Nội Dung Chính Của Bài Thơ Cảnh Khuya - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Câu hỏi: Nội dung chính của bài thơ Cảnh khuya?
Trả lời:
Bài thơ này được tác giả viết tại chiến khu Việt Bắc. Trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với trăng, tiếng suối,…. Một hình ảnh sinh động và giàu sức biểu cảm. Tiếng suối và tiếng hát trong veo được so sánh với nhau. Trăng in bóng lên cổ thụ và lồng vào nhau chúng tạo nên một sự hài hòa và huyền ảo. Bác cảm nhận được hình ảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp. Cùng với đó là nỗi lo lắng của Người cho vận mệnh đất nước.
Hãy cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về bài thơ Cảnh khuya nhé!
Mục lục nội dung 1. Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm2. Phân tích bài thơ Cảnh khuya3. Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya4. Ý nghĩa bài thơ Cảnh khuya1. Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm
a. Tác giả Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tran và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dụng chủ nghĩa xã hội
- Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới
- Sự nghiệp sáng tác: Hồ Chí minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn
+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…
+ Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
+ Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh…
b. Tác phẩm “Cảnh khuya”
Bài thơ này được Bác Hồ sáng tác năm 1947. Đây là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Giai đoạn mà nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Họ rút lui lên những vùng núi rừng hiểm trở để thành lập được căn cứ. Chuẩn bị lực lượng để chiến đấu cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp khốc liệt.
Vào một đêm trăng đẹp Bác ngắm cảnh viết nên những vần thơ tuyệt đẹp. Cảnh khuya đã lột tả được vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng. Bên cạnh đó là những lo lắng cho vận mệnh tương lai đất nước của người lãnh đạo.
2. Phân tích bài thơ Cảnh khuya
a. Bức trang cảnh khuya (Hai câu thơ đầu):
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.
Cảnh vật sống động, tầng lớp lung linh, quấn quýt, có đường nét, hình khối đa dạng với 2 mảng màu sáng, tối:
+ Tiếng suối róc rách êm tai trong trẻo như tiếng một cô gái đang hát.
+ Ánh trăng đêm khuya tạo thành những bóng hoa trên mặt đất.
+ Điệp từ “lồng” nhấn mạnh vào sự xuyên tỏa của ánh sáng trăng khuya.
=> Cảnh vật dưới ánh trăng tầng tầng lớp lớp, có đường nét, hình khối lung linh quấn quýt bởi sự lặp lại hai lần từ "lồng" trong câu thơ. Bức tranh thiên nhiên chỉ có hai màu sáng tối mà vẫn phô diễn vẻ đẹp riêng đầy quyến rũ. Trong thơ có họa, có dáng vươn cao tỏa rộng của vòm cây cổ thụ lấp loáng ánh trăng, có bóng lá, bóng cây, bóng trăng in nơi khóm hoa, nơi mặt đất, đan dệt quyện hòa huyền diệu mà ấm áp hữu tình. Văng vẳng cùng âm thanh tiếng suối trong veo, cao vút vang xa, thiên nhiên Việt Bắc đẹp tĩnh lặng, thẳm sâu mà lung linh, gần gũi...
b. Tâm trạng nhà thơ (Hai câu thơ cuối):
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
Hai câu thơ cuối: hình ảnh con người xuất hiện và trở thành trung tâm của bài thơ:
+ Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
+ Hai chữ “chưa ngủ” là nỗi thao thức, là tâm trạng. “Chưa ngủ” vì “cảnh khuya như vẽ” đã dẫn hồn thi nhân vào cõi mộng say trăng, say thiên nhiên. “Chưa ngủ” còn vì một nỗi sâu xa hơn vì “lo nỗi nước nhà”. Hai câu cuối bài Cảnh khuya đã diễn tả một cách bình dị mà thấm thía tình yêu thiên nhiên thiết tha, tình yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Ở đây tâm hồn thi sĩ đã chan hòa với lý tưởng chiến sĩ như Bác đã nói: “Một ngày mà Tổ quốc chưa được thống nhất, đồng bào còn chịu khổ, là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”.
3. Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Cảnh khuya
a. Giá trị nội dung: Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ
b. Giá trị nghệ thuật: Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Cùng với đó là việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh hay ẩn dụ và điệp từ. Vẻ đẹp của đêm trăng vừa mang nét cổ điển vừa mang nét hiện đại. Ngôn từ sử dụng trong thơ rất giản dị thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước thiết tha của tác giả.
4. Ý nghĩa bài thơ Cảnh khuya
Cảnh khuya bài thơ đã lột tả được vẻ đẹp thiên nhiên và hình ảnh con người trong khung cảnh ấy.Chiêm ngưỡng và hòa mình vào vẻ đẹp thiên nhiên đất trời nhưng không quên bày tỏ nỗi lòng của người lãnh đạo trước vận mệnh của dân tộc, đất nước.
Từ khóa » Cảnh Khuya Là Văn Học Gì
-
Cảnh Khuya - Hoàn Cảnh Sáng Tác, PTBĐ, Nội Dung, Dàn ý Phân Tích ...
-
Cảnh Khuya - Hồ Chí Minh - Ngữ Văn 7
-
Bài Thơ Cảnh Khuya - Nội Dung, Dàn ý, Giá Trị, Bố Cục, Tác Giả
-
Hoàn Cảnh Sáng Tác,nội Dung Nghệ Thuật Cảnh Khuya,Rằm Tháng ...
-
Nội Dung Chính Bài Cảnh Khuya Và Rằm Tháng Giêng - Tech12h
-
Cảnh Khuya - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Haylamdo
-
Tác Giả - Tác Phẩm: Cảnh Khuya, Rằm Tháng Giêng - TopLoigiai
-
Phân Tích Bài Thơ Cảnh Khuya (14 Mẫu) - Văn 7
-
Hoàn Cảnh Sáng Tác, Nội Dung, Nghệ Thuật Bài Cảnh Khuya Và Rằm ...
-
Nội Dung Chính Bài Cảnh Khuya Và Rằm Tháng Giêng | Soạn Văn 7 Tập 1
-
Top 7 Bài Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Cảnh Khuya Hay Chọn Lọc
-
Cảnh Khuya - Hồ Chí Minh | Tác Giả - Tác Phẩm Văn 7
-
Soạn Bài Cảnh Khuya Hồ Chí Minh - Rằm Tháng Giêng (Nguyên Tiêu)
-
Phân Tích Bài Thơ Cảnh Khuya Của Hồ Chí Minh