Nội Dung Xây Dựng Nền Quốc Phòng Toàn Dân, An Ninh Nhân Dân
Có thể bạn quan tâm
- Nội Dung Xây Dựng Nền Quốc Phòng Toàn Dân An Ninh Nhân Dân Có Mấy Nội Dung Chính
- Nội Dung Xây Dựng Nền Quốc Phòng Toàn Dân An Ninh Nhân Dân Hiện Nay
- Nội Dung Xây Dựng Nền Quốc Phòng Toàn Dân An Ninh Nhân Dân Là Gì
- Nội Dung Xây Dựng Nền Quốc Phòng Toàn Dân An Ninh Nhân Dân Quốc Phòng 12
- Nội Dung Xây Dựng Nền Quốc Phòng Toàn Dân An Ninh Nhân Dân Trắc Nghiệm
Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Quy định nguyên tắc, chính sách, hoạt động cơ bản về quốc phòng; tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm; lực lượng vũ trang nhân dân; bảo đảm quốc phòng; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức; quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng được quy định cụ thể tại Luật quốc phòng năm 2018.
Mục lục bài viết
- 1 1. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân:
- 2 2. Kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội và kinh tế – xã hội với quốc phòng:
- 3 3. Nguyên tắc hoạt động quốc phòng:
- 4 4. Chính sách của Nhà nước về quốc phòng:
1. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân:
Nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh quốc phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần, nhân lực, vật lực, tài chính, mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường. Nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân bao gồm:
– Xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc, kế hoạch phòng thủ đất nước; nghiên cứu phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và hệ thống chính trị vững mạnh;
– Xây dựng thực lực, tiềm lực quốc phòng; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, có sức chiến đấu cao, làm nòng cốt bảo vệ Tổ quốc;
– Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật; phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, khoa học, công nghệ quân sự; huy động tiềm lực khoa học, công nghệ của Nhà nước và Nhân dân phục vụ quốc phòng; ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ quân sự phù hợp để xây dựng đất nước;
– Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm nhu cầu dự trữ quốc gia cho quốc phòng; chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm động viên quốc phòng;
– Xây dựng phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ vững chắc toàn diện, hợp thành phòng thủ đất nước; củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh ở các vùng chiến lược, trọng điểm, biển, đảo, khu vực biên giới, địa bàn xung yếu; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong phạm vi cả nước;
– Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;
– Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước;
– Đối ngoại quốc phòng;
– Kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội và kinh tế – xã hội với quốc phòng; kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại;
Xem thêm: An ninh nhân dân là gì? Xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân– Xây dựng và bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân, thân nhân của người phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân;
– Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh.
Theo quy định trên, đặc trưng của nền quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân là nền quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân được xây dựng toàn diện và từng bước hiện đại. Mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân vững mạnh tạo sức mạnh tổng hợp cho đất nước. Nội dung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân là phân vùng chiến lược về quốc phòng – an ninh gắn với xây dựng hậu phương chiến lược. Tính chất của chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc là cuộc chiến tranh toàn dân toàn diện lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm lòng cốt. Quan điểm của Đảng vừa kháng chiến vừa xây dựng được xuất phát từ truyền thống của dân tộc ta trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội và kinh tế – xã hội với quốc phòng:
Kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội và kinh tế – xã hội với quốc phòng là sự gắn kết mọi hoạt động quốc phòng với các ngành, lĩnh vực kinh tế – xã hội có sự thống nhất quản lý, điều hành của Nhà nước để góp phần củng cố, tăng cường quốc phòng, phát triển kinh tế – xã hội. Nhiệm vụ kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội và kinh tế – xã hội với quốc phòng bao gồm:
Nhà nước có kế hoạch, chương trình kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội và kinh tế – xã hội với quốc phòng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong từng thời kỳ; Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế – xã hội của Bộ, ngành, vùng, địa phương, các dự án quan trọng quốc gia, khu vực biên giới, hải đảo, địa bàn chiến lược phải kết hợp với quốc phòng, phù hợp với chiến lược bảo vệ Tổ quốc;
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan lập kế hoạch về nhu cầu quốc phòng và khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh; tổ chức, xây dựng khu kinh tế – quốc phòng; tổ chức, quản lý hoạt động của doanh nghiệp phục vụ quốc phòng và đơn vị quân đội được giao thực hiện nhiệm vụ kinh tế kết hợp với quốc phòng theo quy định của pháp luật, phù hợp với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Bộ, ngành, địa phương xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phải được Bộ Quốc phòng cho ý kiến, tham gia thẩm định theo quy định của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Xem thêm: Quốc phòng toàn dân là gì? Biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh?Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phải tuân thủ yêu cầu về kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với bảo đảm quốc phòng theo quy định của luật có liên quan; Một số dự án đầu tư xây dựng ở địa bàn trọng điểm về quốc phòng phải có tính lưỡng dụng, sẵn sàng chuyển sang phục vụ nhu cầu quốc phòng.
Theo quy định trên thì đối tượng tác chiến của chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc là chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch có hành động xâm lược, phá hoại thành quả cách mạng của dân tộc. Lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam gồm các thành phần lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Những quan điểm, nguyên tắc cơ bản xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ mới là giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với lực lượng vũ trang nhân dân. Phương hướng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân trong giai đoạn mới là xây dựng dân quân dân tự vệ vững mạnh rộng khắp, lấy chất lượng làm chính. Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng – an ninh trong phát triển các cùng lãnh thổ là sự kết hợp chặt chẽ phát triển vùng kinh tế chiến lược, với xây dựng vùng chiến lược quốc phòng an ninh.
3. Nguyên tắc hoạt động quốc phòng:
– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.
– Củng cố, tăng cường quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
– Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân.
– Kết hợp quốc phòng với kinh tế – xã hội và kinh tế – xã hội với quốc phòng.
– Kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại.
Đặc điểm về quốc phòng an ninh ở các vùng kinh tế trọng điểm là nơi có nhiều đối tượng mục tiêu quan trọng phải bảo vệ, mỗi vùng kinh tế trọng điểm thường nằm trong các khu vực phòng thủ và phòng thủ then chốt của đất nước. Nội dung cần kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh trong công nghiệp là bố trí một cách hợp lý trên các vùng lãnh thổ.
Xem thêm: Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban quốc phòng và an ninh4. Chính sách của Nhà nước về quốc phòng:
Củng cố, tăng cường nền quốc phòng toàn dân, sức mạnh quân sự để xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới. Thực hiện độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời; thực hiện chính sách hòa bình, tự vệ; sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi, đánh bại mọi âm mưu và hành vi xâm lược.
Thực hiện đối ngoại quốc phòng phù hợp với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chống chiến tranh dưới mọi hình thức; chủ động và tích cực hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, đối thoại quốc phòng, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; không tham gia lực lượng, liên minh quân sự của bên này chống bên kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của Việt Nam để chống lại nước khác; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Huy động nguồn lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho quốc phòng trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế. Phát triển khoa học và công nghệ để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân, công nghiệp quốc phòng, an ninh đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; có chính sách đặc thù ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng chiến lược, trọng điểm, địa bàn xung yếu về quốc phòng. Nhà nước ghi nhận công lao và khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Từ khóa » Nội Dung Xây Dựng Nền Quốc Phòng Toàn Dân An Ninh Nhân Dân Bao Gồm Những Nội Dung Nào
-
Trình Bày Nội Dung Xây Dựng Nền Quốc Phòng Toàn Dân, An Ninh ...
-
Nội Dung Cơ Bản Xây Dựng Nền Quốc Phòng Toàn Dân
-
Xây Dựng Tiềm Lực Quốc Phòng
-
Nhiệm Vụ Xây Dựng Nền Quốc Phòng Toàn Dân Là Gì? - Luật Sư X
-
Xây Dựng Nền Quốc Phòng Toàn Dân Vững Mạnh đáp ứng Yêu Cầu ...
-
Tư Duy Mới Về Xây Dựng Nền Quốc Phòng Toàn Dân, Mục Tiêu Và Lộ ...
-
Xây Dựng Nền Quốc Phòng Toàn Dân Vững Mạnh - Tư Liệu - Văn Kiện
-
Quốc Phòng Toàn Dân Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Xây Dựng Nền Quốc Phòng Toàn Dân Gắn Với Nền An Ninh Nhân Dân ...
-
CÂU HỎI ÔN THI HẾT MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
-
CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 3 - Trắc Nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng
-
Bài 3: XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN - StuDocu
-
Bài 4: Lực Lượng Nòng Cốt Xây Dựng Nền Quốc Phòng Toàn Dân Vững ...
-
[PDF] QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ QUỐC PHÒNG