NỘI DUNG ÔN TẬP NGỮ VĂN - LỚP 9 (ĐỢT 4)

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 ĐỢT 4

Câu 1:

  1. Có mấy phương châm hội thoại cần tuân thủ trong giao tiếp? Là những phương châm hội thoại nào?
  2. Nêu nội dung các phương châm hội thoại?
  3. Khi vận dụng các phương châm hội thoại cần chú ý điều gì?
  4. Có những nguyên nhân nào dẫn đến việc không tuân thủ các phương châm hội thoại trong giao tiếp? Lấy ví dụ minh họa cho từng trường hợp?

Câu 2: Giải thích nghĩa của các cách nói sau và xếp vào nhóm phương châm hội thoại có liên quan?

  • Nói có sách mach có chứng
  • Nói tràng giang đại hải
  •  Nói ấp a ấp úng
  •  Nói như đấm vào tai
  • Nói ra ngô ra khoai
  • Nói nước đôi
  • Nói nhăng nói cuội
  • Ăn ốc nói mò
  • Nói khoác
  • Nói nửa úp nửa mở
  • Lời nói gói vàng

Câu 3: Đọc  các từ sau

  • Chỉ ra phương châm hội thoại mà từ đó vi phạm?
  • Nêu nguyên nhân?
  • Sửa lại cho đúng?
  1. Ngày sing nhật
  2. Hải sản biển
  3. Đường quốc lộ
  4. Đi du lịch
  5. Đi nghỉ an dưỡng
  6. Lên đường thượng lộ bình an
  7. Xay bột trẻ em
  8. Thuốc tân dược

Câu 4:  Vận dụng các phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như:

a) Như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là...

b) Như tôi đã trình bày, như mọi người đều biết,...

c) Nhân tiện đây xin hỏi….

d) Cực chẳng đã tôi phải nói, tôi nói diều này có gì không phải anh bỏ qua cho…

Câu 5 : Có mấy cách để phát triển từ vựng tiếng Việt?Cho ví dụ minh họa?

Câu 6: Giải thích nghĩa của từ “chân” trong các câu sau và cho biết từ chân nào mang nghĩa gốc , từ nào mang nghĩa chuyển và chuyể n bằng phương thức nào?

  1. Nó bị một vết xước rất lớn ở chân.
  2. Chân cột  rất vữn chắc..
  3. Cả đội bóng chỉ có một chân sút.
  4.                             Buồn trông nội cỏ rầu rầu

                  Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

  E.                             Đề huề lưng túi gió trăng

                              Sau chân theo một vài thằng con con.

       G.  Nó có chân trong đội tuyển quốc gia.

Câu 7:

a. Nêu nghĩa gốc của từ đồng hồ? cho ví dụ?

b. Dựa vào cách dùng như:  Đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng …. Hãy nêu nghĩa của từ đông hồ?

Câu 8: Nếu các cách để trau dồi vốn từ? Xác định các từ ngữ dùng sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng?

  • Yếu điểm của bạn ấy là thiếu quyết đoán trong công việc.
  • Chúng em sữ nhớ mãi nhữn điều thầy cô đã truyền tụng.
  • Bài thơ khiến ai cũng cảm xúc.
  • Báo chí tấp nập đưa tin về trận đấu.

 

Câu 9: Phân biệt thành ngữ với tục ngữ?

Câu 10: Giải thích nghĩa của các tổ hợp sau và cho biết tổ hợp nào là thành ngữ, tổ hợp nào là tực ngữ?

  1. Chó treo mèo đậy.
  2. Bảy nổi ba chìm.
  3. Được voi đòi tiên.
  4. Lời nói gói vàng.
  5. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
  6. Nước mắt cá sấu.
  7. Chó cắn áo rách.

Câu 11: Thế nào là từ nhiều nghĩa? Từ đồng nghĩa?  Từ trái nghĩa? Từ đồng âm?

Câu 12: Trong hai trường hợp (a),( b) sau đây, trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện từ đồng âm? Vì sao?

  1. Từ  “Kho” trong:
  • Cá này kho rất ngon.
  • Cá được cất trong kho đông lạnh.
  1. Tư  “Ngọt” trong:
  • Quả táo ăn rất ngọt.
  • Cô ất có giọng nói ngọt.

Câu 13: Đọc kĩ mẩu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:

Thời gian là vàng

        Ngạn ngữ có câu: “Thời gian là vàng”. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian thì không mua được. Thế mới biết vàng có giá trị mà thời gian thì vô giá.

         Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chữa chạy thì sống, để chậm thì chết.

        Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất cơ hội là thất bại.

         Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

         Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì thì học mấy cũng không giỏi được.

        Thế mới biết, tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau có hối cũng không kịp.

                                                                                                                    Theo Phương Liên﴿

a. Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?

b. Văn bản nghị luận về vấn đề gì? Chỉ ra luận điểm chính của nó?

c. Phép lập luận chủ yếu trong văn bản này là gì? Cách lập luận trong bài có sức thuyết phục như thế nào?

d. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp có sử dụng trong văn bản?

* Gợi ý:

a. Văn bản “Thời gian là vàng” thuộc loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý 

       b. - Văn bản nghị luận về giá trị của thời gian

    - Luận điểm chính “ Thời gian là vàng”

c. Phép lập luận chủ yếu trong văn bản là phân tích và chứng minh.

           - Giải thích về sức thuyết phục trong lập luận của văn bản:

             + Vấn đề nghị luận “Thời gian là vàng” được phân tích thành những biểu hiện cụ thể ở các luận điểm phụ -> Giúp người đọc hiểu 

           + Sau mỗi luận điểm là một dẫn chứng trong thực tế giúp người đọc tin 

     d. Lời dẫn trực tiếp: “Thời gian là vàng”. 

Câu 14: Đọc kĩ mẩu chuyện sau và trả lời các câu hỏi:

 

NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng  có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông :

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười :    - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra : Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.(Theo Tuốc-ghê-nhép)

 

a, Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

b, Văn bản trên liên quan đến phương châm hội thoại nào?

c, Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu sau: “ Cháu ơi, cảm ơn cháu!”

   Xét theo mục đích nói nó thuộc kiểu câu gì?

  • Gợi ý:

a, Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên : Tự sự.

b, Văn bản trên liên quan đến phương châm lịch sự

c, Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu sau:

     Cháu ơi, / cảm ơn cháu!        

TP Gọi – đáp       VN       

- Xét theo mục đích nói câu trên thuộc kiểu câu cảm than

 

Câu 15: Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong “ Chuyện Người con gái nam xương” của Nguyễn Dữ

Gợi ý

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm, tác giả

- Giới thiệu nhân vật: Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện; là người phụ nữ bình dân có vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn đáng quý, đáng trân trọng nhưng chịu số phận oan khuất, đau khổ.

II. Thân bài:

     1. Giới thiệu nhân vật: ( tóm tắt những sự việc chính của tác phẩm liên quan đến nhân vật

   2. Phân tích

   a) Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương

* Người phụ nữ đẹp người, đẹp nết; khát khao hạnh phúc gia đình

* Người phụ nữ thủy chung với chồng

- Khi chồng ở nhà

- Khi tiễn chồng ra trận

- Những ngày tháng xa chồng

- Khi bị nghi oan

- Khi sống dưới thủy cung

* Người con dâu hiếu thảo, người mẹ đảm đang

- Thay chồng chăm sóc mẹ khi mẹ đau ốm (lời nói của mẹ chồng).

- Lo liệu ma chay khi mẹ mất như với cha mẹ đẻ

- Là người mẹ yêu thương con: Một mình chăm sóc con nhỏ khi chồng đi vắng.

* Là người phụ nữ trọng nhân phẩm, tình nghĩa, chọn cái chết để minh oan cho mình.

* Giàu lòng vị tha: Bị Trương Sinh đẩy đến đường cùng phải chét oan ức nhưng không oán trách, hận thù. Khi trương Sinh lập đàn giải oan ở bến song vẫ hiện về nói lời “đa tạ tình chàng”

b) Số phân bi thảm, đau khổ của Vũ Nương

* Cuộc hôn nhân sắp đặt

* Sớm chịu nỗi đau xa cách

* Phải lo gánh vác gia đình

* Chịu oan ức và phải tìm đến cái chết

*Khát khao hạnh phúc trần gian nhưng không thể trở về

3. Đánh giá, mở rộng

     - Nghệ thuật trong việc xây dựng nhận vật ( cách tạo tình huống truyện, cách kể chuyện  ...)

- Nội dung: Vũ Nương đẹp người đẹp nết, công dung ngôn hạnh nhưng số phận bất hạnh

- Liên hệ về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến ở các tác phẩm khác để thấy được ngòi bút nhân đạo cao cả của Nguyễn Dữ nói riêng và của nhiều Nhà văn nhà thơ khác

III. Kết bài:

- Khẳng định “Chuyện người con gái Nam Xương” là tác phẩm giàu tính hiện thực và giá trị nhân văn

- Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương cũng chính là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam cần được tôn vinh trong mọi thời đại.

Câu 16: Lập dàn bài cho đề văn sau

Đề:    Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long

Câu 17: Nêu:

- Tên tác phẩm,

- Tên tác giả,

- Năm sáng tác,

- Xuất xứ,

- Hoàn cảnh sáng tác

 của các bài thơ hiện đại đã học trong chương trình Ngữ Văn lớp 9

Từ khóa » Nói Huề Vốn Là Phương Châm Gì