Nói Giảm, Nói Tránh Là Gì ? Cách Sử Dụng Và Tác Dụng Của Biện Pháp ...

Home » Văn Học » Nói giảm, nói tránh là gì ? Cách sử dụng và tác dụng của biện pháp tu từ ? Lớp 8 Văn Học Nói giảm, nói tránh là gì ? Cách sử dụng và tác dụng của biện pháp tu từ ? Lớp 8 admin.ta 1 Tháng Mười Hai, 2021 36 Views 0 SaveSavedRemoved 0
noi giam noi tranh la gi

Nói giảm, nói tránh là gì ? Bạn đã hiểu được những cách sử dụng nói giảm, nói tránh chưa ? Cùng theo dõi những nội dung chúng tôi chia sẻ đến bạn dưới bài viết này nhé !

Tham khảo bài viết khác:

  • Nói quá là gì
  • Phóng đại là gì ?

     Nói giảm, nói tránh là gì ?

Tóm tắt nội dung

  • 1      Nói giảm, nói tránh là gì ?
  • 2       Cách sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh
  • 3        Tác dụng của nói giảm nói tránh ?
  • 4       Bài tập về nói giảm nói tránh

– Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề hoặc tránh thô tục, thiếu lịch sự.

– Ví dụ minh họa:

+) Ví dụ 1:

 Chiến sỹ đó bị chết khi làm nhiệm vụ. Thay thế bằng: Chiến sỹ đó hi sinh khi làm nhiệm vụ

=> Thay thế bằng từ đồng nghĩa, tăng thêm sự trang trọng.

+) Ví dụ 2:

Cậu thanh niên kia bị mù. Thay thế bằng: Cậu thanh niên kia khiếm thị.

=> Cách sử dụng nói giảm nói tránh giảm nhẹ mức độ, đồng thời thể hiện sự tôn trọng với người nghe.

noi giam noi tranh la gi

      Cách sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh

+) Khi muốn tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ, thô tục, thiếu lịch sự.

+) Khi muốn tôn trọng người đối thoại với mình như người có quan hệ thứ bậc xã hội, người có tuổi tác cao.

+) Khi nhận xét một cách tế nhị, lịch sự, có văn hóa để người nghe dễ tiếp thu ý kiến, gốp ý.

– Những trường hợp không nên sử dụng phép nói giảm, nói tránh

+) Khi cần phê bình nghiêm khắc, nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật.

+) Khi cần thông tin khách quan, chính xác, trung thực như biên bản hành chính, biện bản cuộc họp…

       Tác dụng của nói giảm nói tránh ?

– Có thể thấy nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ mang nhiều dụng ý về mặt nghề thuật và để giúp cách diễn đạt của mỗi cá nhân được lịch sự, nhẹ nhàng bớt phần nào hơn.

– Ví dụ minh họa:

+) Ví dụ 1: “Chia buồn cùng gia đình, chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng bệnh nhân không qua khỏi”.

==> “Không qua khỏi’’ ở đây là “chết”, bác sĩ nói như vậy để giảm cảm giác đau buồn cho người nhà bệnh nhân.

+) Ví dụ 2: “Anh ấy không bao giờ trở về nữa, mãi mãi nằm lại ở chiến trường B”.

==> “Mãi mãi nằm lại’’ ám chỉ cái chết của người chiến sĩ. Cách nói như vậy nhằm giảm cảm giác đau buồn, mất mát, đồng thời diễn đạt nhẹ nhàng sự hi sinh.

noi giam, noi tranh

      Bài tập về nói giảm nói tránh

Bài tập 1: Hãy đặt câu và dùng cách nói giảm nói tránh để giải quyết bài tập sau:

   1. Bạn học môn văn tệ thật.

=> Sử dụng nói giảm nói tránh: Bạn cần chăm chỉ và cố gắng hơn trong môn Văn

     2. Chiếc xe này trông xấu và tồi tàn quá

=> Sử dụng nói giảm nói tránh: Chiếc xe này trông không được đẹp cho lắm.

    3. Ông cụ đã chết vì bệnh tật hôm qua

=> Dùng cách nói giảm nói tránh: Ông cụ mới qua đời vì bệnh tật hôm qua

     4. Mai viết chữ xấu thật

=> Mai viết chữ không được đẹp lắm cần phải luyện nhiều hơn.

     5. Anh lính cứu hỏa đã chết khi đang làm nhiệm vụ dập lửa cứu người,

=> Anh cứu hỏa đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ dập lửa cứu người.

Cám ơn bạn đã theo dõi những nội dung trong bài viết của chúng tôi, hẹn gặp lại bạn ở những bài viết chia sẻ nội dung trên trang web của chúng tôi !

Người xem: 580

Từ khóa » Ví Dụ Nói Giảm Nói Tránh Văn 8