Nội Dung Trang TFRC – AFRC - Linda Nga
Có thể bạn quan tâm
HƯỚNG DẪN ĐỌC HIỂU NỘI DUNG TRANG TFRC – AFRC
- a) Định nghĩa: nhắc lại nếu cần (phần đầu tiên đã đề cập)
- b) Ý nghĩa: Nhắc đến vai trò, tầm quan trọng của bộ não với đời sống con người. Bộ não có sức mạnh phi thường, làm chủ bộ não làm chủ cuộc đời. Điều quan trọng mà mỗi người cần làm đó chính là tạo liên kết giữa các nơ-ron thần kinh. Càng nhiều kết nối trí thông minh mỗi người càng được phát huy.
BẠN BIẾT GÌ VỀ BỘ NÃO CON NGƯỜI?
Não là bộ phận tối quan trọng của con người. Nó điều khiển và chi phối mọi hoạt động của cơ thể. Tiềm năng của bộ não là vô hạn, mà chính con người cũng chỉ khám phá được một phần rất nhỏ. Vì thế người ta thường thấy những hiện tượng kỳ diệu về não, đôi lúc kỳ diệu đến khó tin. Nhưng nếu có sự hiểu biết về Não thì bạn sẽ thấy đó là một điều bình thường. Một chuyên gia tư vấn phân tích dấu vân tay và tiềm năng con người không thể không có những hiểu biết cơ bản về sức mạnh bộ não.
Mọi sự vật, hiện tượng, thông tin đều được bộ não thu nhận với tốc độ cực đại. Thông tin được truyền vào bộ não với tốc độ cực đại đạt tương đương tốc độ 416 km/h. Tổng chiều dài các sợi trục thần kinh trong bộ não con người là 100.000 dặm, tương đương 160.934 km. Chiều dài này có thể quấn quanh chu vi Trái Đất 4 lần . Não người có thể tạo ra 25 watt điện năng tại bất kì thời điểm nào, năng lượng này có thể đốt cháy một bóng đèn.
Đến thời điểm này, chúng ta vẫn chưa khám phá hết năng lực não bộ. Não có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh. Các nơ-ron thần kinh tập trung bao phủ bề mặt của não, dày khoảng hai milimét. Trong khi đó ở các loài động vật số lượng tế bào thần kinh ít hơn rất nhiều: Chuột: 75 triệu tế bào thần kinh, Mèo: Một tỷ tế bào thần kinh, Tinh tinh: 7 tỷ tế bào thần kinh, Voi: 23 tỷ tế bào thần kinh.
Tế bào thần kinh là đơn vị cơ bản hình thành nên hệ thống thần kinh. Những tế bào thần kinh của não chịu trách nhiệm tiếp nhận và truyền thông tin. Mỗi phần của tế bào thần kinh đóng một vai trò trong việc truyền đạt thông tin trong toàn cơ thể.
Tế bào thần kinh mang thông điệp trên khắp cơ thể, bao gồm cả thông tin cảm giác từ các kích thích bên ngoài và các tín hiệu từ não đến các nhóm cơ khác nhau trong cơ thể. Để hiểu chính xác cách thức một tế bào thần kinh hoạt động, chúng ta cùng nhìn vào cấu tạo của từng tế bào thần kinh riêng lẻ. Các cấu trúc độc đáo của các tế bào thần kinh cho phép nó để nhận và truyền tín hiệu đến tế bào thần kinh khác cũng như các loại tế bào khác.
Hầu hết các tế bào thần kinh có các phần mở rộng nhánh kéo dài ra xa phần nhân tế bào. Những nhánh cây sau đó nhận được tín hiệu hóa học từ tế bào thần kinh khác, mà sau đó được chuyển đổi thành các xung điện được truyền đi về phía tế bào cơ thể.
Một số tế bào thần kinh có những nhánh cây nhỏ, ngắn, trong khi các tế bào khác có những cái rất dài.
Nếu các xung điện truyền vào bên trong tế bào cơ thể đủ lớn, họ sẽ tạo ra một điện thế hoạt động. Kết quả trong các tín hiệu này được truyền xuống trục thần kinh.
BÍ MẬT CỦA TRÍ THÔNG MINH NẰM Ở ĐÂU?
Câu trả lời chính là nằm ở sự liên kết các tế bào thần kinh.
Một câu hỏi được đặt ra: Nếu tất cả chúng ta có cùng số lượng nơ-ron (tương đương với 73.855 máy tính cá nhân), thì tại sao có hiện tượng một số học sinh lại tiếp thu và xử lý vấn đề nhanh hơn hẳn những em khác? Tại sao một số em tiếp nhận và ghi nhớ thông tin dễ dàng trong khi một số khác lại gặp khó khăn?
Câu trả lời không nằm ở hệ thần kinh não bộ (phần cứng) mà chính là cách thức chúng ta sử dụng, kích hoạt hệ thống thần kinh đó như thế nào (phần mềm).
20 tuần sau khi thụ thai, các nơ-ron não bộ của chúng ta bắt đầu tạo nên những mối liên kết với nhau. Các liên kết này được gọi là Liên Kết Nơ-ron. Mỗi khi nơ-ron tạo ra một liên kết (còn gọi là khớp thần kinh), một khuôn mẫu tư duy được hình thành. Từ đó suy ra, càng có nhiều liên kết nơ-ron trong một khu vực nào đó, chúng ta càng trở nên nhạy bén hơn trong lĩnh vực ấy. Ví dụ, nếu con bạn học giỏi Toán, đó là vì phần não bộ chịu trách nhiệm cho khả năng lập luận toán học có rất nhiều liên kết nơ-ron. Trong khi đó, tuy giỏi Toán nhưng con bạn lại có thể vẽ không đẹp, đó là vì khu vực tưởng tượng liên quan đến thị giác trong não bộ không có nhiều liên kết nơ-ron.
Để hiểu rõ trí thông minh của chúng ta kỳ diệu đến mức nào, trước hết bạn cần biết cách thức hoạt động của bộ não phi thường của bạn. Vỏ não của chúng ta (lớp trên cùng và lớp trung tâm) – đóng vai trò chính trong các suy nghĩ bậc cao – được cấu tạo từ khoảng 100 tỷ tế bào não gọi là nơ-ron.
Do tất cả chúng ta có số lượng nơ-ron xấp xỉ nhau (ít hơn hay nhiều hơn vài triệu thì cũng chẳng khác biệt gì nhiều), chúng ta có hệ thần kinh cơ bản, hay còn gọi là “phần cứng”, giống nhau. Để hiểu được “phần cứng” của chúng ta thật sự phi thường đến mức nào, bạn hãy so sánh bộ não với tốc độ xử lý thông tin của máy vi tính được đo bằng MIPS (triệu xử lý/giây).
Môt bô xử lý máy tính Intel Pentium III (500 Mhz) có thể chạy được 1. 354 MIPS. Trong khi đó, mỗi tế bào não (nơ-ron ) có thể xử lý 1. 000 thông tin mỗi giây và toàn bộ não của chúng ta có tiềm năng xử lý 100 triệu MIPS . Điều này có nghĩa là tiềm năng não bộ của chúng ta tương đương với 73.855 máy tính cá nhân được nối với nhau hoạt động cùng một lúc.
Đã đến lúc chúng ta cần kích hoạt Tiềm Năng Vô Hạn của Trí Thông Minh con người.
Có phải mỗi người được sinh ra với môt mức độ thông minh nào đó và mức độ ấy là cố định trong suốt cuôc đời? Không phải vậy, mức đô thông minh của môt người có thể được tăng cường nếu có sự kích thích não bô hợp lý.
Nhưng liệu có giới hạn nào cho trí thông minh?
Môt người chậm hiểu có thể rèn luyện bản thân để trở nên nhanh nhạy hơn không? Các nghiên cứu cho thấy, với phương pháp đúng đắn và chế đô rèn luyện phù hợp, điều gì cũng có thể xảy ra. Các nhà khoa học đã tính được tổng số liên kết nơ-ron có thể được tạo thành trong não bộ chúng ta. Con số ấy lớn đến mức, nếu biểu hiện thành các con số liên tiếp nhau thì nó kéo dài khoảng … 10,5 triệu kilômét. Từ đó có thể suy ra rằng trí thông minh tiềm ẩn của con người trong thực tế là không có giới hạn.
Chúng ta không thể làm thay đổi số lượng các tế bào thần kinh nhưng nếu có môi trường tốt thì các tế bào thần kinh đệm vẫn có thể phát triển thêm, gia tăng sự kết nối giữa các nơ-ron thần kinh. Và thiên tài hơn người bình thường là ở sự liên kết đó. Tuy nhiên, nếu kích hoạt vùng não nhiều nơ-ron hơn chúng ta sẽ hung phấn hơn, dễ dàng đạt được kết quả hơn.
Trang này phân tích sự tương quan giữa mật đô vân tay đại diện cho số lượng tế bào thần kinh trong não liên quan đến việc học hỏi và trí nhớ của một người.
- TFRC (Total Fingerpirnt Ridge Count) là tổng số lượng đường vân trên 10 đầu ngón tay, đại diện cho mật độ tế bào thần kinh trên vỏ não. TFRC phản ánh khả năng hấp thu việc học và trí nhớ bẩm sinh của một cá nhân.
- AFRC (All Fingerpirnt Ridge Count) là chỉ số đại diện cho năng lực hoạt động bẩm sinh của não bộ. Tiềm năng bẩm sinh của bộ sẽ được bộc lộ, phát huy tốt nhất nếu được kích hoạt bằng cách tạo ra nhiều kết nối rơ-ron thần kinh.
TFRC<60: TRUNG BÌNH
TFRC 60- 100: KHÁ
TFRC 100 – 150: TỐT
TFRC >200: XUẤT SẮC
CHỈ SỐ TFRC THẤP:
Thông tin được tiếp nhận vào não bộ một cách từ từ nhưng sẽ được giữ lại lâu.
Quá trình rèn luyện bạn không nên nóng vội mà cần kiên trì, nhẫn nại, chia nhỏ công việc sẽ đem lại kết quả tốt. Bạn cần sự động viên, hướng dẫn để việc học được tốt hơn.
CHỈ SỐ TFRC CAO:
Khả năng tiếp nhận, xử lý thông tin của bạn rất nhanh nhạy, có thể giải quyết nhiều việc một lúc, chịu áp lực cao. Tuy nhiên đôi khi bạn sẽ rất mau quên và chỉ chịu được áp lực trong thời gian ngắn.
Bạn cần chuyển trí nhớ ngắn hạn sang dài hạn bằng cách luyện tập thường xuyên. Chú ý cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho não và đảm bảo giấc ngủ sâu, vận động để não bộ vận hành tốt.
Lưu ý: Nếu cá nhân sở hữu chỉ số cao nhưng không có môi trường và sự rèn luyện thì khả năng kết nối thông tin và trí nhớ cũng sẽ mất dần theo thời gian.
Các mẫu vân tay Arch đại diện cho khả năng hấp thu đặc biệt từ 0 đến vô hạn như một miếng bọt biển thấm nước. Vì vậy, các chỉ số của chủng vân tay Arch sẽ thấp hơn so với các chủng vân tay khác.
AFRC và Hiệu số:
Hiệu số = 0 (chỉ xuất hiện khi có Arch, UL): Do có chủng vân tay Arch, là chủng vân tay sở hữu khả năng hấp thu vô tận, chính vì vậy, việc mở rộng não bộ sẽ tùy thuộc nhiều vào quá trình học tập và rèn luyện.
Hiệu số >100 (thường với vân tay Whord): não bộ hoạt động mạnh thậm chí khi ngủ nên khi tỉnh dậy, những vấn đề anh băn khoăn tự nhiên được giải quyết, động cơ (bộ não) hoạt động liên tục, thiếu sự thư giãn.
Khi ngủ tiềm thức vẫn hoạt động. Não bộ cần nhiều năng lượng hơn nên cần bổ sung thêm omega 3, vitamin, chất dinh dưỡng để hỗ trợ cho não bộ hoạt động tốt hơn.
Vd: Hiệu số cao được ví như bộ máy có nhiều linh kiện nên công suất làm việc và hoạt động sẽ nhiều hơn vì vậy nên cần bổ sung dưỡng chất, năng lượng và nghỉ ngơi để làm mới lại động cơ.
from WordPress https://ift.tt/2tPNTKK via IFTTTTừ khóa » Hiệu Số Tfrc Và Afrc
-
Chỉ Số TFRC Và AFRC Là Gì? Khám Phá Hay Về Bộ Não Không Nên ...
-
Chỉ Số TFRC Và AFRC Trong Sinh Trắc Vân Tay
-
Chỉ Số TFRC-AFRC Trong Sinh Trắc Vân Tay Là Gì? | Linda Nga
-
MỐI LIÊN HỆ GIỮA DẤU VÂN TAY & CÁC CHỈ SỐ TFRC, AFRC ...
-
TFRC Là Gì? Phân Tích Các Chỉ Số TFRC Theo Các Chuyên Gia
-
TFRC – AFRC | Humano - Chickgolden
-
14. Sự Thú Vị Của Chỉ Số Khoa Học TFRC Và AFRC - Scribd
-
Chỉ Số TFRC - Thẻ Nhớ Của Não Bộ - Sinh Trắc Vân Tay (DMIT)
-
Chỉ Số Tfrc Là Gì ? Chỉ Số Tfrc Có Nghĩa Là Gì Nam 2022 ... - Thích Ngủ
-
NỘI DUNG BÁO CÁO DỰA VÀO CÔNG NGHỆ SINH TRẮC HỌC ...
-
Dịch Vụ - Sutay Star
-
Tfrc Là Gì
-
TƯ VẤN CHỈ SỐ HẤP THU VIỆC HỌC TFRC - AFRC - YouTube
-
Chỉ Số TFRC Trong Sinh Trắc Vân Tay - Youscan