Nội Dung Chính Bài Tỏ Lòng | Văn 10 Tập 1 ( Trang 115-116) | Tech12h
Có thể bạn quan tâm
[toc:ul]
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Phạm Ngũ Lão (1255 - 1320), quê ở làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay là huyện Ân Thi - Hưng Yên); là danh tướng thời nhà Trần, xuất thân từ tầng lớp bình dân. Ông có công lớn trong kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên và được thăng tới chức Điện súy Thượng tướng quân, tước Quan nội hầu; là người có tài, có tâm, tận trung với vua với nước. Là tướng võ nhưng thích đọc sách, ngâm thơ và sáng tác thơ văn. Lúc ông qua đời, vua Trần Minh Tông ra lệnh nghỉ chầu năm ngày để tỏ lòng tưởng nhớ.
- Tác phẩm: Bài thơ được sáng tác vào năm 1284 sau chiến thắng quân Mông – Nguyên của quân đội nhà Trần với hào khí Đông A ngút trời. Bài thơ là loại thơ “nói chí tỏ lòng” qua bài thơ mà bày tỏ và thể hiện nỗi lòng cùng chí hướng của người viết.
2. Phân tích văn bản
a. Hai câu đầu: Hình tượng con người và quân đội thời Trần.
- So sánh giữa bản dịch và nguyên tác:
- Hoành sóc: cắp ngang ngọn giáo. Hình ảnh chuyển từ thế tĩnh sang tư thế chủ động, tự tin, điềm tĩnh của con người có sức mạnh, nội lực.
- Múa giáo: thế động, gợi trình độ thuần thục của nghề cung kiếm trong thao tác thực hành, có chút phô trương, biểu diễn.
- Ở bản dịch, dịch thơ chưa thật đạt so với bản gốc Thơ Đường luật chữ Hán rất hàm súc, uyên bác, khó dịch cho thấu đáo.
- Dịch giả muốn giữ đúng luật thơ (nhị tứ lục phân minh: chữ 2, 4, 6 đối thanh, bài thơ có luật trắc, thanh 2, 4, 6: T-B-T)
- Khí thôn ngưu - “nuốt trôi trâu”: phù hợp với hình ảnh so sánh phóng đại: “ba quân như hổ báo”
- Vẻ đẹp của con người thời Trần - chân dung tự họa của tác giả:
- Tư thế: “cầm ngang ngọn giáo” là một tư thế chủ động, hiên ngang, oai hùng.
- Tầm vóc: con người đối diện với non sông đất nước, lớn lao, kì vĩ, mang tầm vóc vũ trụ, sánh ngang, thậm chí như át cả ko gian bát ngát mở ra theo chiều rộng của núi sông trong thời gian dằng dặc ( “mấy thu”- con số tượng trưng chỉ thời gian dài).
- Ba quân: 3 đạo quân (tiền - trung - hậu quân): chỉ quân đội nhà Trần.
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh phóng đại.
- Sức mạnh của quân đội nhà Trần - Sức mạnh của hổ báo (có thể nuốt trôi trâu)
- Sức mạnh vật chất và tinh thần quyết chiến quyết thắng, khí thế hào hùng của quan đội nhà Trần - đội quân mang hào khí Đông A, mang âm hưởng sử thi.
- Cách nhìn của tác giả: vừa mang nhãn quan hiện thực khách quan vừa là cảm nhận chủ quan, kết hợp yếu tố hiện thực và lãng mạn.
b. Hai câu sau: Chí làm trai - tâm tình của tác giả
- Công danh trái: món nợ công danh.
- Công danh nam tử: sự nghiệp công danh của kẻ làm trai.
- Công danh:
- Lập công (để lại sự nghiệp)
- Lập danh (để lại tiếng thơm)
- Công danh biểu hiện chí làm trai của trang nam nhi thời phong kiến: phải làm nên sự nghiệp lớn, vì dân, vì nước, để lại tiếng thơm cho đời, được mọi người ngợi ca, tôn vinh. Đó là lí tưởng sống tích cực, tiến bộ → Sự nghiệp công danh của cá nhân thống nhất với sự nghiệp chung của đất nước - sự nghiệp chống giặc ngoại xâm cứu dân, cứu nước, lợi ích cá nhân thống nhất với lợi ích của cộng đồng.
- Chí làm trai của Phạm Ngũ Lão có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân để “cùng trời đất muôn đời bất hủ”.
- Vũ Hầu - Khổng Minh Gia Cát Lượng - bậc kì tài, vị đại quân sư nổi tiếng tài đức, bậc trung thần của Lưu Bị thời Tam Quốc.
- Sự hổ thẹn của Phạm Ngũ LãoThẹn → hổ thẹn→ Phạm Ngũ Lão thẹn chưa có được tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước.
- Các nhà thơ trung đại mang tâm lí sùng cổ (lấy giá trị xưa làm chuẩn mực), thêm nữa từ sự thật về Khổng Minh → Nỗi tự thẹn của Phạm Ngũ Lão là hiển nhiên.
- Song xưa nay, những người có nhân cách lớn thường mang trong mình nỗi thẹn với người tài hoa, có cốt cách thanh cao, cho thấy sự đòi hỏi rất cao với bản thân.
- Hoài bão lớn: ước muốn trở thành người có tài cao, chí lớn, đắc lực trong việc giúp vua, giúp nước.
- Đó là nỗi thẹn tôn lên vẻ đẹp tâm hồn tác giả, thể hiện cái tâm vì nước, vì dân cao đẹp.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Ý nghĩa nhan đề
- Giải thích nhan đề: "thuật" nghĩa là bày tỏ, "hoài" nghĩa là nỗi lòng. Nhan đề có ý nghĩa là bày tỏ nỗi lòng.
- Đề tài: Thơ tỏ chí - chí làm trai với lí tưởng trung quân ái quốc.
2. Phân tích chi tiết văn bài thơ
a. Hình tượng con người và sức mạnh quân đội nhà Trần.
- Hình tượng con người thời Trần:
- Hành động: hoành sóc – cầm ngang ngọn giáo. Tư thế hùng dũng, oai nghiêm, hiên ngang sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
- Không gian kì vĩ: giang sơn – non sông. Không gian rộng lớn, mênh mông, nó không đơn thuần là sông, là núi mà là giang sơn, đất nước, Tổ quốc
- Thời gian kì vĩ: kháp kỉ thu – đã mấy thu. Thời gian dài đằng đẵng, không biết đã bao nhiêu mùa thu, bao nhiêu năm đi qua, thể hiện quá trình đấu tranh bền bỉ, lâu dài.
Như vậy, hình ảnh người tráng sĩ cho thấy một tư thế hiên ngang, mạnh mẽ, hào hùng, sẵn sàng lập nên những chiến công vang dội. Hình ảnh, tầm vó những người tráng sĩ ấy sánh với núi sông, đất nước, với tầm vóc hùng vĩ của vũ trụ. Người tráng sĩ ấy ra đi bảo vệ Tổ quốc ròng rã mấy năm trời mà chưa từng một giây phút nào cảm thấy mệt mỏi mà trái lại vẫn bừng bừng khí thế hiên ngang, bất khuất, hùng dũng.
- Hình tượng quân đội thời Trần:
- “Tam quân” (ba quân): tiền quân, trung quân, hậu quân – quân đội của cả đất nước, cả dân tộc cùng nhau đứng lên để chiến đấu.
- Sức mạnh của quân đội nhà Trần:
- Hình ảnh quân đội nhà Trần được so sánh với “tì hổ” (hổ báo) qua đó thể hiện sức mạnh hùng dũng, dũng mãnh của đội quân.
- “Khí thôn ngưu”: khí thế hào hùng, mạnh mẽ lấn át cả trời cao, cả không gian vũ trụ bao la, rộng lớn.
- Với các hình ảnh so sánh, phóng đại độc đáo, sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, giữa hình ảnh khách quan với cảm nhận chủ quan đã cho thấy sức mạnh và tầm vóc của quân đội nhà Trần.
Chốt lại, hai câu thơ đầu đã cho thấy hình ảnh người tráng sĩ hùng dũng, oai phong cùng tầm vóc mạnh mẽ và sức mạnh của quân đội nhà Trần. Nghệ thuật so sánh phong đại cùng giọng điệu hào hùng mang lại hiệu quả cao.
b. Nỗi lòng muốn bày tỏ của tác giả
- Giọng điệu: trầm lắng, suy tư, qua đó bộc lộ tâm trạng băn khoăn, trăn trở.
- Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình. Nó gồm 2 phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ.
- Theo quan niệm của Phạm Ngũ Lão, làm trai mà chưa trả được nợ công danh “thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”. Từ "thẹn" ở đây nghĩa là cảm thấy xấu hổ, thua kém với người khác. Chuyện Vũ Hầu là một điển tích về Khổng Minh - tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế. Ta có thể hiểu nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng, nó đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử.
- Với âm hưởng trầm lắng, suy tư và việc sử dụng điển cố điển tích, hai câu thơ cuối đã thể hiện tâm tư và khát vọng lập công của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm về chí làm trai rất tiến bộ của ông.
3. Tổng kết:
- Nội dung: Tỏ lòng là bài thơ Đường luật ngắn gọn, đạt tới trình độ súc tích cao, khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tượng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.
- Nghệ thuật: Thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng bao quát, hàm súc; bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi với hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ.
- Ý nghĩa: Sống phải có hoài bão, ước mơ và biết mơ ước những điều lớn lao; gắn khát vọng, lợi ích của bản thân với lợi ích của tổ quốc, nhân dân.
Từ khóa » Bài Thơ Tỏ Lòng Của Phạm Ngũ Lão được Viết Theo Thể Thơ Nào
-
Tỏ Lòng được Sáng Tác Theo Thể Thơ:
-
Tỏ Lòng (Thuật Hoài) - Ngữ Văn 10 - Hoc247
-
Bài Thơ Tỏ Lòng Thuật Hoài, Phạm Ngũ Lão
-
TOP 15 Bài Phân Tích Tỏ Lòng Siêu Hay
-
Soạn Bài Tỏ Lòng Của Phạm Ngũ Lão
-
Bài Thơ Tỏ Lòng (Thuật Hoài) - Nội Dung, Dàn ý Phân Tích, Bố Cục, Tác Giả
-
Bài Thơ Viết Theo Thể Thơ Gì? Em Hiểu Thế Nào Về Nhan đề “Thuật Hoài ...
-
Tỏ Lòng (Hoàn Cảnh Sáng Tác, Tóm Tắt, Nội Dung, Sơ đồ Tư Duy)
-
Cảm Nhận Về Bài Thơ Tỏ Lòng Của Phạm Ngũ Lão - THPT Sóc Trăng
-
Top 8 Mẫu Phân Tích Bài Thơ Tỏ Lòng Hay Nhất
-
Giới Thiệu Về Bài Thơ Tỏ Lòng Của Tác Giả Phạm Ngũ Lão
-
Ý Nghĩa Nhan đề Bài Tỏ Lòng Của Phạm Ngũ Lão
-
Thuật Hoài (Phạm Ngũ Lão) – Wikipedia Tiếng Việt
-
[Sách Giải] Văn Mẫu: Tỏ Lòng - Học Online Cùng