Nội Dung Quy Luật Lượng Chất
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Quy luật lượng chất là gì?
- Ví dụ quy luật lượng chất
- Nội dung quy luật lượng chất
- Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
- Ý nghĩa của phương pháp luận
Theo chủ nghĩa Mac – Lênin thì quy luật lượng chất là một trong ba quy luật cơ bản nhất của phạm trù triết học. Quy luật lượng chất tác động đến toàn bộ quá trình hình thành, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội.
Vậy Quy luật lượng chất là gì? Nội dung quy luật lượng chất gồm những gì? Qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng Luật Hoàng Phi đi tìm hiểu về những vấn đề này.
Quy luật lượng chất là gì?
Quy luật lượng chất là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mac – Lênin.
Theo quan điểm của triết học Mac – Lênin thì mọi sự vật, hiện tượng trên trái đất đều tồn tại hai vật là mặt chất và mặt lượng, trong đó:
Chất là một phạm trù của triết học, dùng để xác định tính quy luật khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng. Hiểu một cách đơn giản thì đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành lên sự vật, hiện tượng.
Thông qua đó mà nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì? Các đặc điểm để phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác.
Theo triết học Mac – Lênin thì chất được coi là cái vốn có của sự vật, hiện tượng, do những thuộc tính hay những yếu tố khác cấu thành quy định. Và theo đó, mỗi sự vật thì đều có rất nhiều các thuộc tính, trong mỗi thuộc tính thì lại biểu hiện ra một chất khác nhau của sự vật.
Lượng cũng vậy, nó cũng được xác định là một phạm trù của triết học dùng để xác định tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô cũng như là trình độ của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính khác của sự vật khác.
Ngoài việc giải đáp cho Qúy khách về nội dung cơ bản của quy luật lượng chất, thì với phần tiếp theo của bài viết dưới đây Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp thêm cho Qúy khách các thông tin khác về nội dung quy luật lượng chất.
Ví dụ quy luật lượng chất
Ví dụ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất: Quá trình học tập học sinh là quá trình dài, khó khăn, cần sự cố gắng không biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân mỗi học sinh.
Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: học sinh tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,… thành quả của quá trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra, những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp.
Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết, học sinh sẽ được chuyển sang một cấp học mới cao hơn. Như vậy, quá trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài kiểm tra, các kì thi là điểm nút và việc học sinh được sang một cấp học cao hơn là bước nhảy.
Nội dung quy luật lượng chất
Như đã phân tích ở trên, lượng là phạm trù triết học được dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô trình độ của sự vận động và phát triển cũng như là các thuộc tính khác đã cấu thành lên sự vật.
Đặc trưng của lượng sẽ được biểu thị bằng con số hoặc các đại lượng chỉ kích thước dài hoặc ngắn, quy mô, tổng số hay trình độ. Nhưng đối với các trường hợp phức tạp thì không thể chỉ diễn tả bằng những con số đòi hỏi sự chính xác cao mà còn phải được nhận thức bằng khả năng trừu tượng hóa.
Theo Mac – Lênin thì lượng là cái khách quan vốn có bên trong của sự vật. Toàn bộ sự so sánh giữa lượng và chất chỉ là tương đối, không có tuyệt đối.
Chất chính là chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, được coi là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vậy là nó chứ không phải những sự vật khác.
Từ đó có thể thấy chất và thuộc tính không thể đồng nhất với nhau. Bởi mỗi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng rất nhiều thuộc tính, nhưng những thuộc tính này không thể cùng tham gia vào việc quy định chất như nhau, mà chỉ có những thuộc tính cơ bản nhất mới có thể quyết định được bản chất của sự vật.
Do đó, chỉ khi nào những thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật mới thay đổi theo, đồng nghĩa với việc khi các thuộc tính không cơ bản dù có thay đổi hay không thì cũng không làm biến đổi bản chất của sự vật.
Tuy nhiên các thuộc tính cũng như chất của sự vật sẽ luôn có mối quan hệ cụ thể với nhau, vì vậy việc phân biệt này chỉ mang tính tương đối.
Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
Theo Mac – Lê nin thì chất và lượng là hai mặt đối lập, bản chất của chất thì tương đối ổn định, ngược lại thì lượng thường xuyên biến đổi. Tuy nhiên chúng lại không thể tách rời nhau, đổi lại giữa chúng đều luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau.
Sự thống nhất này được xác định trong một độ nhất định khi sự vật đang tồn tại. Trong đó độ là một phạm trù của triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, được biểu thị ở mức độ sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi cơ bản về chất của sự vật đó.
Đổi lại khi sự vật mới được hình thành thì từ chất mới thì sẽ có một lượng mới phù hợp, từ đó tạo nên sự thống nhất mới giữa lượng và chất, sự tác động này được hiểu thông qua quy mô, nhịp điệu phát triển mới của lượng.
Ý nghĩa của phương pháp luận
Quá trình vận động và phát triển của sự vật diễn ra theo chiều hướng tích lũy về lượng đến một giới hạn nhất định, sau đó sẽ chuyển hóa về chất. Từ đó đã rút ra được những tư tưởng mang tính định hướng, hạn chế được tư tưởng chủ quan, duy ý chí trong việc thực hiện những bước nhảy vọt.
Trong quá trình hoạt động thì con người luôn vận dụng linh hoạt các hình thức khác nhau. Và sự vận dụng này tùy thuộc vào việc phân tích đúng đắn những điều kiện khách quan tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Mặt khác, xã hội loài người đang càng ngày phát triển, đa dạng theo chiều hướng tích cực do rất nhiều yếu tố tác động thành, từ đó ta cần thực hiện đổi mới thành công trên từng lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội để tạo ra các bước nhảy về chất.
Do đó để có thể thực hiện các bước nhảy vọt thì trước hết phải thực hiện các bước nhảy cục bộ để làm thay đổi từng yếu tố của chất.
Với nội dung bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp cho Qúy khách các vấn đề liên quan đến nội dung quy luật lượng chất.
Từ khóa » Khái Niệm Ba Quy Luật
-
Ba Quy Luật Cơ Bản Của Phép Biện Chứng Duy Vật - Wikipedia
-
Quy Luật Là Gì? Định Nghĩa, đặc điểm Và Phân Loại Quy Luật?
-
Quy Luật Là Gì? Định Nghĩa Và Phân Loại Quy Luật Theo Triết Học Mác
-
Phân Tích Những Quy Luật Cơ Bản Của Phép Biện Chứng Theo Ăngghen
-
Thuyết Trình Về Quy Luật Mâu Thuẫn
-
Một Số Vấn đề Về Quy Luật Thống Nhất Và đấu Tranh Của Các Mặt đối Lập
-
Để Triết Học Không Còn Là Nỗi ám ảnh Của Sinh Viên
-
Vận Dụng Lý Luận Mác - Lê-nin Trong Quá Trình Phát Triển ở Việt Nam ...
-
[PDF] BÀI 3 CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY LOGIC HÌNH THỨC
-
Sức Sống Của Triết Học Mác Trong Xã Hội Hiện đại
-
Giới Thiệu Tác Phẩm Bút Ký Triết Học Của Lênin | C. Mác; Ph. Ăngghen
-
Đổi Mới Căn Bản Và Toàn Diện Giáo Dục Có Mang Tính Quy Luật?
-
Quy Luật Kinh Tế Là Gì? Các Quy Luật Cơ Bản, Tính Chất Và ý Nghĩa