Nội Dung Và Ví Dụ Về Tính Quy Phạm Phổ Biến Của Pháp Luật

Tính quy phạm phổ biến là đặc trưng và yêu cầu khi xây dựng quy định pháp luật. Điều này đã làm cho quy định pháp luật có tính khái quát hóa cao, có thể áp dụng giải quyết nhiều vấn đề thực tế. Pháp luật được xây dựng trước, tác động nhận thức và điều chỉnh hành vi của con người. Do đó, mang đến những khuôn mẫu điển hình để các chủ thể thực hiện theo khi gặp phải những tình huống mà pháp luật đã dự liệu. Sự phổ biến được thể hiện trong quy định, hướng đến tất cả các vấn đề, khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội.

Căn cứ pháp lý: Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA- BGTVT.

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật là gì?
  • 2 2. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật tiếng Anh là gì?
  • 3 3. Ý nghĩa của tính quy phạm phổ biến:
  • 4 4. Lấy ví dụ:

1. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật là gì?

Tính quy phạm phổ biến được hiểu là tính bắt buộc thực hiện mọi quy định của pháp luật hiện hành đối với mọi cá nhân, tổ chức. Từ đó ràng buộc các chủ thể trong quyền, nghĩa vụ hay các hoạt động cấm thực hiện. Để từ đó tạo ra khuôn mẫu, chuẩn mực chung trong xã hội.

Pháp luật không phải chỉ áp dụng riêng cho mỗi cá nhân hay tổ chức nào. Pháp luật cũng được tiếp cận bằng nhiều hình thức khác nhau, đến tất cả mọi người. Mọi người trong quyền lợi và nghĩa vụ của mình phải được nhận thức rõ ràng. Đây không phải lựa chọn, và mọi người bắt buộc chịu quản lý của nhà nước thông qua hệ thống pháp luật. Nhà nước sẽ đảm bảo thực thi pháp luật bằng giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Do đó mọi người trong xã hội cần tuân theo các quy định của pháp luật đã được ban hành.

Như vậy có thể thấy pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì pháp luật được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Pháp luật cũng mang đến các hiểu biết, nhận thức và phải tuân thủ của mọi đối tượng trong xã hội. Các quy phạm phổ biến, rộng khắp và điều chỉnh hành vi của con người. Tạo ra khuôn mẫu, chuẩn mực chung được nhà nước xây dựng, áp dụng trong đời sống xã hội.

Đặc trưng của tính quy phạm phổ biến:

Pháp luật được ra đời nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng và mục đích của nhà nước. Vì thế mà các điều chỉnh cũng thường được thực hiện để phù hợp với các quan hệ xã hội. Con người được thực hiện quyền, lợi ích trong phạm vi pháp luật không cấm. Khi tham gia vào bất cứ quan hệ xã hội nào, đều phải tuân thủ các quy định liên quan.

Pháp luật có những thuộc tính riêng, áp dụng cho tất cả, không mang tính chất loại trừ cho bộ máy quản lý. Những thuộc tính đó mang đến đặc trưng riêng, giúp phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác. Đó là tính cưỡng chế, mệnh lệnh mà các chủ thể phải phục tùng.

Pháp luật có nhiều thuộc tính đặc trưng. Trong đó phải kể đến một số dấu hiệu như:

+ Tính quy phạm phổ biến.

+ Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

+ Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện.

Quy phạm pháp luật được áp dụng chung cho tất cả các chủ thể:

Các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trên lãnh thổ, trong tính chất hành vi được quy định. Pháp luật thường ban hành với các lĩnh vực, khía cạnh hay theo nhóm đối tượng. Từ đó việc khoanh vùng và điều chỉnh đảm bảo kịp thời, đầy đủ. Việc áp dụng các quy phạm này chỉ bị đình chỉ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ, bổ sung, sửa đổi bằng những quy định khác hoặc thời hiệu áp dụng các quy phạm đã hết. Luôn có các quy định có hiệu lực để áp dụng giải quyết nếu có vấn đề phát sinh.

Nhà nước ban hành hay thừa nhận pháp luật trong khuôn mẫu và chuẩn mực chung. Không chỉ dành riêng cho một cá nhân, tổ chức cụ thể mà áp dụng cho tất cả các chủ thể. Khi tham gia vào xã hội, các chủ thể buộc phải tuân thủ các quy định, chịu sự giám sát và quản lý của nhà nước.

Tính quy phạm phổ biến của pháp luật dựa trên ý chí của nhà nước “được đề lên thành luật”. Từ đó mang đến hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước.

2. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật tiếng Anh là gì?

Tính quy phạm phổ biến của pháp luật tiếng Anh là The common normative nature of the law.

3. Ý nghĩa của tính quy phạm phổ biến:

Pháp luật gồm các quy tắc xử sự chung, được thể hiện trong những hình thức xác định. Đó là các quy phạm, các văn bản pháp luật có giá trị pháp lý. Từ đó có hiệu lực áp dụng cho một giai đoạn nhất định. Pháp luật ràng buộc đối với các cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Pháp luật có kết cấu logic rất chặt chẽ. Được đặt ra không phải xuất phát từ một trường hợp cụ thể mà là sự khái quát hóa từ rất nhiều những trường hợp có tính phổ biến trong xã hội. Một quy phạm có thể điều chỉnh nhiều hành vi liên quan, các mức độ hành vi khác nhau. Qua đó mà pháp luật có thể giải quyết hiệu quả nhu cầu quản lý nhà nước. Các chủ thể tham gia vào xã hội nếu không tuân thủ pháp luật sẽ phải chịu các chế tài.

Mang đến công bằng, bình đẳng trong quyền, nghĩa vụ của các chủ thể:

Pháp luật ra đời vì nhu cầu của xã hội, khi có tổ chức, cơ quan đại diện quản lý chung. Mục đích để giữ gìn trật tự của xã hội, bảo vệ toàn dân. Từ các nhu cầu cho người dân được công bằng, bình đẳng. Đế xây dựng hệ thống quy định làm cho toàn dân được an cư lạc nghiệp, khiến đất nước hòa bình thịnh vượng,dân chủ văn minh. Khi ổn định xã hội, các nhu cầu tiếp cận hay phát triển trong nền kinh tế mới được giải quyết.

Pháp luật điều chỉnh tất cả mọi hành vi, tạo ra chuẩn mực chung. Con người phải tuân thủ pháp luật, tạo chuẩn mực chung. Nếu không có pháp luật, không thể có được sự bình đẳng trong quyền lợi.

Do đó tính quy phạm phổ biến của pháp luật giúp pháp luật phổ biến, rộng khắp và gần gũi đến người dân. Điều chỉnh tất cả các hoạt động và lĩnh vực khác nhau trong hoạt động đời sống. Khi tham gia vào các quan hệ xã hội, người dân phải xác định được trách nhiệm bên cạnh các quyền lợi của mình.

Ai cũng cần tuân thủ và làm theo pháp luật. Mọi người đều bình đẳng, công bằng trước pháp luật.

Thực hiện quản lý nhà nước đồng bộ, hiệu quả. 

Khi xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn các bên khó tìm được tiếng nói chung thống nhất. Đơn giản là do các lợi ích của các chủ thể xung đột lẫn nhau. Giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ mà các bên không thể giải quyết được. Cần phải nhờ cơ quan nhà nước (hoặc cơ quan của tổ chức xã hội) có thẩm quyền giải quyết. Mang đến tính đại diện cho công lý, công bằng để bảo vệ tốt nhất cho lợi ích của các bên. Dựa trên những quy phạm cụ thể để đưa ra cách giải quyết sao cho đúng pháp luật.

Bên cạnh đó quy phạm pháp luật cũng là quyền đồng thời là nghĩa vụ của công dân. Cung cấp các quy tắc, chuẩn mực và quy định liên quan đến hành vi của con người. Pháp luật điều chỉnh hành vi, nhận thức để mang đến an ninh, trật tự.

Tạo ra khuôn mẫu chung, điển hình:

Tính quy phạm phổ biến của pháp luật được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người và trong mọi lĩnh vực. Tính phổ biến giúp cho nhận thức và tiếp cận, giải quyết các vấn đề trong xã hội được rõ ràng. Trong xã hội các hành vi xử sự của con người rất khác nhau, đánh giá chuẩn mực, đúng sai và mức độ của hành vi. Tuy nhiên trong nhưng hoàn cảnh điều kiện nhất định vẫn đưa ra được cách xử sự chung phù hợp với đa số. Và pháp luật chính là công cụ nhà nước sử dụng để quản lý xã hội.

Không chỉ vậy, pháp luật chính là khuôn mẫu chung. Giúp cho nhiều người cùng thực hiện và cần phải tuân theo. Mang đến cơ sở, nền tảng quy định liên quan trong hoạt động xã hội cụ thể. Khuôn mẫu của pháp luật sẽ được áp dụng nhiều lần trong phạm vi không gian và thời gian rộng lớn khắp mọi miền Tổ quốc.

4. Lấy ví dụ:

Dưới đây là Ví dụ về tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

Theo Điều 8, Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA- BGTVT, quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy đều phải đội mũ bảo hiểm. Cụ thể:

“Điều 8. Trách nhiệm của người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy khi tham gia giao thông có trách nhiệm:

1. Đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định của pháp luật.

2. Cài quai mũ theo quy định sau đây:

a) Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm;

b) Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu”.

Đây là các quy định liên quan đối với người tham gia giao thông. Có thể là các chủ thể điều khiển phương tiện hoặc người đi cùng. Khi thực hiện tham gia giao thông bằng các phương tiện được liệt kê ở trên, người tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểu đúng quy định.

Đây chính là quy định bắt buộc mang tính quy phạm phổ biến. Được quy định và áp dụng chung trong toàn xã hội mà ai cũng phải thực hiện. Trong hoàn cảnh đó, chủ thể phải xử sự đúng theo quy định, nghĩa vụ của mình. Đây là quy định chung chứ không dành riêng cho cá nhân hay tổ chức nào.

Có thể nhìn nhận trong ý nghĩa tham gia giao thông. Việc đội mũ bảo hiểm đúng quy định giúp an toàn, hiệu quả khi di chuyển bằng phương tiện. Mang đến an toàn cho người di chuyển và mọi người, phương tiện khác cùng tham gia giao thông. Đây là các quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản nhà nước đảm bảo cho người dân. Do đó, ai cũng cần thực hiện tuân thủ đúng trách nhiệm của mình để nhận được quyền lợi tương ứng.

Từ khóa » Ví Dụ Về 3 đặc Trưng Của Pháp Luật