Nội Dung Cơ Bản Của Nghị định 56/2016/NĐ-CP Của Chính Phủ Sửa ...
Có thể bạn quan tâm
Qua một thời gian triển khai thi hành Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn (GDTXPTT), Chính phủ đã yêu cầu các địa phương báo cáo sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả triển khai thi hành Nghị định này, nêu những khó khăn vướng mắc và đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định. Trên cơ sở đó, ngày 29/6/2016, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP.
Xin giới thiệu nội dung cơ bản của Nghị định số 56/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 111/2013/NĐ-CP như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung quy định về đối tượng, thời hiệu, thời hạn áp dụng biện pháp GDTXPTT, cho rõ ràng, cụ thể và hướng dẫn cụ thể thêm về các trường hợp quy định tại điểm c, điểm đ khoản 2 Điều 4:
- Điểm c được sửa đổi, bổ sung như sau: Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi, trong thời hạn 06 tháng đã hai lần bị xử phạt VPHC về một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà lại tiếp tục thực hiện một trong các hành vi vi phạm nêu trên đến lần thứ ba nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và đã bị lập biên bản VPHC tại lần vi phạm này, thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong những hành vi vi phạm hành chính nêu trên.
- Điểm d, đối với đối tượng là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, thì thời hiệu là 03 tháng, kể từ ngày đối tượng có hành vi sử dụng ma túy bị phát hiện.
Nghị định bổ sung nội dung hướng dẫn: Người nghiện ma túy đang tham gia chương trình cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng hoặc tham gia chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế theo quy định của pháp luật mà bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy thì cũng bị áp dụng biện pháp GDTXPTT. Việc áp dụng biện pháp GDTXPTT đối với đối tượng này được tiến hành đồng thời với việc cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng hoặc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
- Điểm đ: Nghị định quy định rõ ràng hơn đối với trường hợp nêu tại điểm này, như sau: Đối tượng là người từ đủ 18 tuổi trở lên, trong thời hạn 06 tháng đã hai lần bị xử phạt VPHC về một trong các hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội mà lại tiếp tục thực hiện một trong các hành vi vi phạm nêu trên đến lần thứ ba nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và đã bị lập biên bản VPHC đối với lần vi phạm này, thì thời hiệu là 06 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong những hành vi VPHC nêu trên.
2. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung về trình tự, thủ tục lập hồ sơ, xem xét, quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT và biện pháp quản lý tại gia đình, như sau:
- Rút ngắn thời gian Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm kiểm tra thông tin liên quan đến hành vi vi phạm, đối tượng vi phạm để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: rút ngắn thời gian từ 5 ngày xuống còn 03 ngày (Khoản 4 Điều 9).
- Rút ngắn thời gian công chức văn hóa - xã hội, cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên công tác trẻ em (nếu có), cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên, nhà trường, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu hoặc có ý kiến bằng văn bản theo đề nghị của cơ quan công an: từ 03 ngày xuống còn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị.
- Sửa đổi, bổ sung Điều 13 về xác minh nơi cư trú và chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, như sau:
+ Quy định rõ người có thẩm quyền lập hồ sơ có trách nhiệm xác minh nơi cư trú ổn định của đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trong thời hạn 07 ngày làm việc, đối với các địa bàn là vùng xa xôi, hẻo lánh mà việc đi lại gặp khó khăn thì thời hạn xác minh nơi cư trú có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 10 ngày làm việc, kể từ khi thụ lý hồ sơ.
+ Quy định cụ thể hơn về nơi cư trú ổn định, nơi cư trú không ổn định:
Nơi cư trú ổn định là nơi đối tượng thường trú hoặc tạm trú, nhưng phải là nơi người đó hiện đang thường xuyên sinh sống hoặc phần lớn thời gian sinh sống.
Không có nơi cư trú ổn định là trường hợp không xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người vi phạm và người đó thường xuyên đi lang thang, không ở một nơi cố định hoặc trường hợp xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của người vi phạm nhưng người đó thường xuyên đi lang thang, không ở một nơi cố định.
+ Bổ sung nội dung quy định: trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi xác minh được nơi cư trú và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, đối với đối tượng có nơi cư trú ổn định tại địa phương nơi họ thực hiện hành vi vi phạm, người có thẩm quyền lập hồ sơ phải chuyển hồ sơ đến Chủ tịch UBND cấp xã nơi đối tượng vi phạm cư trú ổn định để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Điểm 1a Khoản 1 Điều 13).
+ Quy định rõ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi xác minh được nơi cư trú và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, đối với đối tượng không có nơi cư trú ổn định tại địa phương nơi họ thực hiện hành vi vi phạm, thì người có thẩm quyền phải lập hồ sơ xử lý theo quy định.
+ Quy định rõ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi xác minh được nơi cư trú và hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, đối với đối tượng không có nơi cư trú ổn định là người chưa thành niên, mà không xác minh được nơi cư trú, Cơ quan Công an có thẩm quyền chuyển đối tượng và bản sao hồ sơ đến cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em theo quy định; đồng thời, chuyển hồ sơ đến Chủ tịch UBND cấp xã, nơi cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em đó đóng trụ sở để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT.
- Quy định cụ thể thời hạn Chủ tịch UBND cấp xã giao hồ sơ cho Trưởng Công an cấp xã kiểm tra và thời hạn Trưởng Công an cấp xã kiểm tra, bổ sung thông tin, tài liệu, lấy ý kiến cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định (Điều 15).
- Sửa đổi quy định về tổ chức cuộc họp tư vấn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT (Điều 18):
+ Trường hợp cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên không tham dự được mà có lý do chính đáng, thì phải hoãn cuộc họp tư vấn. Số lần hoãn không quá 02 lần, mỗi lần hoãn không quá 03 ngày làm việc, thời gian hoãn không tính vào thời gian xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp này. Trường hợp cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên vẫn không thu xếp tham dự được cuộc họp trong thời gian nêu trên do không có mặt tại địa phương, điều kiện sức khỏe hoặc lý do chính đáng khác thì phải có trách nhiệm cử đại diện gia đình hoặc người thân thích khác tham dự và phát biểu tại cuộc họp.
Việc mời những người nêu trên tham gia cuộc họp phải được thể hiện bằng văn bản và phải được gửi trước khi tiến hành cuộc họp ít nhất 03 ngày làm việc. Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp GDTXPTT không tham dự được, thì có thể gửi ý kiến bằng văn bản.
+ Trường hợp người bị đề nghị áp dụng biện pháp GDTXPTT, cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp GDTXPTT cố tình trốn tránh không tham dự cuộc họp tư vấn; người bị đề nghị áp dụng biện pháp GDTXPTT không tham dự được cuộc họp tư vấn và cũng không gửi ý kiến bằng văn bản hoặc cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp GDTXPTT không thể tham dự được cuộc họp tư vấn do có lý do chính đáng, đã hoãn theo quy định trên, thì vẫn tiếp tục tổ chức cuộc họp tư vấn.
- Sửa đổi quy định về thời hạn gửi Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn: Trong thời hạn tối đa là 02 ngày làm việc, kể từ ngày có hiệu lực, quyết định được gửi cho người được giáo dục, gia đình người được giáo dục, cơ quan, tổ chức được giao quản lý, giáo dục, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
3. Sửa đổi, bổ sung quy định về thi hành Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn và quyết định quản lý tại gia đình:
- Sửa đổi, bổ sung quy định về việc xem xét, xử lý người bị áp dụng biện pháp GDTXPTT mà không tiến bộ, vi phạm cam kết và đã được người phân công giúp đỡ nhắc nhở nhiều lần mà vẫn không chịu sửa chữa (Điều 29 và Điều 35a):
Người được giáo dục sau khi đã chấp hành ít nhất 1/2 thời gian giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà không tiến bộ, tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm thuộc trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Chủ tịch UBND cấp xã đã ra quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT xử lý như sau:
+ Nếu hành vi vi phạm thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 94 Luật xử lý VPHC, thì Chủ tịch UBND cấp xã đã ra quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT ra quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp GDTXPTT và đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
+ Nếu hành vi vi phạm thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật xử lý VPHC, thì Chủ tịch UBND cấp xã đã ra quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT ra quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp GDTXPTT và đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý trường hợp người đang trong thời gian chấp hành biện pháp GDTXPTT nhưng bị phát hiện thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành biện pháp GDTXPTT, như sau (Điều 35):
+ Trường hợp phát hiện người bị áp dụng biện pháp GDTXPTT đã thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định, theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Chủ tịch UBND cấp xã nơi đang thi hành biện pháp GDTXPTT phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đối với người đó và chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.
+ Trường hợp có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án hoặc được Tòa án tuyên không phạm tội thì người đó phải tiếp tục chấp hành quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT. Chủ tịch UBND cấp xã đã ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định GDTXPTT phải ra quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định GDTXPTT mà mình đã ban hành.
+ Trường hợp người đó bị Tòa án xử phạt tù thì Chủ tịch UBND cấp xã đã ra quyết định GDTXPTT phải ra quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp GDTXPTT.
+ Trường hợp bị Tòa án xử phạt không phải là hình phạt tù, thì người đó có thể phải tiếp tục chấp hành quyết định GDTXPTT.
- Bổ sung quy định về hồ sơ áp dụng biện pháp GDTXPTT (Điều 38):
Bổ sung các văn bản sau: Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT (nếu có); Quyết định hủy quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp GDTXPTT (nếu có); Quyết định chấm dứt việc áp dụng biện pháp GDTXPTT (nếu có).
4. Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục về các biểu mẫu để sử dụng trong quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính GDTXPTT; biện pháp thay thế xử lý hành chính quản lý tại gia đình đối với người chưa thành niên.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2016./.
Nguyễn Văn Dũng – Phòng Tư pháp Quận 8
Từ khóa » Thay Thế Nghị định 56/2016
-
Nghị định 56/2016/NĐ-CP Sửa đổi, Bổ Sung Một Số điều Của Nghị ...
-
Nghị định 56/2016/NĐ-CP Sửa đổi 111/2013/NĐ-CP áp Dụng Biện ...
-
Nghị định 56/2016/NĐ-CP - Thư Viện Pháp Luật
-
Sơ Đồ Văn Bản 'Nghị định 56/2016/NĐ-CP' - Công Báo
-
Nghị định Số 56/2016/NĐ-CP Sửa đổi, Bổ Sung Một Số điều Của Nghị ...
-
Áp Dụng Biện Pháp Xử Lý Hành Chính Giáo Dục Tại Xã, Phường, Thị Trấn.
-
THÊM ĐỐI TƯỢNG BỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC TẠI XÃ ...
-
Nghị định 56/2016/NĐ-CP Sửa đổi, Bổ Sung Một Số ...
-
Quy định Mới Về Chế độ áp Dụng Biện Pháp Xử Lý Hành Chính Giáo ...
-
Xây Dựng Dự Thảo Nghị định Quy định Chế độ áp Dụng Biện Pháp ...
-
Khoản 1 Điều 1 Nghị định 56/2016/NĐ-CP Sửa đổi Nghị định 111 ...
-
Quy định Mới Về áp Dụng Biện Pháp Xử Lý Hành Chính Giáo Dục Tại Xã ...
-
Bổ Sung Thêm đối Tượng Phải áp Dụng Biện Pháp Giáo Dục Tại Xã ...
-
Thay The - Sở Tư Pháp Tỉnh Thái Nguyên