Nói Gì Khi Không Biết Nói Gì? Đừng Nói Mà Hãy... - FuSuSu

Nếu để ý, bạn sẽ thấy bản chất của một cuộc trò chuyện liên tục là: một người hỏi, một người nói, hai người bình luận, rồi sau đó lại hỏi, nói, bình luận v.v…

Do đó, nếu bạn làm chủ được nghệ thuật đặt câu hỏi, bạn có thể trò chuyện thâu đêm suốt sáng với bất cứ ai.

Vấn đề bây giờ là làm thế nào để đặt câu hỏi tốt?

Có hai loại câu hỏi.

Một là câu hỏi đóng, vì chúng thường đóng lại bằng “có hoặc không”, người trả lời cũng sẽ trả lời “có hoặc không” và cuộc trò chuyện kết thúc.

(1) T: Cho tớ làm quen với bạn được không? X: Không.

(2) T: Sếp tăng lương cho em được không ạ? X: Không.

(3) T: Tớ có ý tưởng này. Nhóm mình làm thế này có được không? Cả nhóm: Không.

Bạn thấy đấy, sử dụng câu hỏi đóng là nguyên nhân số một giết chết các cuộc trò chuyện ngay lập tức. Tuy thế, rất nhiều người có thói quen này, vì đơn giản là việc đặt ra hoặc trả lời các câu hỏi đóng thường rất dễ.

Ngược lại, các câu hỏi mở khó hơn để tìm ra. Tuy nhiên, giống như một cánh cửa vậy, một khi đã tìm được, nó sẽ mở ra cho bạn cả tá cơ hội để tiếp tục cuộc trò chuyện. Thật ra chỉ cần bạn chú ý một chút, là sẽ tìm ra câu hỏi mở mà thôi. Song bạn nên có sự chuẩn bị kỹ càng, hãy lường trước các câu trả lời có thể có để không bị bất ngờ.

Tốt nhất là hãy tìm hiểu thông qua thực tế, hãy quay trở lại một vài tình huống lúc nãy để thấy sự khác biệt.

(1)

T: Này, bạn có cái túi xách dễ thương quá. Làm sao bạn có được nó vậy? X: À, cái này mình được tặng. Y: Wow, người tặng rất có tâm đấy. Không biết họ nghĩ gì về bạn khi tặng món quà này nhỉ? X: (bô lô ba la) Trong trường hợp X nói: “À, cái này mình mua ở chợ ấy mà.” Y: Wow, bạn có mắt thẩm mỹ tốt đấy. Bạn có bí quyết nào không, sắp tới tớ phải tặng quà cho mẹ mình mà chưa có ý tưởng gì. X: (bô lô ba la)

(2)

Y: Sếp ơi, sếp thấy em tháng này làm việc thế nào ạ? X: Uhm, cậu quả thật mang lại kết quả rất tốt cho công ty. Y: Dạ, thật thuyệt. Vậy sếp có khó khăn gì nếu tăng lương cho em?

Lúc này sếp sẽ hoặc là vui vẻ tăng lương cho bạn, hoặc lẽ sẽ nói ra một vài khó khăn nào đó mà nếu bạn đã có sự chuẩn bị tốt, bạn hoàn toàn có thể thuyết phục sếp tăng lương. Nếu không được thì sếp cũng vẫn yêu quý bạn, vì bạn rất thấu hiểu lòng sếp (có mấy nhân viên hỏi được sếp gặp khó khăn gì đâu nhỉ). Không được lần này, thì kiểu gì tháng tới sếp sẽ cân nhắc bạn.

(3)

Y: Tớ có ý tưởng này. Nhóm mình nghĩ sao nếu chúng ta làm thế này?

Nếu mọi người đồng ý thì rất Ok, còn nếu có sự bất đồng. Mỗi người trong nhóm bắt đầu nói lên quan điểm của mình. Lúc đó bạn hãy cứ bình tình và hỏi họ nguyên nhân tại sao hay có khó khăn gì. Cơ hội chiến thắng sẽ được mở ra.

Bạn thấy chứ? Rất khác biệt phải không nào.

Nếu biết cách linh hoạt sử dụng, bạn không những có thể hoàn toàn làm chủ cuộc trò chuyện, mà còn có thể ứng dụng để gia tăng gấp đôi khả năng thuyết phục, đồng thời thoát khỏi cái bẫy nói gì khi không biết nói gì đấy.

Vì khi bạn dùng câu hỏi đóng, cơ hội tiếp tục trò chuyện của bạn rất ít ỏi vì người họ chỉ có thể trả có hoặc không. Còn câu hỏi mở sẽ giúp bạn mở ra vô vàn cơ hội. Tuy nhiên cần chú ý, có một vài câu hỏi sau đây cũng có tác dụng tương tự như câu hỏi đóng.

T: Cậu xuống bến nào thế? X’: À bến cuối cùng. T: Cậu làm nghề gì? X’: Đủ để kiếm sống. T: Cậu bao nhiêu tuổi? X’: Hỏi làm gì? (trò chuyện kết thúc, tội nghiệp thằng bé)

Đó là những câu hỏi xã giao, vô hại, khá là dễ trả lời. Và thông thường theo phép tắc lịch sự, hầu hết mọi người sẽ trả lời. Song nếu dùng quá nhiều, sẽ khiến người nghe cảm giác như bị FBI tra khảo. Còn nếu bạn dùng kết hợp với câu hỏi mở, thì mọi chuyện sẽ suôn sẻ hơn nhiều, kể cả khi bạn đã dùng câu hỏi đóng trước đó.

Y: Cậu xuống bến nào thế? X’: À, bến cuối cùng. Y: Ồ, tớ chưa từng tới đó. Ở đó có chỗ nào chụp ảnh tốt không? X’: À… (bắt đầu bô lô ba la)

Vậy là bạn đã nắm được bí quyết rồi đấy. Tôi tin rằng nếu bạn kiên trì áp dụng, thì bạn sẽ luôn là người làm chủ cuộc trò chuyện, và không bao giờ lâm vào tình trạng không biết nói gì nữa nhé.

Đơn giản là: (1) Nếu lần đầu bắt chuyện, hãy để ý thật kỹ và tìm ra một câu hỏi mở kèm phương án hồi đáp (thường là một câu hỏi mở khác) (2) Nếu duy trì cuộc trò chuyện, hãy lắng nghe thật kỹ, bắt từ khóa và đặt câu hỏi mở tiếp.

Tất nhiên, các câu hỏi mở khá linh hoạt nên bạn cần thời gian để làm chủ, hãy luyện tập theo chỉ dẫn sau để tránh các sai lầm đáng tiếc. Trước khi áp dụng với người lạ, hãy tập đặt câu hỏi mở cho bạn bè người thân trước. Có thể lúc đầu chưa quen, nhưng khi nhuần nhuyễn bạn sẽ thấy cuộc nói chuyện sẽ rất ý nghĩa.

Khi đã “mở mồm” được bất cứ người thân nào, hãy áp dụng nó với các ông/bà già ngoài công viên. Đây là đối tượng thường dễ làm quen nhất, và cũng có nhiều chuyện hay nhất để kể, nhưng hay bị bỏ qua. Nếu bạn tự tin với vốn tiếng Anh, thì những người nước ngoài thường khá cởi mở, hãy bắt chuyện với họ.

Khi quen dần với việc đặt câu hỏi mở, bạn có thể thử ứng dụng chúng để làm quen với bất cứ ai mà bạn muốn và duy trì cuộc trò chuyện với họ. Như là… X chẳng hạn :D

Tóm lại nên nói gì khi không biết nói gì?

Đừng bao giờ cố trả lời câu hỏi: Nói gì bây giờ. Thay vào đó, bạn hãy tập trung vào câu hỏi: Hỏi gì bây giờ? Đặt câu hỏi mở nào đây? Câu hỏi mở tiếp theo sẽ là gì nếu họ đáp thế này? Còn họ đáp thế kia mình sẽ dùng câu hỏi nào tiếp.

Làm vậy chắn chắn bạn sẽ luôn có ý tưởng, bạn sẽ có thật nhiều những cuộc trò chuyện ý nghĩa với bất cứ ai, từ người thân cho tới người lạ, và biết đâu sẽ trở thành một phần quan trọng trong cuộc đời của họ đấy!!!

Cuối cùng là một quà tặng nho nhỏ, một ebook mini – tổng hợp những câu hỏi mở đã giúp ích cho tôi trong nhiều năm qua, giúp tôi thoát trót lọt rất nhiều tình huống không biết nói gì. Bạn download về để thực hành dần dần nhé :D

Ebook tổng hợp các câu hỏi mở tham khảo giúp duy trì cuộc trò chuyện

Email*

Họ tên*

Yes, gửi ngay secure logo Thông tin được bảo mật, và bạn có thể dừng nhận mail bất cứ lúc nào bạn muốn.

Nhận Qua Messenger »

Từ khóa » Nói J Luôn