Nổi Gân Tím ở Chân Có Nguy Hiểm Không? - Sức Khỏe Trong Tầm Tay
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, tình trạng nổi gân tím ở chân đang ngày càng trở nên phổ biến, hay gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên khi bị tình trạng này, họ thường chủ quan, cho rằng đây là hiện tượng bình thường, không gây nguy hiểm gì. Vậy thực tế, nổi gân tím ở chân có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ có ở bài viết dưới đây, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu.
Gân tím là gì?
Trong cơ thể người, hệ thống tĩnh mạch gồm có tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên. Gân tím và gân xanh đều là những tĩnh mạch nông nằm ở ngay dưới da.
Gân tím là gì?
Do vậy, khi có tác động nào đó vào hệ tĩnh mạch này ở chân sẽ gây hiện tượng nổi gân tím. Vậy nổi gân tím ở chân có nguy hiểm không? Mời các bạn tìm hiểu câu trả lời ở phần tiếp theo nhé.
Nổi gân tím ở chân có nguy hiểm không?
Nổi gân tím ở chân có nguy hiểm không?
Nổi gân tím ở chân, tay hoặc các vị trí khác đều là triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bệnh này thường gặp ở độ tuổi từ 40 trở lên. Khi mới mắc bệnh này, bên cạnh hiện tượng nổi gân tím ở chân, người bệnh sẽ cảm thấy tê mỏi, nặng nề, cảm giác buồn buồn ở dưới da chân.
Tuy nhiên, những triệu chứng đó thường chưa rõ ràng và mức độ sẽ giảm bớt khi người bệnh vận động nhẹ nhàng. Do vậy, họ hay chủ quan, không thăm khám và điều trị sớm. Chính vì thế mà bệnh suy giãn tĩnh mạch nhanh chóng tiến triển nặng, người bệnh không những phải chịu đựng sự khó chịu do triệu chứng rầm rộ hơn (đau nhức chân, chuột rút, phù nề,...) mà họ còn có nguy cơ bị các biến chứng rất nguy hiểm ví dụ như loét dinh dưỡng không lành, huyết khối, thuyên tắc mạch phổi, nhồi máu cơ tim,...
Như vậy, nổi gân tím ở chân sẽ gây nguy hiểm khi người bệnh không có giải pháp khắc phục kịp thời, làm bệnh suy giãn tĩnh mạch tiến triển thành biến chứng. Vậy suy giãn tĩnh mạch là bệnh như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu đáp án ở phần tiếp theo nhé.
Thông tin quan trọng về bệnh suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mãn tính thường gặp ở người lớn tuổi. Bình thường, tĩnh mạch có nhiệm vụ đưa máu từ các cơ quan trở về tim. Nhiệm vụ này được kiểm soát bởi các van trong lòng mạch, giúp máu chỉ chảy theo 1 chiều. Khi có nguyên nhân nào đó làm hư hại các van này, khiến máu chảy theo chiều ngược lại, làm tăng áp lực trong lòng mạch đồng thời kéo giãn thành tĩnh mạch, từ đó gây bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Suy giãn tĩnh mạch gây nổi gân tím ở chân
Những nguyên nhân hình thành và làm nặng hơn tình trạng bệnh suy giãn tĩnh mạch gồm có đứng lâu, ngồi nhiều, lười vận động, béo phì, mang thai, tuổi cao,...
Bản chất của bệnh này là thành tĩnh mạch bị suy giãn, do vậy nguyên tắc cơ bản để khắc phục bệnh là làm tăng sức bền của thành mạch, co lại tĩnh mạch giãn. Ở bệnh này, việc áp dụng các biện pháp khắc phục càng sớm càng giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại cuộc sống thoải mái, bởi khi mới mắc bệnh, tĩnh mạch còn độ đàn hồi tốt, dễ co lại hơn. Nếu để tĩnh mạch giãn trong thời gian dài, độ đàn hồi bị mất đi, đến lúc đó người bệnh chỉ còn cách phẫu thuật để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm mà thôi.
Vậy nên, khi thấy dấu hiệu bệnh suy giãn tĩnh mạch, bạn hãy lựa chọn những giải pháp phù hợp để cải thiện cũng như ngăn ngừa bệnh tiến triển nhé.
Giải pháp khắc phục bệnh suy giãn tĩnh mạch, cải thiện tình trạng nổi gân tím ở chân
Để cải thiện và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng, người bệnh nên thực hiện tốt những giải pháp sau:
Xây dựng thói quen tốt
Những thói quen hằng ngày cũng ảnh hưởng đến tình trạng bệnh suy giãn tĩnh mạch. Người bệnh nên xây dựng những thói quen tốt dưới đây để cải thiện tốt tình trạng bệnh:
- Ngồi đúng tư thế, tránh đè ép lên mặt dưới đùi, hạn chế ngồi bắt chéo chân.
- Mang giày đế mềm, gót thấp, hạn chế đi giày cao gót, không nên mặc quần áo bó sát.
- Tập các bài tập vận động chân để tăng cường lưu thông máu ví dụ như xoay tròn bàn chân, nhịp chân, nhón gót, massage chân.
- Sau khi tắm xong nên xối chân bằng nước lạnh.
- Kê cao chân khi ngủ, tốt nhất là nên kê cao chân hơn tim khoảng 15cm.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống khoa học vừa giúp cơ thể khỏe mạnh vừa cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch
Kết hợp với những thói quen tốt, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức khỏe đồng thời giúp cải thiện và phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch tiến triển nặng. Người bệnh nên:
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như là rau quả, ngũ cốc, tảo, đậu,…
- Ăn thêm các thực phẩm giàu vitamin C và E ví dụ như hạt dẻ, măng tây, đậu phộng,...
- Bổ sung thêm các thực phẩm giàu Flavonoid, Rutin điển hình là trà xanh, việt quất, hoa hòe,…
- Uống nhiều nước, tốt nhất người bệnh nên uống từ 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
- Hạn chế ăn nhiều đường, đồ ăn mặn, chất kích thích hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ.
Bên cạnh những giải pháp trên, các chuyên gia thường khuyên người bệnh sử dụng thêm các loại thảo dược thiên nhiên để cải thiện tốt bệnh suy giãn tĩnh mạch, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.
Sử dụng thảo dược thiên nhiên để cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch
Sử dụng thảo dược thiên nhiên để cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch, khắc phục tình trạng nổi gân tím ở chân.
Nhờ sự tiến bộ của y học hiện đại, các chuyên gia đầu ngành đã tìm ra nhiều loại thảo dược có tác dụng tốt dành cho người bệnh suy giãn tĩnh mạch. Những thảo dược đó gồm có: Hạt dẻ ngựa, Chiết xuất của vỏ cam chanh, hoa hòe, lý chua đen, hạt nho, vỏ thông, cây chổi đậu, bạch quả,... Cụ thể là:
- Hạt dẻ ngựa, Diosmin và Hesperidin chiết xuất từ vỏ cam chanh, Rutin chiết xuất từ hoa hòe. Nhóm thảo dược này tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch, giúp tăng cường trương lực và sức bền thành tĩnh mạch đồng thời làm giảm nhanh những triệu chứng của bệnh ví dụ như đau nhức, nặng chân, sưng phù, tê bì chân, chuột rút,...
Hạt dẻ ngựa, hoa hòe, vỏ cam chanh - Nhóm thảo dược tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh
- Nhóm thảo dược có tác dụng giúp chống oxy hóa mạnh bao gồm: Lý chua đen, hạt nho, vỏ thông. Tác dụng chống oxy hóa của 3 thảo dược này mạnh gấp 20 lần vitamin E và 50 lần vitamin C, giúp làm bền thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ thành mạch, chống lão hóa mạch máu.
- Nhóm thảo dược giúp hoạt huyết, tăng lưu thông máu: Cây chổi đậu, bạch quả, giúp làm giảm tình trạng ứ máu trong lòng tĩnh mạch, giảm nguy cơ huyết khối - Biến chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Những loại thảo dược trên, hiện nay đã được các nhà khoa học Mỹ kết hợp lại tạo thành công thức toàn diện trong BoniVein + - Sản phẩm hoàn hảo giúp đẩy lùi hiện tượng nổi gân tím ở chân, cải thiện tốt bệnh suy giãn tĩnh mạch.
BoniVein + - Giải pháp hiệu quả giúp cải thiện bệnh suy giãn tĩnh mạch, khắc phục tình trạng nổi gân tím ở chân.
BoniVein + được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, sản phẩm có thành phần 100% từ thiên nhiên, giúp người dùng khắc phục mọi khía cạnh của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Tác dụng toàn diện của BoniVein + đem lại cho khách hàng là:
- Giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do suy giãn tĩnh mạch gây ra như là nặng mỏi, sưng đau, phù, chuột rút ban đêm,... nhờ tác dụng đúng vào nguyên nhân gây bệnh, giúp thành tĩnh mạch co lại, bền chắc, dẻo dai.
- Giúp co nhỏ và làm mờ những tĩnh mạch xanh tím nổi trên da.
- Giúp phòng ngừa hiệu quả biến chứng của suy giãn tĩnh mạch là huyết khối, viêm da, loét không liền sẹo.
Tác dụng toàn diện của BoniVein +
Bên cạnh công thức toàn diện, điểm vượt trội của BoniVein + so với các sản phẩm khác trên thị trường hiện nay là công nghệ bào chế hiện đại nhất thế giới: Đó là công nghệ Microfluidizer giúp tạo ra những hạt siêu nano với các ưu điểm như:
- Kích thước hạt phân tử đồng nhất và ổn định, từ đó giúp duy trì chất lượng sản phẩm, kéo dài hạn sử dụng.
- Tăng khả năng hấp thu vào cơ thể lên tới 100%, giúp phát huy tối đa tác dụng của các loại thảo dược.
- Loại bỏ nguồn ô nhiễm có hại cho sức khỏe, giúp tạo ra sản phẩm an toàn hơn với người sử dụng.
Cảm nhận của khách hàng sau khi sử dụng BoniVein +
Sau nhiều năm có mặt tại thị trường Việt Nam, BoniVein + đã giúp hàng vạn khách hàng khắc chế được bệnh suy giãn tĩnh mạch, làm mờ hiện tượng nổi gân tím ở chân.
Cô Nguyễn Thị Vân Nga, 61 tuổi, ở số nhà 44C, Ấp 1, xã Tắc Vân, tp Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Điện thoại: 0856.797.272
Cô Nguyễn Thị Vân Nga, 61 tuổi
Cô chia sẻ: “Cô làm nghề giáo, phải đứng nhiều nên bị suy giãn tĩnh mạch lúc nào không hay. Lúc đầu, cô chỉ bị nặng chân, nhức mỏi lúc chiều tối thôi. Sau đó, bệnh trầm trọng hơn từ năm 2014, chân cô đau nhức không nhấc nổi nữa, muốn đi lại phải vịn vào tường hoặc có người đỡ, còn không thì cứ nằm vậy thôi. Không những thế, chân cô còn nổi gân tím, gân xanh đủ cả, nhìn sợ lắm. May mà cô gặp được sản phẩm BoniVein + của Mỹ, cô mua về dùng với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần. Sau 2 tháng, các triệu chứng khó chịu đã giảm rõ, chân cô đi lại nhẹ nhàng thoải mái rồi, các vết tĩnh mạch xanh tím nổi dưới da cũng đã mờ dần. Hiện tại, cô đã đi lại thoải mái rồi nhưng cô vẫn duy trì 2 viên BoniVein + mỗi ngày để phòng ngừa bệnh tái phát. Cô cảm ơn BoniVein + nhiều lắm!”
Cô Phạm Thị Quỳnh Hoa (61 tuổi). Địa chỉ: tổ 20, khu phố 2, phường Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai. Số điện thoại: 0327.904.756.
Cô Phạm Thị Quỳnh Hoa, 61 tuổi
Cô tâm sự: “Cô bị suy giãn tĩnh mạch lâu rồi, đến khi bệnh tiến triển nặng thì cô mới để ý đến. Thời điểm đó, chân cô đau nhức và hay có cảm giác râm râm như kiến bò, đêm đến thì chuột rút cứng cả bắp chân không ngủ nổi. Ngoài ra, ở bắp chân cô còn nổi gân tím nhìn như cái lưới nhện. Cô đi khám và được kê cho dùng thuốc tây y thì cũng đỡ được một thời gian, nhưng hay tái phát lắm. May mắn là sau đó cô biết đến sản phẩm BoniVein + của Mỹ nên mua về dùng ngay với liều 6 viên/ngày, chia 2 lần. Sau 3 tháng sử dụng BoniVein + thì các triệu chứng đã giảm rõ, gân tím ở chân cũng mờ dần, cô đi lại nhẹ nhàng thoải mái rồi. Cô thật sự rất hài lòng khi sử dụng BoniVein + !”
Qua bài viết, hy vọng các bạn đã biết được đáp án cho câu hỏi “Nổi gân tím ở chân có nguy hiểm không?” cũng như nắm được giải pháp khắc phục hiệu quả. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về bệnh này hay cần tìm hiểu thêm sản phẩm BoniVein +, mời các bạn vui lòng gọi vào số hotline miễn cước 1800 1044 để được hỗ trợ nhé. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Đại lý bán BoniVein + nào rẻ và chính hãng?
- Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân và 3 giải pháp khắc phục hiệu quả
Từ khóa » Nổi Nhiều Mạch Máu ở Bàn Chân
-
Nổi Mạch Máu Li Ti ở Chân, Tê Chân Khi Ngủ Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
-
Tại Sao Lại Xuất Hiện Tình Trạng Nổi Gân Xanh ở Chân?
-
Bệnh Giãn Tĩnh Mạch Chân: Triệu Chứng Và Cách Phòng Chống
-
Nổi Gân Máu ở Chân Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Khắc Phục
-
Chân Nổi Gân Xanh Và Mạch Máu Nhỏ, Bệnh Gì?
-
Em Bị Nổi Những Mạch Máu đỏ ở Chân, đùi Bắp Chân Và Cả Bàn Chân
-
Dấu Hiệu Và Cách Xử Trí Bệnh Lý Mạch Máu Ngoại Biên
-
Nổi Mạch Máu ở Chân Có Thể Là Triệu Chứng Của Nhiều Bệnh
-
Tay Chân Nổi Gân Xanh Là Bệnh Gì? Cách Chữa Hiệu Quả - Hello Bacsi
-
Suy Giãn Tĩnh Mạch Chi Dưới: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách điều Trị
-
Hiện Tượng Giãn Mao Mạch Là Gì? - Phòng Khám Da Liễu Thẩm Mỹ Maia
-
Tay Chân Nổi Gân Xanh Là Bị Gì | BvNTP
-
NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN