Nổi đốm Trắng Trên Da: Dấu Hiệu Cảnh Báo 7 Căn Bệnh Có Thể Mắc Phải

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Da liễuPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đặt lịch

Nổi đốm trắng trên da không ngứa có thể là dấu hiệu bất thường cho thấy bạn đang mắc phải một căn bệnh da liễu nào đó. Nhận biết bệnh sớm và chính xác bệnh có ý nghĩa quan trọng giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Dưới đây là 7 căn bệnh có nguy cơ mắc phải khi xuất hiện triệu chứng nổi đốm trắng trên da và cách điều trị hiệu quả nhất.

Nổi đốm trắng trên da không ngứa và những bệnh lý liên quan

Tình trạng nổi đốm trắng trên da những không ngứa có thể là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh dưới đây:

1. Dát giảm sắc tố (Idiopathic Guttate Hypomelanosis)

Giảm sắc tố là một trong những bệnh ngoài da dễ xuất hiện tại những vị trí như đầu, mặt, cổ, vai,… Nhiều chuyên gia da liễu cho rằng đây là bệnh có liên quan đến thương tổn do ánh sáng mặt trời gây ra. Ngoài ra, quá trình lão hóa cũng được xem là yếu tố có thể dẫn đến tình trạng dát giảm sắc tố dạng chấm.

Biện pháp điều trị

Dát giảm sắc tố dạng chấm là một trong những dạng bệnh hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh chỉ gây ra tình trạng mất thẩm mỹ trên bề mặt da. Những trường hợp dát giảm sắc tố thường chỉ được áp dụng các biện pháp cải thiện da nổi đốm trắng đồng thời áp dụng các biện pháp phòng tránh tái phát, điển hình là hạn chế tiếp xúc với ánh mặt trời.

da giảm sắc tố
Da giảm sắc tố ở bệnh nhân

2. Nổi vảy phấn trắng

Nổi đốm trắng trên da không ngứa cũng có thể là triệu chứng của bệnh vảy phấn trắng. Những trường hợp nổi vảy phấn trắng trên bề mặt da đa số phổ biến ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên. Vảy phấn trắng thường gặp ở một số vị trí như cằm, má, miệng, đồng thời xuất hiện các vảy tròn xù xì trên bề mặt da. Người mắc bệnh vảy phấn trắng có thể khiến cho da bị khô, ngứa, sạm và ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ trên bề mặt da.

Biện pháp điều trị

Đa số những trường hợp mắc vảy phấn trắng thường có thể được bác sĩ chỉ định các biện pháp điều trị bằng steroid dạng kem bôi ngoài da. Đồng thời bệnh nhân có thể được hướng dẫn sử dụng các sản phẩm chống nắng với chỉ số SPF thấp để tránh ảnh hưởng xấu đến làn da.

Ngoài ra, vảy phấn trắng có thể được điều trị rất hiệu quả và an toàn bằng phương pháp Đông y. Đây là phương pháp sử dụng các thảo dược tự nhiên, kết hợp với nhau tạo thành bài thuốc có tác dụng điều trị bệnh từ sâu bên trong cơ thể, mang lại hiệu quả cao và an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.

3. Tình trạng dày sừng nang lông

Người bị dày sừng nang lông có thể được nhận biết qua dấu hiệu mảng trắng sưng đỏ, thô ráp tại những vùng da có nhiều nang lông như ngực, cánh tay, chân, một số trường hợp xuất hiện trên mặt. Một số trường hợp dày sừng nang lông có thể ngứa hoặc không ngứa, đôi khi có thể gây đau và làm xuất hiện các vết sẹo.

Biện pháp điều trị

Đa số trường hợp dày sừng nang lông ở trẻ nhỏ thường biến mất khi lớn lên, bước vào tuổi trưởng thành. Để can thiệp tình trạng dày sừng nang lông, bác sĩ có thể chỉ định một số sản phẩm để vệ sinh, làm sạch, dưỡng ẩm da. Đồng thời người bệnh cũng có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da nếu như vùng da dày sừng có kèm theo nhiễm khuẩn.

dày sừng nang lông
Da của bệnh nhân mắc dày sừng nang lông

4. Bệnh bạch biến

Bạch biến là một trong những bệnh ngoài da có triệu chứng điển hình là các mảng trắng trên bề mặt. Những bệnh nhân mắc bạch biến đa số do thiếu hụt melanin, khiến cho sắc tố da có nhiều biến đổi. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn melanin trong cơ thể như ảnh hưởng của một số loại hóa chất, căng thẳng, ảnh hưởng từ ánh nắng mặt trời,…

Biện pháp điều trị

Hiện tại bệnh bạch biến có thể được can thiệp bằng các biện pháp phòng ngừa như tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sử dụng các biện pháp phòng ngừa khác như sử dụng kem chống nắng,…

Bệnh bạch biến
Bệnh bạch biến do thiếu hụt melamin trên da, tuy nhiên dễ nhầm với bệnh lang ben

5. Tình trạng xơ hóa Lichen

Bệnh nhân xơ hóa Lichen có thể xuất hiện ở những vùng da sinh dục, ngoài ra bệnh còn có thể xuất hiện ở vùng ngực, vai, lưng và cánh tay,… Lichen hóa thường khiến cho da đổi màu, dày, đôi khi thâm và có sẹo. Đôi khi Lichen hóa có thể gây ra chảy máu, phồng rộp, đau ngoài da, có thể ngứa hoặc không ngứa.

Biện pháp điều trị

Xơ hóa Lichen sau một thời gian tiến triển có thể tự khỏi, không cần điều trị. Tuy nhiên một số trường hợp Lichen hóa có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng các loại kem steroid. Những trường hợp hiếm gặp, lichen hóa có dấu hiệu chuyển sang ung thư da thì có thể được tiến hành phẫu thuật.

xơ hóa lichen
Tình trạng xơ hóa lichen vùng miệng của một bệnh nhân

6. Dày sừng do quang hóa

Dấu hiệu dày sừng do quang hóa thường khiến cho da có các mảng khô ráp, sưng tấy nhỏ trên bề mặt, nhất là khu vực cánh tay, ngực, vùng da ở mặt, ngực. Các vảy dày sừng do quang hóa thường nổi vảy vàng hoặc vảy trắng. Đôi khi các vảy này khô và dày lại, sờ vào có cảm giác cứng như mụn cóc.

Biện pháp điều trị

Dày sừng do quang hóa có thể lành tính nhưng cũng có thể tiến triển âm ỉ thành ung thư da với một tỉ lệ nhỏ. Ngoài ra, dày sừng do quang hóa là bệnh có liên quan đến tia cực tím nên các biện pháp phòng tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời cũng rất cần thiết.

bệnh nhân bị dày sừng quang hóa
Triệu chứng của bệnh nhân mắc phải dày sừng quang hóa trên tay

7. Dấu hiệu ung thư da

Ung thư da là một trong những bệnh ngoài da nguy hiểm, có thể khởi phát với các triệu chứng thay đổi sắc tố. Dấu hiệu ung thư da có thể là dạng đốm có màu sắc bất thường như đốm trắng hoặc đốm đen. Một số trường hợp rối loạn sắc tố da có thể có dạng nốt ruồi hoặc các mảng sắc tố rộng.

Biện pháp điều trị

Biện pháp duy nhất để điều trị ung thư da là phẫu thuật. Càng phát hiện sớm các triệu chứng thì việc điều trị càng có tỉ lệ thành công cao hơn. Sau điều trị, bệnh nhân có thể được chỉ định thêm các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ và phòng ngừa tia cực tím.

Hầu hết các trường hợp da nổi đốm trắng đều là dấu hiệu cảnh báo các căn bệnh viêm nhiễm ngoài da. Bệnh nhân nên đi thăm khám sớm để phát hiện, điều trị bệnh kịp thời, tránh để tình trạng viêm nhiễm trở thành mãn tính sẽ kéo dài dai dẳng và khó chữa hơn.

Có thể bạn quan tâm:

  • Vì sao da trẻ sơ sinh nổi đốm trắng, mẹ nên làm gì?
  • Da Nổi Chấm Đỏ Như Nốt Ruồi Son Là Bị Gì? Cách Trị

Từ khóa » Da Bị Sần Không Ngứa