Nội Dung Chính Bài Nhớ Rừng | Văn 8 Tập 2 | Tech12h

[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Thế Lữ (1907-1989) tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ. Với hồn thơ dồi dào và lãng mạn, ông là nhà thơ tiêu biểu nhất đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho thơ mới
  • Tác phẩm: được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ- 1935

2. Phân tích bài thơ

a. Cảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú ( Đoạn 1+4):

Hoàn cảnh: Bị nhốt trong cũi sắt, trở thành thứ đồ chơi

Tâm trạng:

  • “Gậm một mối căm hờn trong cũi sắt” => sự căm hờn, uất hận tạo thành khối âm thầm nhưng dữ dội như muốn nghiền nát, nghiền tan.
  • “Ta nằm dài”: cách xưng hô đầy kiêu hãnh của vị chúa tể => Sự ngao ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi, nằm buông xuôi bất lực.
  • “Khinh lũ người”: sự khinh thường, thương hại cho những kẻ (báo, gấu) tầm thường bé nhỏ, dở hơi, vô tư trong môi trường tù túng tầm thường.

=> Sử dụng một loạt các từ ngữ gợi cảm thể hiện tâm trạng chán nản, uất ức: “ căm hờn”, “nằm dài”, “chịu ngang hàng”, “bị làm trò”, “bị nhục nhằn”. Sự đau đớn, nhục nhã, bất bình của con hổ như bắt đầu trỗi dậy mãnh liệt khi nhìn thực tại tầm thường trước mắt.

Cảnh vườn bách thú ( đoạn 4):

  • Cảnh tượng vẫn không thay đổi, đơn điệu, là những “cảnh sửa sang tầm thường, giả dối”, cái bắt chước đầy lố bích của thiên nhiên giả tạo, cố cho ra cái “vẻ hoang vu” nơi rừng thiêng sâu thẳm.

=> Cảnh giam cầm ấy chính là hình ảnh tượng trưng cho thực tại xã hội đương thời, được cảm nhận bởi những tâm hồn yêu nước lãng mạn.

b. Hình ảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ xưa ( Đoạn 2+3)

Nỗi nhớ da diết về thời oanh liệt, về sơn lâm hùng vĩ (Khổ 2):

  • Con hổ đã tiếc nhớ về thuở "hống hách" nơi "bóng cả cây già". Đó là nỗi nhớ đau đáu về nơi rừng thẳm. Nhớ rừng là tiếc nhớ tự do, nhớ về "thời oanh liệt", là nhớ về cái cao cả, chân thực, tự nhiên . Ở chốn nước non hùng vĩ ấy, con hổ đang ngự trị một sức mạnh giữa cuộc đời. Hình ảnh con hổ giữa chốn rừng xanh bạt ngàn được miêu tả qua một loạt từ ngữ miêu tả, gợi hình: “dõng dạc”, “đường hoàng”, “lượn tấm thân”, “vờn bóng”, “ mắt…quắc”…, thể hiện sự uy nghi, ngang tàng, lẫm liệt của loài chúa tể rừng xanh.

Nhớ về những kỉ niệm ở chốn rừng xưa ( Khổ 3):

  • Bốn cảnh: những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng, cảnh nào cũng tráng lệ, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ sa cơ. Một loạt những hình ảnh sóng đôi giữa rừng già và loài chúa tể sơn lâm: “Đêm vàng bên bờ suối” – “ ta say mồi…uống ánh trăng”, “ngày mưa” – “ ta lặng ngắm giang sơn”, “bình minh…nắng gội” – “giấc ngủ ta tưng bừng”, “chiều…sau rừng” – “ta đợi chết…”. Việc sử dụng 1 loạt câu hỏi tu từ, đặc biệt là câu cuối đoạn đã thể hiện tâm trạng nuối tiếc, nhớ nhung một quá khứ vàng son, một thời kì oanh liệt, tự do, ngạo nghễ làm chủ thiên nhiên núi rừng.

c. Khao khát giấc mộng ngàn ( Đoạn 5):

  • Giọng điệu bi tráng, gào thét với núi rừng (“hỡi…”), lời nói bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ, sự nuối tiếc về quá khứ và khao khát tự do, dù trong giấc mộng, con hổ cũng muốn được quay về nơi rừng già linh thiêng.
  • Bằng cách mượn lời của con hổ, tác giả đã thay cho tiếng lòng của con dân Việt Nam trong thời kì mất nước, ấy là tiếng than nuối tiếc cho một thời vàng son của dân tộc, là tiếng khao khát tự do cháy bỏng, sục sôi trong từng người dân yêu nước.

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

a. Cảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú ( Đoạn 1+4):

Đoạn 1:

  • Hai câu thơ đầu nhà thơ đã giới thiệu hoàn cảnh của con hổ. Đó là cuộc sống đang bị giam cầm, tù túng. Câu thơ đầu vang lên rất đột ngột,trực tiếp diễn tả hành động, tâm trạng, tư thế của con hổ trong cũi sắt. Câu thơ đầu 8 tiếng thì 5 tiếng là thanh trắc tạo âm hưởng như lời giận giữ, còn câu 2 thì 7 tiếng thanh bằng giống 1 tiếng thở dài. Đó chính là tiếng thở dài của nỗi khổ bị tù hãm không được hoạt động, nỗi nhục bị biến thành trò chơi cho thiên hạ:"trò lạ mắt thứ đồ chơi" bị nhốt cạnh những con vật thấp kém hơn (ngang hàng cùng bọn gấu dở hơi và bọn báo vô tư lự) của vị chúa rừng xanh.
  • Nằm trong cũi sắt, con hổ nhớ về chốn sơn lâm – nơi nó từng ngự trị, đó là nơi có hàng ngàn cây đại thụ, có tiếng gió rít qua từng kẽ lá, tiếng của rừng già ngàn năm. Tất cả gợi ra một khu rừng hoang dã, hùng vĩ như vô cùng bí ẩn . Hổ chán ghét cảnh ở vườn bách thú bởi con hổ quen sống cảnh khoáng đạt của thiên nhiên nên nó bực dọc, chán ghét với thực tại, hổ muốn vươn tới cái thực tại cao cả, phi thường.
  • Hình ảnh giảm cầm nơi vườn bách thú còn tượng trưng cho thực tại xã hội đương thời, được cảm nhận bởi những tâm hồn yêu nước lãng mạn. Tâm trạng của con hổ cũng như tâm trạng của người dân mất nước, uất hận, căn hờn, ngao ngán trong cảnh đời tối tăm.

Đoạn 4:

  • Dưới con mắt của con hổ cảnh vườn bách thú là cảnh tầm thường, giả dối nhân tạo, tù túng. Cảnh đơn điệu, nhàm tẻ, vô hồn ... không phải là của thế giới tự nhiên to lớn, mạnh mẽ, bí hiểm. Tất cả chỉ là đơn điệu do bàn tay sửa sang, tỉa tót của con người nên rất tầm thường giả dối chứ không phải là thế giới của tự nhiên to lớn, mạnh mẽ, bí hiểm
  • Cảnh vườn bách thú là thực tại xã hội đương thời, thái độ của hổ là thái độ của người dân đối với xã hội đó. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ là thái độ phủ nhận thực tại tầm thường, cũng chính là thái độ của con người trong xã hội đương thời. Là nỗi đau của người dân bị mất nước, sống trong cảnh nô lệ.

2. Hình ảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ xưa ( Đoạn 2+3)

Nỗi nhớ da diết về thời oanh liệt, về sơn lâm hùng vĩ (Khổ 2):

    • Cảnh núi rừng đầy hùng vĩ với “bóng cả cây già” đầy vẻ nghiêm thâm
    • Bước chân dõng dạc đường hoàng ⇒ vẻ oai phong đầy sức sống
    • Những tiếng “gió gào ngàn”, “giọng nguồn hét núi” ⇒ Sự hoang dã của chốn thảo hoa không tên không tuổi

⇒ Những từ ngữ được chọn lọc tinh tế nhằm diễn tả cảnh đại ngàn hùng vĩ, lớn lao mạnh mẽ, bí ẩn thiếng liêng

⇒ Vẻ oai phong của con hổ khiến tất cả đều phải im hơi, diễn tả vẻ uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại vừa uyển chuyển của vị chúa sơn lâm

Nhớ về những kỉ niệm ở chốn rừng xưa ( Khổ 3):

  • Cảnh núi rừng hùng vĩ ào ạt sống dậy mãnh liệt trong tình thương nỗi nhớ của con hổ được nhà thơ kể lại bằng một cảm xúc tràn đầy lãnh mạn. Một bộ tranh tứ bình đẹp vừa hùng vĩ vừa thơ mộng bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ và con hổ nổi bật với tư thế lẫm liệt, uy nghi, kiêu hùng đúng là một vị chúa sơn lâm đầy uy lực:

    • Cảnh “đêm vàng bên bờ suối” (Đêm trăng)
      • Hình ảnh ẩn dụ “đêm vàng”-> Đêm sáng rực ánh trăng, mọi vật như được nhuộm vàng bởi ánh trăng, như tan chảy trong không gian.
      • Trong cảnh rực rỡ ấy, con hổ đứng uống nước, uống ánh trăng chan hòa vàng tan trong lòng suốt
    • Cảnh ngày mưa “Đâu những… đổi mới”

      • Mưa dữ dội, rung chuyển núi rừng, làm kinh hoàng muông thú, nhưng riêng con hổ “lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”
      • Vẫn vẻ uy nghiêm, bản lĩnh vững vàng của vị chúa tể, ngắm nhìn cảnh núi rừng rung chuyển, thay sắc trong mưa.
      • Cảnh bình minh: “cây xanh nắng gội”, chan hòa ánh nắg rực rỡ, rộn rã tiếng chim đang ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm
    • Thiên nhiên êm ái chiều chuộng tô điểm thêm cho giấc ngủ.
    • Cảnh chiều tối: “lênh láng máu sau rừng”
    • Cảnh dữ dội ghê gớm với gam màu đỏ rực như máu của ráng chiều với hình ảnh con hổ đang đợi mặt trời “chết” để chiếm lấy “riêng phần bí mật”, chiếm lấy quyền lực từ vũ trụ để ngự trị

=> Đó là thời hoàng kim tươi sáng của con hổ.

3. Khao khát giấc mộng ngàn ( Đoạn 5):

  • Dùng nhiều câu cảm thán, thán từ bộc lộ cảm xúc, giọng điệu trầm thống
  • Khát vọng được sống chân thật với cuộc sống của chính mình, trong xứ sở của mình. Đó là khát vọng tự do, khát vọng giải phóng.
  • Mãnh liệt, to lớn nhưng đau xót, bất lực. Đó là bi kịch của con hổ
  • Tâm sự của con hổ là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước đang sống trong cảnh nộ lệ và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử dân tộc.

=> Khao khát của hổ cũng chính là tâm trạng của chính tác giả: niềm khát khao tự do mãnh liệt và nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường, giả dối của thế hệ thi nhân lãng mạn giai đoạn 1930 - 1945. Tâm trạng dân Việt Nam đau khổ vì thân phận nô lệ, chán ghét sự tù túng, nhớ tiếc thời oanh liệt tự hào dân tộc, khát khao độc lập tự do, thể hiện lòng yêu nước thầm kín

4. Tổng kết

  • Nội dung: Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú:
    • Diễn tả sâu săc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng;
    • Bộc lộ niềm khao khát tự do mãnh liệt.
  • Nghệ thuật:
    • Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm.
    • Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa.
    • Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình
    • Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm. Có âm điệu thơ biến hóa qua mỗi đoạn thơ nhưng thống nhất ở giọng điệu dữ dội, bi tráng trong toàn bộ tác phẩm.
  • Ý nghĩa: Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước, niềm khát khao thoát khỏi kiếp đời nô lệ.

Từ khóa » Nhớ Rừng Sgk