NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN - LỚP 8 (ĐỢT 4)

NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

   I. LÝ THUYẾT : CÁC KIỂU CÂU: Lập bảng tổng hợp

* Yêu cầu:

   - Ở mỗi kiểu câu, học sinh  cần nắm được đặc điểm hình thứcchức năng của kiểu câu đó để nhận biết.

         - Nắm được các khái niệm, đặt câu, viết được đoạn hội thoại, đoạn văn.

TT

Câu

Đặc điểm hình thức

Chức năng chính

Ví dụ

1

Câu nghi vấn

- Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu ...hoặc từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn

- Kết thúc câu bằng dấu hỏi chấm (?). Ngoài ra còn kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

- Dùng để hỏi

- Ngoài ra còn dùng để đe doạ, yêu cầu, ra lệnh, bộc lộ tình cảm cảm xúc...

- Mai cậu có phải đi lao động không?

- Cậu chuyển giùm quyển sách này tới H được khong?

2

Câu cầu khiến

- có từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ,đi, thôi, nào... hay ngữ điệu cầu khiến

- Kết thúc bằng dấu chấm than

- ý cầu khiến không mạnh kết thúc bằng dấu chấm.

- Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo....

- Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.

- Ra ngoài!

3

Câu cảm thán

- Có từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ôi, biết bao, xiết bao, biết chừng nào...

- Kết thúc bằng dấu chấm than

- Dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (viết) xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

- Than ôi! Thời oanhliệt nay còn đâu?

 

4

Câu trần thuật

- Không có đặc điểm hình thứccủa các kiêu câu nghi vấn, cảm thán....

- Kết thúc bằng dấu chấm đôi khi kết thúc bằng dấu chấm, hoặc dấu chấm lửng

- Dùng để kể, thông báo nhận định, miêu tả....

- Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị, bộc lộ tình cảm, cảm xúc...

- Là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp.

- Trời đang mưa.

- Quyển sách đẹp quá! Tớ cảm ơn bạn! Cảm ơn bạn!

5

Câu phủ định

- Có từ ngữ phủ định: Không, chẳng, chả, chưa...

- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó -> Câu phủ định miêu tả.

- Phản bác một ý kiến, một nhận định-> Câu phủ định bác bỏ.

- Tôi không đi chơi.

- Tôi chưa đi chơi.

- Tôi chẳng đi chơi.

- Đâu có! Nó là của tôi.

  1. LUYỆN TẬP:

     1.  Kể tên các kiểu câu phân loại theo mục đích nói. Mỗi kiểu câu cho một ví dụ minh họa.

    2. Xác định mục đích nói của những câu nghi vấn trong các trường hợp sau:      

       a,  Nếu không bán con thì lấy tiền đâu nộp sưu để cứu thầy Dần?      ( Ngô Tất Tố)

       b, Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!                                                                  ( Tố Hữu)

       c, Ông  tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?                            ( Ngô Tất Tố)

        d, Tôi cười dài trong tiếng  khóc, hỏi cô tôi:

            - Sao cô biết mợ con có con?                                                        ( Nguyên Hồng)

       e, Những người muôn năm cũ

          Hồn ở đâu bây giờ?                                                                ( Vũ Đình Liên)

       f)     Thoắt trông lờn lợt màu da

          Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao?                                                              ( Nguyễn Du)

       g) Nghe  nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua lại phán:

          - Mày muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho cha mày, chứ cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ được?                                                                       ( Em bé thông minh)

       h)  Mụ vợ nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão:

          - Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à? Đi ngay ra biển, nếu không tao sẽ cho người lôi đi                                     ( Ông lão đánh cá và con cá vàng)

 

   3. Xác định các kiểu câu được học trong các ví dụ sau:

a) Thôi, các em đứng lên sắp hàng để vào lớp.

                                                                            (Tôi đi học – Thanh Tịnh)

b) Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

                                                                            (Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)

c ) Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

                                                                             (Thạch Sanh – Truyện cổ tích)

d) Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?

                                                                              (Lão Hạc – Nam Cao)

e) Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho.

                                                                              (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

          f) – Bác trai đã khá rồi chứ ?                        (Lão Hạc – Nam Cao)

 

g) Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó tất không khỏi tội chết.

                                                                                         (Thạch Sanh)

h) - Thôi, nhân lúc trời chưa sáng, em hãy trốn ngay đi.. (Thạch Sanh)

         i) – Khốn nạn… ông  giáo ơi! Nó có biết gì đâu!                                                                              

                                                                              (Lão Hạc – Nam Cao)

        k) Nếu không có tiền nộp sưu cho ông  bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à?                                                                              (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)

    4. Phân tích sắc thái tình cảm của những câu cầu khiến sau:     

  a, Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !

          - Chồng tôi đau ốm, xin ông chớ hành hạ!          

           - Chồng tôi đau ốm, ông đừng hành hạ!

  b, Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho !

  c,  Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem.

     5. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 12 câu) về đề tài học tập, trong đó có sử dụng ít nhất hai kiểu câu được học. Chỉ rõ các câu đó thuộc kiểu câu nào chia theo mục đích nói.

    6. Tìm câu cảm thán trong các câu sau, chỉ ra dấu hiệu, chỉ ra các cảm xúc mà mỗi câu cảm thán dưới đây biểu thị.

    a. Ôi quê hương! Mối tình tha thiết

   Cả một đời gắn chặt với quê hương

   b. Phỏng thử có thằng chim cắt nó nhòm thấy, nó tưởng mồi, nó mổ cho một phát, nhất định trúng giữa lưng chú, thì chú có mà đi đời! Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.

   c. Con này gớm thật!

   d. Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi.

   e. Ha ha! Một lưỡi gươm!

   g. Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế! Đòi một cái nhà thôi à? Trời! Đi tìm ngay con cá và bảo nó rằng tao không muốn làm một mụ nông dân quèn, tao muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân kia.

   h. Cứ nghĩ thầy sắp ra đi và tôi không còn được gặp thầy nữa, là tôi quên cả những lúc thầy phạt, thầy vụt thước kẻ.

Tội nghiệp thầy!

7. Đặt câu cảm thán nhằm bộc lộ cảm xúc trước các sự việc:

– Được điểm mười

– Bị điểm kém

– Nhìn thấy con vật lạ

 

8. Nêu mục đích cụ thể của những câu trần thuật dưới đây:

   a.(1) Mỗi câu “Chối này” chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. ( 2) Mỏ Cốc như cái dùi sắt chọc xuyên cả đất.

   b.(1) Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. (2) Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.

   c. Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo vì nó luôn bị chính nó bôi bẩn.

   d. Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.

   e. Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con.

   g. Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng, Hà Nội, được khởi công xây dựng vào năm 1898 và hoàn thành sau bốn năm, do kiến trúc sư nổi tiếng Người Pháp ép – phen thiết kế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ khóa » Khóc Khái Niệm