai từ “có lẽ” thật ám ảnh, vừa phỏng đoán, vừa khẳng định dè dặt suy nghĩ của chàng trai. Nhưng lại hiện ra trước mắt người đọc hai tính cách: em- toan tính lọc lừa, anh- xin làm người tình thua. Em toan tính lọc lừa điều gì? câu thơ đặt ra cho người đọc bao suy nghĩ. Rồi ám ảnh, rồi chiêm nghiệm riêng tư… Anh bây giờ, có lẽ/ Xin làm người- tình- thua”.Mạch cảm xúc của bài thơ không dừng ở đó. Mà tiếp tục tuôn trào. Qua hụt hẫng tình trường, anh tìm đến giáo đường mỗi chiều sau tiếng chuông nhà thờ gióng đổ và dưới tượng Chúa mà nguyện cầu, giãi bày tình cảm kín thầm. Qua những câu thơ đầy hình tượng, ta nhận ra Chúa cũng chạnh lòng thương cảm trước tấm lòng của một tín đồ đức hạnh, phụng hiến cho tình yêu cao cả: “Chuông nhà thờ đổ mệt/ Tượng Chúa gầy hơn xưa/ Chúa bây giờ, có lẽ/ Rơi xuống trần gian, mưa Khi đọc những đoạn cuối của bài thơ. Tôi hơi ngờ ngợ. Bởi, tác giả đã táo bạo dùng những ẩn dụ, vay mượn hình ảnh thánh thiện, thiêng liêng để ví von mình. Nhưng khi đọc những dòng thơ này. Theo tôi, ta không nên tìm đến ý nghĩa câu chữ mà tìm đến xúc cảm thi ca. Mỗi khi người ta đã chịu đựng đến tột cùng của đức khiêm nhẫn, thì sự vay mượn để ví von đấy là tấm lòng thành thật: “Anh bây giờ, có lẽ/ Thiết tha hơn tín đồ”. Và rồi: “Nguyện làm cây thánh giá/ Trên chót đỉnh nhà thờ”. Chàng trai chỉ nguyện làm cây thánh giá để sẻ chia nỗi cô đơn. Qua đó cho phép ta hiểu rằng, đấy là đức khiêm cung, tôn quý những gì thuộc về thiêng liêng thánh thiện của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Anh mượn hình ảnh cây thánh giá để ngợi ca lòng vị tha, tính bao dung rộng lớn để ngợi ca tình yêu thương, chia sẻ: “Dù sao cây thánh giá/Cũng được người vinh danh!”. Và như thế anh đã: “Thiết tha hơn tín đồ” Bài thơ trải đều theo dòng tự sự. Với nỗi bi thiết trước sự gãy đổ của tình yêu đôi lứa. Ở đó ta còn nhận ra đức khiêm nhẫn, khiêm cung, lòng tự trọng. Và tính bao dung độ lượng của con người. Dẫu cho dư âm bài thơ gợi trong lòng người đọc một nỗi buồn man mác. Nhưng, khi đọc kỹ ta thêm thấu hiểu cái da diết bên trong. Mời thư giãn với nhạc phẩm HOA TÍM NGƯỜI XƯA của Thanh Sơn, qua tiếng hát Dương Hồng Loan: * BÙI HUYỀN TƯƠNG (tên thật: Bùi Văn Tường) Địa chỉ: Trường Trung học Cơ sở Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Email: buihuyentuongqng@gmail.com Điện thoại: 079.555.44.49 . . ……………………………………………………………………………………………………………………………………..……… - Cập nhật từ email: tranchicuong27@yahoo.com.vn gửi ngày 13.07.2018 - Bài viết không thể hiện quan điểm của trang Đặng Xuân Xuyến - Vui lòng ghi rõ nguồn dangxuanxuyen.blogspot.com khi trích đăng lại. .
chia sẻ
Bài viết liên quan:

0 comments:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ

NỘI DUNG TÌM KIẾM...

từ 2 tháng 8-2015:

MỜI ĐỌC:

  • Chuyện văn chương
  • Truyện ngắn
  • thơ 4 câu
  • thơ thế sự
  • thơ độc vận
  • thơ tình - chưa in
  • Cảm nhận thơ văn 2
  • Tử Vi vấn đáp
  • văn hóa tâm linh - Hỏi đáp trên facebook
  • văn hóa tâm linh - Tín ngưỡng dân gian
  • văn hóa tâm linh - Kể chuyện của tôi
  • Tử Vi kiến giải
  • Sắp kết hôn cần biết
  • Điềm báo và kiêng kỵ trong dân gian
  • Vào chùa lễ Phật: Những điều cần biết
  • thơ tình - Cưỡng Xuân
  • Cảm nhận thơ văn 1
  • Bạn đọc cảm nhận về bài thơ "Quê Nghèo"
  • Bạn đọc cảm nhận thơ của Đặng Xuân Xuyến *
  • Bạn trai với tình yêu
  • Mưu lược giành chiến thắng
  • Kiến thức về tình yêu giới tính
  • Hỏi đáp về chuyện kín của đàn ông
  • 217 điều kiêng kỵ với người cao tuổi
  • Điểm yếu của người đàn ông hiện đại
  • Truyện vui và truyện liêu trai
  • Bạn đọc cảm nhận về một số tác phẩm
BÀI XEM NHIỀU TRONG TUẦN
  • KHI HỮU ƯỚC LÊN ĐỒNG NGHỆ THUẬT - Tác giả: Đỗ Minh Tuấn (Hà Nội)
  • VĂN VIỆT TRAO GIẢI CHO THÁI HẠO: ‘CÚ ĐẤM VÀO THƠ CÒN ĐAU MÃI’ - Nhiều Tác Giả
  • LỜI TRANG NHÀ VỚI QUÝ TÁC GIẢ VÀ BẠN ĐỌC
  • CUỘC ĐỜI VÀ SỐ PHẬN - Tác giả: Nguyễn Phúc Vĩnh Tường
  • CHUYỆN THUẬT SỐ ỨNG NGHIỆM VỚI MAO TRẠCH ĐÔNG - Tác giả: Đặng Xuân Xuyến ; Kỹ thuật video: Đinh Hoàng Long
  • HÌNH TƯỢNG NỮ CHIẾN SỸ LÁI XE TRONG *NIỀM TIN CÓ THẬT* - Tác giả: Trần Thanh Phương (Bình Định)
  • NHẬN ĐỊNH VỀ BÀI VIẾT ‘SỨC MẠNH CỦA CHỦ NGHĨA NGU DÂN’ CỦA DƯƠNG THU HƯƠNG - Tác giả: Chu Tất Tiến (Hoa Kỳ)

CÓ THỂ BẠN CẦN

  • lập lá số tử vi
  • xem ngày tốt xấu
  • xem ngày đẹp
  • đặng xuân xuyến - blog tiếng lòng
  • đặng xuân xuyến - facebook
  • đặng xuân xuyến - youtube

THƯ MỤC VÀ TÁC GIẢ:

  • - BIÊN KHẢO (285)
  • - BÌNH THƠ (595)
  • - BÌNH VĂN (67)
  • - CHĂM SÓC SỨC KHỎE (49)
  • - CHUYỆN LÀNG VĂN (166)
  • - KHO SÁCH (66)
  • - KIẾN THỨC CUỘC SỐNG (164)
  • - LÝ LUẬN (334)
  • - PHONG THỦY (114)
  • - SUY NGẪM (499)
  • - TÁC GIẢ - TÁC PHẨM (177)
  • - THIẾU NHI (50)
  • - THƠ (2975)
  • - THƯ GIÃN (229)
  • - TÍN NGƯỠNG (416)
  • - TỬ VI (309)
  • - TƯỚNG THUẬT (126)
  • - VĂN (1044)
  • - Về ĐẶNG XUÂN XUYẾN (152)
  • - Về Trang Đặng Xuân Xuyến (24)
  • Ái Nhân (Hưng Yên) (45)
  • Ân Quang (Sài Gòn) (4)
  • Bùi Công Thuấn (Thái Bình) (12)
  • Bùi Cửu Trường (Hà Nội) (19)
  • Bùi Đồng (Nam Định) (68)
  • Bùi Thanh Hiếu (Đức) (11)
  • Bùi Việt Thắng (Hà Tĩnh) (7)
  • Châu Thạch (Đà Nẵng) (300)
  • Chu Mộng Long (Bình Định) (59)
  • Chu Tất Tiến (Hoa Kỳ) (16)
  • Chu Vương Miện (Hoa Kỳ) (47)
  • Chử Văn Long (Hà Nội) (194)
  • Cù Huy Hà Vũ (Hoa Kỳ) (6)
  • Doãn Hồng Giang (Tuyên Quang) (10)
  • Du Tử Lê (Hoa Kỳ) (7)
  • Duy Toại (Sài Gòn) (13)
  • Dương Ninh Ninh (Sài Gòn) (16)
  • Dương Quốc Việt (Hà Nội) (75)
  • Dương Thu Hương (Thái Bình) (13)
  • Dương Tự Trọng (Hải Phòng) (7)
  • Đàm Duy Hân (Hà Nội) (6)
  • Đào Anh Dũng (Hưng Yên) (95)
  • Đào Văn Bình (Hoa Kỳ) (12)
  • Đặng Chương Ngạn (Sài Gòn) (2)
  • Đặng Hiển (Nam Định) (12)
  • Đặng Khoa (Việt Trì) (212)
  • Đằng Sơn (Hoa Kỳ) (6)
  • Đặng Tuấn Hưng (Hà Nội) (23)
  • Đặng Văn Sinh (Hải Dương) (34)
  • Đặng Vương Hưng (Hà Nội) (4)
  • Đặng Xuân Xuyến (676)
  • Đinh Hoàng Long (Hà Tây) (3)
  • Đinh Sỹ Liên (Nam Định) (12)
  • Đinh Sỹ Minh (Hà Tĩnh) (85)
  • Đoàn Mạnh Phương (Nam Định) (4)
  • Đoàn Mạnh Thế (Hà Nội) (66)
  • Đoàn Thị Lam Luyến (Hưng Yên) (4)
  • Đỗ Anh Tuyến (Thái Bình) (65)
  • Đỗ Doãn Phương (Hà Tây) (5)
  • Đỗ Duy Ngọc (Sài Gòn) (8)
  • Đỗ Đình Tuân (Hải Dương) (15)
  • Đỗ Hoàng (Hà Nội) (72)
  • Đỗ Huy Tấn (Hải Dương) (8)
  • Đỗ Kiên Cường (Hà Nam) (6)
  • Đỗ Lai Thúy (Hà Tây) (5)
  • Đỗ Minh Tuấn (Hà Nội) (15)
  • Đỗ Ngọc Thống (Thanh Hóa) (14)
  • Đỗ Quyên (Canada) (5)
  • Đỗ Thanh Khang (Vũng Tàu) (70)
  • Đỗ Trọng Khơi (Thái Bình) (12)
  • Đỗ Trường (Đức) (38)
  • Đỗ Việt Phương (Hải Phòng) (84)
  • Đông La (Hải Dương) (54)
  • Đồng Thị Chúc (Bắc Giang) (72)
  • Giáng Vân (Hà Nội) (8)
  • Giáp Kiều Hưng (Bắc Giang) (11)
  • Hà Huy Hoàng (Quảng Ngãi) (8)
  • Hà Nguyên (Hà Nội) (7)
  • Hà Quang Minh (Hà Nội) (4)
  • Hạ Thái Trần Quốc Phiệt (Hoa Kỳ) (16)
  • Hà Thanh Vân (Sài Gòn) (4)
  • Hà Thượng Nhân (Hoa Kỳ) (6)
  • Hạ Vinh Thi (Đặng Xuân Xuyến) (11)
  • Hoàng Cát (Nghệ An) (9)
  • Hoàng Hạc (chưa xác định) (10)
  • Hoàng Hải Vân (Quảng Nam) (12)
  • Hoàng Tuấn Công (Thanh Hóa) (14)
  • Hoàng Vũ Thuật (Quảng Bình) (9)
  • Hoàng Xuân Họa (Hà Nội) (20)
  • Hoàng Xuân Sơn (Canada) (5)
  • Hồ Đình Nghiêm (Canada) (13)
  • Hồng Thanh Quang (Hưng Yên) (10)
  • Huệ Thu (Hoa Kỳ) (11)
  • Huỳnh Long Sơn (Đồng Tháp) (19)
  • Huỳnh Xuân Sơn (Sài Gòn) (8)
  • Hữu Thỉnh (Hà Nội) (29)
  • Hữu Ước (Hưng Yên) (2)
  • Inra Sara (Ninh Thuận) (11)
  • Kha Tiệm Ly (Tiền Giang) (32)
  • Khang Quốc Ngọc (Sài Gòn) (7)
  • Khề Khà Truyện (Hà Nội) (10)
  • Khê Kinh Kha (Hoa Kỳ) (37)
  • Khôi Thanh NGK (Nghệ An) (3)
  • KHUYẾT DANH (75)
  • Kiều Mai Sơn (Hà Nội) (19)
  • La Thụy (Bình Thuận) (69)
  • Lang Trương (Đà Nẵng) (21)
  • Lâm Chương (Hoa Kỳ) (10)
  • Lê Đình Cánh (Thanh Hóa) (14)
  • Lê Đức Nghinh (Hà Nội) (12)
  • Lê Hoài Nguyên (Hà Nội) (10)
  • Lê Hoàng Anh (Sài Gòn) (14)
  • Lê Hồng Lâm (Nghệ An) (9)
  • Lê Huy Mậu (Vũng Tàu) (9)
  • Lê Kim Thượng (Khánh Hòa) (7)
  • Lê Mai (Hà Nội) (22)
  • Lê Minh Hiền (Hoa Kỳ) (4)
  • Lê Nghị (Khánh Hòa) (9)
  • Lê Ngọc Trác (Bình Thuận) (9)
  • Lê Phú Khải (Hà Nội) (8)
  • Lê Thanh Hùng (Bình Thuận) (189)
  • Lê Thanh Long (Hà Nội) (24)
  • Lê Thị Quỳnh Dung (Đà Nẵng) (7)
  • Lê Thiên Minh Khoa (Vũng Tàu) (30)
  • Lê Tiến Vượng (Hà Nội) (6)
  • Lê Trung Hưng (Bình Dương) (11)
  • Lương Ngọc An (Hà Nội) (8)
  • Lương Thị Hương Lan (Sài Gòn) (7)
  • Lưu Trọng Lư-Lưu Trọng Văn (Hà Nội) (8)
  • Lưu Xuân Thanh (Bình Định) (24)
  • Lý Đức Quỳnh (Đồng Nai) (8)
  • Lý Thanh (Anh Quốc) (6)
  • Mã Giang Lân (Thanh Hóa) (7)
  • Mạc Phong Tuyền (Thanh Hóa) (18)
  • Mai Bá Ấn (Quảng Ngãi) (4)
  • Mai Văn Phấn (Hải Phòng) (13)
  • Minh Diện (Thái Bình) (4)
  • Minh Nhiên (Chưa xác định) (8)
  • Ngọc Châu (Hải Phòng) (5)
  • Ngô Đức Hành (Hà Tĩnh) (3)
  • Ngô Minh (Quảng Bình) (3)
  • Ngô Nguyễn (Hà Nội) (5)
  • Ngô Văn Giá (Bắc Giang) (19)
  • Ngô Xuân Phúc (Nghệ An) (7)
  • Nguyễn Anh Tuấn (Hà Nội) (24)
  • Nguyễn Anh Tuấn (Hưng Yên) (41)
  • Nguyễn Bá Bách (Bắc Ninh) (4)
  • Nguyễn Bàng (Sài Gòn) (99)
  • Nguyễn Bảo Sinh (Hà Nội) (14)
  • Nguyễn Bích Thủy (Bỉ) (9)
  • Nguyên Bình (Bà Rịa) (9)
  • Nguyễn Bình Phương (Thái Nguyên) (11)
  • Nguyễn Cẩm Hương (Thanh Hóa) (8)
  • Nguyễn Công Tiến (Đức) (3)
  • Nguyễn Duy Nhiệm (Hưng Yên) (8)
  • Nguyễn Đại Hoàng (Sài Gòn) (3)
  • Nguyễn Đăng Điệp (Nghệ An) (7)
  • Nguyễn Đăng Hành (Hà Nội) (72)
  • Nguyễn Đăng Mạnh (Hà Nội) (17)
  • Nguyễn Đình Cống (Hà Nội) (9)
  • Nguyễn Đình Tấn (Sài Gòn) (6)
  • Nguyễn Đỗ Lưu (Hà Nội) (4)
  • Nguyên Giác (Hoa Kỳ) (9)
  • Nguyễn Hải Hoành (Hà Nội) (12)
  • Nguyễn Hoàng Đức (Hà Nội) (42)
  • Nguyễn Huy Thiệp (Hà Nội) (35)
  • Nguyễn Hưng Hải (Phú Thọ) (7)
  • Nguyễn Hữu Liêm (Hoa Kỳ) (6)
  • Nguyễn Hữu Quý (Quảng Bình) (8)
  • Nguyễn Khắc Kình (Hà Tây) (7)
  • Nguyễn Khôi (Hà Nội) (310)
  • Nguyên Lạc (Hoa Kỳ) (32)
  • Nguyễn Lâm Cẩn (Hà Nội) (15)
  • Nguyễn Linh (Đồng Nai) (22)
  • Nguyễn Mạnh Bảo (Sài Gòn) (1)
  • Nguyên Ngọc (Quảng Nam) (14)
  • Nguyễn Ngọc Chu (Hà Nội) (29)
  • Nguyễn Ngọc Hưng (Quảng Ngãi) (14)
  • Nguyễn Ngọc Kiên (Hà Nội) (36)
  • Nguyễn Ngọc Phú (Hà Tĩnh) (5)
  • Nguyễn Phan Quế Mai (Ninh Bình) (6)
  • Nguyễn Phúc Vĩnh Tường (chưa xác định) (27)
  • Nguyễn Quang Dy (Australia) (10)
  • Nguyễn Quang Hoài (Hà Nội) (4)
  • Nguyễn Quang Lập (Quảng Bình) (11)
  • Nguyễn Quang Thiều (Hà Tây) (60)
  • Nguyễn Quang Vinh (Quảng Bình) (4)
  • Nguyễn Quỳnh (Bắc Ninh) (3)
  • Nguyễn Tấn Thành (Bến Tre) (7)
  • Nguyễn Thái Sơn (Sài Gòn) (5)
  • Nguyễn Thành (Sài Gòn) (11)
  • Nguyễn Thanh Huy (Khánh Hòa) (4)
  • Nguyễn Thanh Lâm (Hà Nội) (264)
  • Nguyễn Thánh Ngã (Quảng Ngãi) (3)
  • Nguyễn Thanh Tuyên (Hải Phòng) (15)
  • Nguyễn Thanh Ty (Hoa Kỳ) (6)
  • Nguyễn Thế Duyên (Hà Nội) (19)
  • Nguyễn Thế Khoa (Hà Nội) (14)
  • Nguyễn Thị Hồng (Hà Nội) (17)
  • Nguyễn Thị Lan Anh (Hải Dương) (62)
  • Nguyễn Thị Mai (Hà Nội) (11)
  • Nguyễn Thu (Sài Gòn) (6)
  • Nguyễn Tiến Hưng (Hoa Kỳ) (3)
  • Nguyễn Toàn Thắng (Thái Bình) (66)
  • Nguyễn Trọng Bình (Cần Thơ) (4)
  • Nguyễn Trọng Tạo (Nghệ An) (17)
  • Nguyễn Tuyển (Quảng Ngãi) (13)
  • Nguyễn Tường Thụy (Hà Nội) (4)
  • Nguyễn Văn Hòa (Phú Yên) (3)
  • Nguyễn Văn Song (Hà Nội) (5)
  • Nguyễn Văn Thọ (Thái Bình) (7)
  • Nguyễn Văn Tuấn (Australia) (4)
  • Nguyễn Việt Chiến (Hà Tây) (10)
  • Nguyễn Vũ Tiềm (Hà Nội) (9)
  • Nguyễn Xuân (Hưng Yên) (41)
  • Nguyễn Xuân Diện (Hà Tây) (11)
  • Nguyễn Xuân Dương (Bắc Ninh) (98)
  • Nguyễn Xuân Môn (Gia Lai) (8)
  • Nguyệt Lãng (Bình Phước) (18)
  • Nhã My (Hoa Kỳ) (7)
  • Nhật Quang (Sài Gòn) (22)
  • Nhật Tuấn (Hà Nội) (10)
  • NHIỀU TÁC GIẢ (163)
  • Nhụy GiaLai (Gia Lai) (50)
  • Phạm Cao Phong (Pháp) (4)
  • Phạm Chí Thiện (Sài Gòn) (2)
  • Phạm Đình Trọng (Hà Nội) (5)
  • Phạm Đức Nhì (Hoa Kỳ) (128)
  • Phạm Đức Toàn (Yên Bái) (9)
  • Phạm Khải (Hà Tây) (8)
  • Phạm Khang (Thanh Hóa) (8)
  • Phạm Lưu Vũ (Hà Nam) (11)
  • Phạm Ngọc Thái (Hà Nội) (125)
  • Phạm Quang Hiển (Hà Nội) (3)
  • Phạm Quang Trung (Ninh Bình) (10)
  • Phạm Quốc Ca (Lâm Đồng) (11)
  • Phạm Trọng Chánh (Pháp) (61)
  • Phạm Trung Tín (Hải Phòng) (6)
  • Phạm Viết Đào (Hà Nội) (5)
  • Phạm Xuân Nguyên (Hà Tĩnh) (7)
  • Phan Hoàng (Phú Yên) (11)
  • Phan Huy Đông (Hà Tây) (7)
  • Phan Huyền Thư (Hà Nội) (8)
  • Phan Nam (Quảng Nam) (6)
  • Phan Thắng (Đà Nẵng) (6)
  • Phan Trang Hy (Đà Nẵng) (17)
  • Phong Nguyên (chưa xác định) (12)
  • Phúc Hữu (Hải Phòng) (5)
  • Phùng Hiệu (Đà Nẵng) (7)
  • Phùng Hoài Ngọc (Hà Tây) (6)
  • Phương Việt Kháng (Quảng Ninh) (59)
  • Quách Hạo Nhiên (Cần Thơ) (8)
  • Quốc Phong (Hà Nội) (5)
  • Quỳnh Hoa (Hà Tĩnh) (27)
  • Song Nhị (Hoa Kỳ) (7)
  • Sương Nguyệt Minh (Ninh Bình) (13)
  • Tạ Duy Anh (Hà Tây) (17)
  • Tạ Hồng Trường (Hưng Yên) (61)
  • Tạ Hữu Đỉnh (Quảng Ninh) (9)
  • TÁC GIẢ KHÁC (528)
  • Thạch Đà (Cà Mau) (26)
  • Thạch Quỳ-Vương Cường (Nghệ An) (11)
  • Thái Chung (Sài Gòn) (18)
  • Thái Đắc Xuân (Đặng Xuân Xuyến) (9)
  • Thái Hạo (Thanh Hóa) (14)
  • Thái Quốc Mưu (Hoa Kỳ) (123)
  • Thế Lộc (Đà Nẵng) (25)
  • Thích Chân Quang (Vũng Tàu) (15)
  • Thích Nhật Từ (Sài Gòn) (30)
  • Thích Thiện Siêu (Thừa Thiên - Huế) (6)
  • Thiên Lương (Hưng Yên) (7)
  • Thiên Việt (Sài Gòn) (27)
  • Thinley Nguyên Thành (Hà Nội) (3)
  • Thủy Điền (Đức) (5)
  • Tống Phước Bảo (Cà Mau) (3)
  • Trần Công Thủy (Nam Định) (17)
  • Trần Dần (Nam Định) (11)
  • Trần Đăng Khoa (Hà Nội) (35)
  • Trần Đình Hiến (Hà Nội) (18)
  • Trần Đình Sử (Hà Nội) (11)
  • Trần Đức Phổ (Canada) (36)
  • Trần Đức Tín (Cà Mau) (10)
  • Trần Gia Phụng (Canada) (18)
  • Trần Hạ Vi (Canada) (9)
  • Trần Hiền (Quảng Trị) (6)
  • Trần Kế Hoàn (Nam Định) (17)
  • Trần Khuê (Sài Gòn) (4)
  • Trần Kiêm Đoàn (Hoa Kỳ) (5)
  • Trần Mai Ngân (Vĩnh Long) (84)
  • Trần Mạnh Hảo (Sài Gòn) (109)
  • Trần Mỹ Giống (Nam Định) (19)
  • Trần Ngọc Hưởng (Long An) (4)
  • Trần Nhuận Minh (Quảng Ninh) (36)
  • Trần Quang Đạo (Quảng Bình) (9)
  • Trần Quang Quý (Hà Nội) (7)
  • Trần Quỳnh Nga (Hà Tĩnh) (7)
  • Trần Thanh Cảnh (Bắc Ninh) (7)
  • Trần Thanh Phương (Bình Định) (13)
  • Trần Thanh Vân (Hà Nội) (6)
  • Trần Thị Bảo Thư (Hải Phòng) (15)
  • Trần Thị Hồng Châu (Đức) (7)
  • Trần Thoại Nguyên (Quảng Ngãi) (5)
  • Trần Tiến (Hà Nội) (53)
  • Trần Trung Đạo (Hoa Kỳ) (13)
  • Trần Văn Nam (Hoa Kỳ) (7)
  • Trần Vấn Lệ (Hoa Kỳ) (54)
  • Trần Việt Sơn (Hoa Kỳ) (6)
  • Trích Đăng Lại - Đăng Lại (51)
  • Trịnh Đình Bích (Thanh Hóa) (12)
  • Trịnh Thị Nhâm (Quảng Ninh) (14)
  • Trịnh Thu Tuyết (Hà Nội) (5)
  • Trịnh Văn Thành (Thanh Hóa) (3)
  • Trọng Hùng (Sài Gòn) (18)
  • Trúc Thanh (Tiền Giang) (5)
  • Trúc Thông (Hà Nam) (9)
  • Trương Chí Hùng (An Giang) (2)
  • Trương Vĩnh Tuấn (Vĩnh Phúc) (4)
  • Tuấn Khanh (Sài Gòn) (3)
  • Văn Thùy (Hưng Yên) (40)
  • Vân Đằng Thái Thứ Lang (chưa xác định) (14)
  • Võ Công Liêm (Canada) (7)
  • Võ Hương An (Hoa Kỳ) (12)
  • Vũ Bình Lục (Hà Nội) (8)
  • Vũ Đình Phàm (Hà Nội) (9)
  • Vũ Hữu Sự (Hà Tây) (17)
  • Vũ Nho (Ninh Bình) (9)
  • Vũ Quế Lâm (Hà Nội) (88)
  • Vũ Thị Hương Mai (Hà Nội) (108)
  • Vũ Thư Hiên (Pháp) (9)
  • Xuân Diệu (Hà Nội) (21)
  • Xuân Đài (Sài Gòn) (7)
  • Xuân Lộc (Hà Tĩnh) (11)
  • Xuân Sách (Thanh Hóa) (6)

10 BÀI BẠN ĐỌC TRUY CẬP NHIỀU NHẤT

  • CHUYỆN CỦA GÃ KHỜ - Truyện ngắn Đặng Xuân Xuyến
  • TÌNH DỤC QUÁI ĐẢN CỦA 'HOÀNG ĐẾ' MAO TRẠCH ĐÔNG - Dịch giả: Đoàn Mạnh Thế (Hà Nội)
  • THẮC MẮC VỀ ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI - Tác giả: Đặng Xuân Xuyến
  • “TƯNG TỬNG” 7 CHUYỆN ... CÙNG NGUYỄN ĐĂNG HÀNH - Tác giả: Đặng Xuân Xuyến
  • Về CHÂN DUNG 99 NHÀ VĂN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI - Tác giả: Nguyễn Đăng Hành (Hà Nội)
  • VĂN CAO - THIÊN TÀI BỊ LƯU ĐẦY - Tác giả: Trần Mạnh Hảo (Sài Gòn)
  • ĐIỀM BÁO TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN - Tác giả: Đặng Xuân Xuyến
  • TÔI TRỞ THÀNH DỊCH GIẢ - Tùy bút Đoàn Mạnh Thế (Hà Nội)
  • THƠ VỀ RƯỢU - Chùm thơ Đặng Xuân Xuyến
  • NHẬN BIẾT MỘT SỐ HẠNG NGƯỜI QUA LÁ SỐ TỬ VI - Tác giả: Đặng Xuân Xuyến

WEB KHÁC

  • An ninh Thủ đô
  • Báo mới
  • Báo Quốc Dân
  • Bâng Khuâng
  • Bích Khê
  • Chim Về Núi Nhạn
  • Chùa A Di Đà
  • Chùa Xá Lợi
  • Cuộc Sống 365 Ngày
  • Cái Đình
  • Du Tử Lê
  • Giao blog
  • Giao Mùa
  • Giáo dục Việt Nam
  • Hai Bờ Giấy
  • Huỳnh Ngọc Chênh
  • Hưng Việt
  • Hương Nguyễn Hoàng
  • Hương Quê Nhà
  • Hải Ngoại Phiếm Đàm
  • Hồn Việt
  • Hội Quán Trầm Hương
  • Làng Huệ
  • Lượm Nhặt Đó Đây
  • Nguyễn Duy Xuân
  • Người Làng Cốm
  • Người Việt
  • Người Đưa Tin
  • Nhà Văn Công Nhân
  • Nhã My
  • Nhìn Ra Bốn Phương
  • Núi Ấn Sông Trà
  • Phạm Ngọc Hiền
  • Phật Giáo Việt Nam
  • Phố Núi và Bạn Bè
  • Quyền Được Biết
  • Quán Văn
  • Quân đội Nhân dân
  • Quảng Ngãi Nghĩa Thục
  • Quốc hội Việt Nam
  • Sài Gòn Nhỏ
  • Sài Môn Thi Đàn
  • Sáng Tạo
  • T.Vấn và Bạn Hữu
  • Tha Hương
  • Thiền Phật Giáo
  • Thuật xem tướng
  • Thơ Buồn
  • Tiếng Lòng
  • Tre Làng
  • Trung Học Kiên Thành
  • Trần Mỹ Giống
  • Trần Nhương
  • Trẻ Online
  • Tác Phẩm Và Bạn Đọc
  • Tô Ngọc Thạch
  • Tạp chí Nghiên cứu Phật học
  • Tễu blog
  • Tống Phước Hiệp Vĩnh Long
  • Tử Vi Số Mệnh
  • Việt Luận
  • Việt Nam Nhật Báo
  • Việt Nam Thời Báo
  • Việt Nam Văn Hiến
  • Việt Văn Mới
  • Vuông Chiếu
  • Văn Chương Việt
  • Văn Học Nguồn Cội
  • Văn Nghệ Biển Khơi
  • Văn Nghệ Mới
  • Văn Nghệ Quảng Trị
  • Văn Thơ Nhạc
  • Văn Việt
  • Văn Việt - blog
  • Văn Đàn BNN
  • Văn Đàn Việt
  • Văn Đàn Việt - blog
  • Vũ Nho
  • Đàn Chim Việt
  • Đạo Mẫu Việt Nam
  • Đạo Phật Ngày Nay
  • Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Đọt Chuối Non
Hiển thị Tất cả

About Me

Đặng Xuân Xuyến Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Lưu trữ Blog

Lưu trữ Blog tháng 12 2024 (3) tháng 11 2024 (25) tháng 10 2024 (54) tháng 9 2024 (31) tháng 8 2024 (42) tháng 7 2024 (41) tháng 6 2024 (17) tháng 5 2024 (24) tháng 4 2024 (39) tháng 3 2024 (65) tháng 2 2024 (92) tháng 1 2024 (43) tháng 12 2023 (74) tháng 11 2023 (37) tháng 10 2023 (55) tháng 9 2023 (53) tháng 8 2023 (44) tháng 7 2023 (54) tháng 6 2023 (66) tháng 5 2023 (34) tháng 4 2023 (52) tháng 3 2023 (66) tháng 2 2023 (67) tháng 1 2023 (79) tháng 12 2022 (43) tháng 11 2022 (56) tháng 10 2022 (43) tháng 9 2022 (65) tháng 8 2022 (56) tháng 7 2022 (35) tháng 6 2022 (46) tháng 5 2022 (66) tháng 4 2022 (49) tháng 3 2022 (47) tháng 2 2022 (55) tháng 1 2022 (60) tháng 12 2021 (69) tháng 11 2021 (26) tháng 10 2021 (38) tháng 9 2021 (32) tháng 8 2021 (72) tháng 7 2021 (50) tháng 6 2021 (69) tháng 5 2021 (74) tháng 4 2021 (107) tháng 3 2021 (104) tháng 2 2021 (97) tháng 1 2021 (84) tháng 12 2020 (77) tháng 11 2020 (97) tháng 10 2020 (113) tháng 9 2020 (109) tháng 8 2020 (86) tháng 7 2020 (94) tháng 6 2020 (83) tháng 5 2020 (86) tháng 4 2020 (72) tháng 3 2020 (55) tháng 2 2020 (90) tháng 1 2020 (156) tháng 12 2019 (86) tháng 11 2019 (85) tháng 10 2019 (90) tháng 9 2019 (65) tháng 8 2019 (70) tháng 7 2019 (68) tháng 6 2019 (56) tháng 5 2019 (51) tháng 4 2019 (66) tháng 3 2019 (82) tháng 2 2019 (82) tháng 1 2019 (63) tháng 12 2018 (38) tháng 11 2018 (53) tháng 10 2018 (54) tháng 9 2018 (62) tháng 8 2018 (65) tháng 7 2018 (57) tháng 6 2018 (54) tháng 5 2018 (53) tháng 4 2018 (72) tháng 3 2018 (78) tháng 2 2018 (71) tháng 1 2018 (63) tháng 12 2017 (44) tháng 11 2017 (65) tháng 10 2017 (67) tháng 9 2017 (46) tháng 8 2017 (80) tháng 7 2017 (97) tháng 6 2017 (94) tháng 5 2017 (107) tháng 4 2017 (81) tháng 3 2017 (94) tháng 2 2017 (91) tháng 1 2017 (98) tháng 12 2016 (94) tháng 11 2016 (97) tháng 10 2016 (93) tháng 9 2016 (58) tháng 8 2016 (69) tháng 7 2016 (61) tháng 6 2016 (50) tháng 5 2016 (49) tháng 4 2016 (55) tháng 3 2016 (85) tháng 2 2016 (53) tháng 1 2016 (56) tháng 12 2015 (83) tháng 11 2015 (32) tháng 10 2015 (23) tháng 9 2015 (71) tháng 8 2015 (131)

Connect With Us

Từ khóa » Bài Thơ 2 Năm Tình Lận đận