Nội Dung Bồi Dưỡng Thường Xuyên đối Với Giáo Viên Mầm Non - Tin ...

Nội dung bồi dưỡng thường xuyên đối với giáo viên mầm non Ngày đăng 21/09/2019 | 00:00

Bộ Giáo dục & đào tào đã ban hành Thông tư số 12/2019/TT-BGDĐT ngày 26/8/2019 ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mần non. Theo đó, Chương trình bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên mầm non áp dụng đối với giáo viên đang chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em tại nhà trẻ, nhóm trẻ, trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo, trường mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.  

TIN LIÊN QUAN

Bộ Giáo dục & đào tào đã ban hành Thông tư số 12/2019/TT-BGDĐT ngày 26/8/2019 ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mần non. Theo đó, Chương trình bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên mầm non áp dụng đối với giáo viên đang chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em tại nhà trẻ, nhóm trẻ, trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo, trường mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Mục đích chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với giáo viên mầm non; là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức và biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên mầm non (GVMN), đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên mầm non với yêu cầu phát triển giáo dục mầm non (GDMN) và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

Đối tượng bồi dưỡng: Chương trình bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên mầm non áp dụng đối với giáo viên đang chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em tại nhà trẻ, nhóm trẻ, trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo, trường mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi chung là cơ sở GDMN).

Nội dung bồi dưỡng gồm có 03 chương trình: chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ năm học giáo dục mầm non áp dụng trong cả nước; chương trình bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non theo từng thời kỳ của mỗi địa phương; chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành.

Nội dung chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành phải bồi dưỡng 5 tiêu chuẩn gồm: Phẩm chất nhà giáo; chuyên môn nghiệp vụ sư phạm; xây dựng môi trường giáo dục; phối hợp với gia đình và cộng đồng; sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc và công nghệ thông tin; thể hiện khả năng nghệ thuật trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Trong đó yêu cầu cần đạt được đối với chuyên môn nghiệp vụ sư phạm cụ thể như sau:

- Phát triển Chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương: Phân tích được sự cần thiết và yêu cầu của phát triển Chương trình giáo dục ở các cơ sở GDMN trong bối cảnh hiện nay; vận dụng kiến thức được trang bị để phát triển Chương trình GDMN phù hợp với sự phát triển của trẻ em và bối cảnh địa phương; hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển Chương trình giáo dục tại cơ sở GDMN

- Lập kế hoạch giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp trong các cơ sở GDMN: Phân tích được yêu cầu của các loại kế hoạch giáo dục; Vận dụng kiến thức đã được trang bị vào lập được các loại kế hoạch giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp đáp ứng yêu cầu phát triển của trẻ em và điều kiện thực tiễn; Hỗ trợ đồng nghiệp trong lập kế hoạch giáo dục

- Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm, lớp: Phân tích được yêu cầu đối với các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm, lớp; vận dụng kiến thức được trang bị vào tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm, lớp đáp ứng yêu cầu phát triển của trẻ em và điều kiện thực tiễn; Hỗ trợ đồng nghiệp trong tổ chức, thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em trong nhóm, lớp.

- Đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở GGMN: Phân tích được các yêu cầu, quy định về đảm bảo an toàn cho trẻ em trong cơ sở GDMN; vận dụng các kiến thức được trang bị vào đánh giá mức độ đảm bảo an toàn cho trẻ em của cơ sở GDMN mình đang công tác xác định được hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế; đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả phòng tránh và xử lí một số tình huống mất an toàn cho trẻ em trong cơ sở GDMN

- Kĩ năng sơ cứu - phòng tránh và xử lí một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em: Phân tích được các tình huống nguy hiểm, nhận diện được các biểu hiện về bệnh thường gặp ở trẻ em trong cơ sở GDMN; vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá mức độ thực hiện kĩ năng sơ cứu, xử lý một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp cho trẻ em trong cơ sở GDMN; đề xuất được một số biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện sơ cứu và phòng tránh, xử lí được một số tình huống nguy hiểm, bệnh thường gặp ở trẻ em trong cơ sở GDMN.

- Tổ chức các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm: Phân tích được cơ sở lý luận của phát triển nhận thức cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm; vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá thực trạng và phát hiện các hạn chế trong tổ chức hoạt động phát triển nhận thức theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm; đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động phát triển nhận thức theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong nhóm, lớp tại cơ sở GDMN.

- Tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm: Phân tích được cơ sở lý luận của phát triển vận động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm; vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá thực trạng và phát hiện các hạn chế trong tổ chức hoạt động phát triển vận động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm; đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động phát triển vận động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong nhóm, lớp tại cơ sở GDMN.

- Tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ/tăng cường tiếng Việt cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm: Phân tích được cơ sở lý luận của giáo dục phát triển ngôn ngữ/tăng cường tiếng Việt theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm; vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá thực trạng và phát hiện các hạn chế trong tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ/tăng cường tiếng Việt theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm; đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ/tăng cường tiếng Việt theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong nhóm, lớp tại cơ sở GDMN; nâng cao kỹ năng cho giáo viên trong việc sử dụng các bộ công cụ hỗ trợ trong hoạt động giảng dạy hàng ngày lấy trẻ em làm trung tâm, đặc biệt với các nhóm trẻ học hòa nhập.

- Tổ chức các hoạt động phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm: Phân tích được cơ sở lý luận của phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm; vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá thực trạng và phát hiện các hạn chế trong tổ chức hoạt động phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm; đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm trong nhóm, lớp tại cơ sở GDMN.

- Tổ chức các hoạt động phát triển thẩm mỹ cho trẻ em theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: Phân tích được cơ sở lý luận của giáo dục phát triển thẩm mỹ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm; vận dụng kiến thức được trang bị vào đánh giá thực trạng và phát hiện các hạn chế trong tổ chức hoạt động phát triển thẩm mỹ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm; đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động phát triển thẩm mỹ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong nhóm, lớp tại cơ sở GDMN.

- Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ em lứa tuổi mầm non: Phân tích cơ sở lý luận của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ em; vận dụng kiến thức được trang bị vào thực hiện các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong nhóm, lớp; hỗ trợ đồng nghiệp trong thực hiện hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại cơ sở GDMN

- Tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp ghép nhiều độ tuổi tại cơ sở GDMN: Phân tích được căn cứ pháp lý, cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhóm lớp ghép nhiều độ tuổi; vận dụng các kiến thức được trang bị vào tổ chức hoạt động chăm sóc, giáo dục trong nhóm, lớp ghép nhiều độ tuổi; hỗ trợ đồng nghiệp trong tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em trong nhóm, lớp ghép độ tuổi.

- Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em lứa tuổi mầm non: Phân tích được cơ sở lý luận của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em; vận dụng các kiến thức được trang bị vào tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em ở cơ sở GDMN; hỗ trợ đồng nghiệp trong tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em.

- Tổ chức quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em lứa tuổi mầm non: Phân tích được cơ sở khoa học của đánh giá sự phát triển của trẻ em; vận dụng kiến thức được trang bị vào tổ chức quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em; hỗ trợ đồng nghiệp trong thực hiện hoạt động quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ em tại nhóm, lớp.

- Phát hiện, sàng lọc và tổchức các hoạt động chăm sóc, giáo dục đáp ứng trẻ em có nhu cầu đặc biệt: Phân tích được cách thức phát hiện, sàng lọc và yêu cầu tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục đáp ứng trẻ em có nhu cầu đặc biệt; vận dụng kiến thức đã được trang bị vào phát hiện, sàng lọc trẻ em có nhu cầu đặc biệt tại nhóm, lớp mình phụ trách; đề xuất được các biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em có nhu cầu đặc biệt trong nhóm, lớp.

- Làm đồ dùng dạy học, đồ chơi từ nguyên liệu địa phương: Phân tích được những yêu cầu sư phạm của các đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ nguyên liệu địa phương; vận dụng kiến thức được trang bị vào thiết kế, thực hiện một số đồ dùng đồ chơi từ nguyên liệu địa phương; hỗ trợ đồng nghiệp làm một số đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu địa phương tại cơ sở GDMN.

- Quản lí nhóm, lớp học ở cơ sở GDMN: Phân tích được cơ sở lý luận của quản lý nhóm, lớp ở cơ sở GDMN; vận dụng kiến thức được trang bị vào quản lý nhóm, lớp tại cơ sở GDMN; hỗ trợ đồng nghiệp trong quản lý nhóm, lớp ở cơ sở GDMN.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 10 năm 2019 và thay thế Thông tư số 36/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 8 năm 2011.

Trích Phụ lục

Admin PBGDPL

Các tin khác
  • Hà Nội yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý đất đai và tuân thủ pháp luật
  • Cử tri Hoàng Mai, Gia Lâm kiến nghị nhiều vấn đề “nóng”.
  • Đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng
  • Điều tra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng ở huyện Chương Mỹ
  • Hà Nội ghi nhận 496 ca mắc sốt xuất huyết trong tuần qua
  • Hơn 83% kiến nghị hiện trường qua iHaNoi đã được xử lý: Bước tiến trong xây dựng chính quyền số
  • Tuyên truyền, phổ biến Tài liệu giới thiệu Luật Thủ đô số 39/2024/QH15
  • Kế hoạch Hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024
  • Phóng sự “Luật Thủ đô năm 2024 - Khơi thông nguồn lực phát triển Thủ đô”
Xem tất cả
  • Cảnh giác ứng dụng AI kết hợp sử dụng DeepFake, DeepVoice... làm giả thông tin để lừa đảo
  • Khuyến cáo đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ trong sử dụng điện tại cơ sở, hộ gia đình
  • Cảnh giác với thủ đoạn lừa cài app ngân hàng giả mạo
  • Khuyến cáo các biện pháp an toàn PCCC trong thời điểm mùa hanh khô
Xem tất cả

Vềđầu trang // ]]>

Từ khóa » Tự Học Tự Bồi Dưỡng Của Giáo Viên Mầm Non