Nổi Gân Xanh Cũng Là Dấu Hiệu Của Bệnh Lý Nguy Hiểm, Cần Lưu ý Khi ...

Những đường gân màu xanh xuất hiện dưới lớp da thường bị chúng ta bỏ qua, nhưng trên thực tế, gân xanh cũng có thể là một triệu chứng bệnh.

Nguyên nhân xuất hiện gân xanh trên bề mặt cơ thể

Thực chất, gân xanh là đường mạch máu nổi rõ dưới ta. Chức năng của mạch máu tĩnh mạch là đưa máu trở về tim, máu tĩnh mạch có màu xanh tím, hiện rõ trên bề mặt cơ thể nên được gọi là gân xanh.

Nổi gân xanh cũng là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm, cần lưu ý khi thấy ở những vị trí này - 1

Y học cổ truyền cho rằng gân xanh là biểu hiện của khí trệ huyết ứ, nhưng y học hiện đại cho rằng hầu hết các đường gân nổi trên bề mặt cơ thể là bình thường. Vậy xuất hiện gân xanh trên bề mặt cơ thể liệu có vấn đề gì về sức khỏe?

Những trường hợp xuất hiện gân xanh

1. Gầy

Lớp mỡ dưới da càng mỏng thì tĩnh mạch và mạch máu càng nổi rõ. Ngược lại, những người mập mạp, có lớp mỡ dày thì gân xanh khó hiện hữu hơn.

2. Phụ nữ

Bởi phụ nữ có làn da mỏng manh hơn nam giới nên có thể nhìn rõ các đường gân xanh. Một số chị em đôi khi cảm thấy những đường gân này khá kém thẩm mĩ nên đã dùng phấn trang điểm để che bớt đi phần nào.

3. Những người tập thể dục thường xuyên

Nổi gân xanh cũng là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm, cần lưu ý khi thấy ở những vị trí này - 2

Các vận động viên và người có cơ bắp phát triển tốt cần được cung cấp nhiều máu trong quá trình tập luyện. Chính vì vậy mà tĩnh mạch của họ cũng nổi rất rõ và phát triển tốt.

4. Người già

Tính đàn hồi của tĩnh mạch người cao tuổi càng kém thì bàn tay, bàn chân của họ càng dễ nổi gân xanh. Ở một số người cao tuổi bị teo cơ, lớp mỡ dưới da giảm đi thì gân xanh cũng nổi rất rõ.

Nổi gân xanh cũng có thể là bệnh

Y học hiện đại cho rằng gân xanh không phải là một trạng thái bệnh lý mà là biểu hiện chức năng tốt của mạch máu. Tuy nhiên, việc xuất hiện gân xanh ở 3 vị trí này và màu sắc biến đổi thì cần hết sức lưu ý.

1. Gân xanh xuất hiện ở bắp chân

Những người ngồi hoặc đứng lâu sẽ bị tăng áp lực trong tĩnh mạch chân, khiến thành tĩnh mạch bị giãn nở, phình ra, từ đó xuất hiện những đường gân xanh nổi lên trông giống như giun đất. Đôi khi, nó đi kèm cảm giác sưng đau, còn được gọi là suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Nổi gân xanh cũng là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm, cần lưu ý khi thấy ở những vị trí này - 3

Nếu không được điều trị kịp thời, rất có thể sẽ mắc các bệnh như: hoại tử, viêm tĩnh mạch, xơ cứng biểu bì, huyết khối tĩnh mạch.

2. Gân xanh xuất hiện ở bụng

Khi bị xơ gan hoặc có khối u ác tính chèn ép vào các cơ quan, các tĩnh mạch vùng bụng sẽ bị tắc nghẽn, khiến các tĩnh mạch nông ở bụng sưng lên và xuất hiện các đường gân xanh dày và thẳng.

Nhìn chung, chúng ta hiếm khi nổi gân xanh ở bụng. Nên nếu gân xanh đột nhiên xuất hiện, hãy đến bệnh viện kiểm tra, xét nghiệm chức năng gan, siêu âm và làm các xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân bệnh.

3. Gân xanh xuất hiện ở cổ

Nếu trên cổ xuất hiện những đường gân xanh dày và lồi lõm, bạn phải đề phòng chứng “sưng tĩnh mạch hình thoi”.

Nổi gân xanh cũng là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm, cần lưu ý khi thấy ở những vị trí này - 4

Có thể do chức năng của tâm nhĩ phải bị suy giảm khiến máu trong tĩnh mạch không thể lưu thông đủ trở lại nên bị dồn ứ lên cổ. Đừng coi thường hiện tượng này, khi chúng trở nên nghiêm trọng sẽ gây ra một loạt vấn đề bệnh tim.

Vì vậy, nếu thấy gân xanh ở cổ, ngoài việc chú ý nghỉ ngơi, trấn tĩnh tâm trạng bạn phải làm các xét nghiệm: xét nghiệm máu, điện tâm đồ, CT, siêu âm càng sớm càng tốt.

Tưởng viêm mũi nhưng thực chất là ung thư vòm họng, 6 dấu hiệu này cơ thể đã cảnh báo Tưởng viêm mũi nhưng thực chất là ung thư vòm họng, 6 dấu hiệu này cơ thể đã cảnh báo

Ung thư vòm họng rất nguy hiểm nhưng dấu hiệu nhận biết không rõ ràng, bạn cần chú ý.

Bấm xem >>

Từ khóa » Noi Gan Xanh La Bi Benh Gi