Nội Dung Chính Bài Nước Đại Việt Ta | Tech12h
Có thể bạn quan tâm
[toc:ul]
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc ở xã Chi Ngại, huyện Chí Linh, Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây. Ông để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ, phong phú, trong đó có Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập,...
- Bài thơ:
- Hoàn cảnh ra đời: Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng, Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để thông cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này.
- Thể loại: Cáo
2. Phân tích bài thơ
a. Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa:
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của NT là “yên dân”; “trừ bạo”:
- “Yên dân”- làm cho nhân dân được hưởng thái bình, hạnh phúc
- “Trừ bạo”: Diệt mọi thế lực tàn bạo để giữ yên cuộc sống cho nhân dân
b. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền:
Những yếu tố căn bản mà Nguyễn Trãi dựa vào:
- Có nền văn hiến lâu đời.
- Có lãnh thổ riêng.
- Có phong tục tập quán riêng.
- Có chủ quyền riêng trải qua nhiều thời đại.
- Có truyền thống lịch sử hào hùng.
=> Những yếu tố căn bản, phát triển một cách hoàn chỉnh, sâu sắc, toàn diện quan niệm về quốc gia, dân tộc; là sự kết tinh học thuyết quốc gia khẳng định chủ quyền của nước Đại Việt rất vững chắc.
c. Sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc :
- Sức mạnh làm cho kẻ thù thất bại thảm hại, sức mạnh ấy đập tan mọi khó khăn mọi thử thách
- Dẫn chứng từ thực tiễn lịch sử, câu văn biền ngẫu: Lưu Cung,...
⇒ Đó là hậu qủa của những kẻ xâm lược phi nghĩa làm trái mệnh trời, những kẻ dám làm tổn hại đến dân tộc ta chắc chắn không có kết quả tốt đẹp.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa:
Hai câu thơ mở đầu nêu cao tư tưởng "nhân nghĩa" gắn liền với tư tưởng yêu nước chống giặc ngoại xâm:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi xuất phát từ tư tưởng yêu nước, thương dân. Với ông, cốt lõi của nhân nghĩa là “yên dân”, “trừ bạo”. Nguyễn Trãi đã kế thừa tư tưởng đó của Nho giáo và phát triển tư tưởng đó theo hướng lấy lợi ích từ việc đề cao nhân dân, dân tộc làm gốc: đất nước gắn liền với nhân dân.
- Tóm lại nhân nghĩa - yên dân - trừ bạo - chống ngoại xâm - boả vệ đất nước và nhân dân là nguyên lí gốc, là tiền đề, là cơ sở lí luận, nguyên nhân thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn trong kháng chiến chống quân Minh, là điểm tựa linh hồn bài Bình Ngô đại cáo.
2. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền.
Trên cơ sở của lập trường "nhân nghĩa", Nguyễn Trãi đi vào khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc Đại Việt trên các phương diện rất cụ thể, rõ ràng:
" Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ TRiệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có."
Cơ sở mà Nguyễn Trãi dựa vào:
- Thứ nhất là nền văn hiến: Nước ta có nền văn hiến nghìn năm, đây là điều mà không phải quốc gia nào cũng có được. Lịch sử văn hiến ấy là bằng chứng rõ nhất cho sự tồn tại toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc.
- Thứ hai là phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ nước ta được giưới hạn bởi đường biên giới, được chia cách từ thuở sơ khai dựng nước.
- Thứ ba là phong tục tập quán
- Thứ tư là lịch sử triều đại: Tác giả liệt kê một loạt các triều đại nước ta, đặt ngang hàng với các triều đại của Trung Quốc ⇒ khẳng định vị trí, vị thế của ta so với Trung Quốc và thế giới
- Thứ năm là anh hùng hào kiệt: Nhân tài là nguyên khí của quốc gia, hào kiệt chính là bằng chứng cho linh khí, long mạch của một đất nước.
3. Sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc :
- Đoạn thơ cuối nêu lên sự thất bại thảm hại của kẻ thù khi sang xâm lược nước ta. Đó là Lưu Công, Triệt Tiết,… những kẻ nghịch lỗ, lai xâm phạm Đại Việt đều phải chịu kết cục hết sức bi thảm. Hai câu thơ cuối ngắn gọn, súc tích nhưng lại có sức nặng lơn, một lần nữa khẳng định chân lí tồn tại độc lập của dân tộc ta.
- Những dẫn chứng được đưa ra một cách dồn dập theo hình thức liệt kê, cho thấy sức thuyết phục càng cao; đồng thời thấy rõ được niềm tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả khi đứng trước những chiến công đó.
4. Tổng kết:
- Nội dung:Khẳng định nền độc lập chủ quyền của đất nước, kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa nhất định sẽ thất bại.
- Ý nghĩa: "Nước Đại Việt ta" thể hiện quan niệm tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về Tổ quốc và có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập.
- Nghệ thuật:
- Thể văn biền ngẫu
- Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, lời văn trang trọng.
Từ khóa » Bài Thơ Nước đại Việt Ta Ngữ Văn 8
-
Bài Thơ Nước Đại Việt Ta (Nguyễn Trãi) | Ngữ Văn Lớp 8
-
Bài Thơ: Nước Đại Việt Ta (Nguyễn Trãi) - Nội Dung Bài ...
-
[SGK Scan] Nước Đại Việt Ta (trích Bình Ngô đại Cáo) - Sách Giáo ...
-
Nước Đại Việt Ta - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Haylamdo
-
Phân Tích Nước Đại Việt Ta (11 Mẫu) - Văn 8
-
Soạn Bài Nước Đại Việt Ta - Soạn Văn 8 Tập 2 Bài 24 (trang 25)
-
Bài Thơ Nước Đại Việt Ta (Nguyễn Trãi) - Nội Dung, Dàn ý, Giá Trị, Tác Giả
-
Nước Đại Việt Ta – Ngữ Văn Lớp 8
-
Nước Đại Việt Ta - Ngữ Văn 8 - Hoc247
-
Phân Tích Tác Phẩm Nước Đại Việt Ta Của Nguyễn Trãi
-
Tác Giả - Tác Phẩm: Nước Đại Việt Ta - TopLoigiai
-
Soạn Bài: Nước Đại Việt Ta - Ngữ Văn 8 Tập 2
-
Ngữ Văn Lớp 8: Bài Giảng Nước đại Việt Ta - Tài Liệu Text - 123doc
-
Chỉ Ra Luận điểm Của Bài Thơ “Nước Đại Việt Ta”