Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? Cho Ví Dụ - Daful Bright Teachers
Có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn học sinh lớp 8 tìm hiểu bài học về nói giảm nói tránh, cách sử dụng biện pháp này và đặt ví dụ minh họa về cách nói giảm nói tránh, các em hãy xem bên dưới để hiểu hơn về bài học ngày hôm nay.
Nội dung bài viết
- 1 Tìm hiểu về nói giảm nói tránh
- 1.1 Khái niệm
- 1.2 Cách sử dụng
- 1.3 Ví dụ nói giảm nói tránh
- 1.4 So sánh nói giảm nói tránh và nói quá
- 1.5 Vận dụng
- 1.6 Bài tập
Tìm hiểu về nói giảm nói tránh
Khái niệm
Theo một số định nghĩa được sách giáo khoa biên soạn chính xác nói giảm nói tránh chính là biện pháp biểu đạt một cách tế nhị, nhẹ nhàng giảm đi cảm giác ghê sợ, đau buồn, thiếu văn hóa đối với người nghe.
Biện pháp này dùng nhiều trong giao tiếp hàng ngày của con người. Đồng thời nói giảm nói tránh còn được dùng trong thơ ca, văn chương.
Cách sử dụng
Khi giao tiếp, thay vì sử dụng những từ ngữ gây ấn tượng của tính chất sự vật, sự việc người nói dùng những từ đồng nghĩa làm giảm đi cảm giác ghê sợ, đau buồn, thiếu văn hóa.
Hoặc có thể dùng phủ định đi các từ tích cực. Ví dụ bên dưới sẽ giúp học sinh hiểu hơn cách dùng chính xác.
Ví dụ nói giảm nói tránh
– Người ta phát hiện một xác chết ngay tại hiện trường vụ án mạng. Sử dụng nói giảm nói tránh: Người ta phát hiện một tử thi ngay tại hiện trường vụ án mạng.
=> Việc thay thế “xác chết” bằng “tử thi” sử dụng từ đồng nghĩa giảm đi sự ghê sợ với người nghe, người đọc.
– Chiến sỹ đó bị chết khi làm nhiệm vụ. Thay thế bằng: Chiến sỹ đó hi sinh khi làm nhiệm vụ
=> Thay thế bằng từ đồng nghĩa, tăng thêm sự trang trọng.
– Chị ấy thật xấu. Thay thế bằng chị ấy không được đẹp cho lắm.
=> Cách sử dụng nói giảm nói tránh phủ định đi các từ tích cực, làm giảm đi mức độ của vấn đề đang nói đến.
– Cậu thanh niên kia bị mù. Thay thế bằng: Cậu thanh niên kia khiếm thị.
=> Cách sử dụng nói giảm nói tránh giảm nhẹ mức độ, đồng thời thể hiện sự tôn trọng với người nghe.
– Ồn ào quá, cậu câm miệng lại ngay. Thay thế bằng: Ồn ào quá, cậu vui lòng im lặng.
=> Cách sử dụng nói giảm nói tránh như trên thể hiện thái độ hòa nhã, lịch sự, tôn trọng người khác.
– Ông ấy bị bệnh nặng sắp chết. Thay thế bằng: Ông ấy bị bệnh nặng sắp mất.
=> Cách sử dụng nói giảm nói tránh như trên thể hiện sự tôn trọng người khác, giảm đi sự ghê rợn từ cái chết.
✅ Xem thêm >>>NÓI GIẢM NÓI TRÁNH LÀ GÌ? CÁCH SỬ DỤNG BIỆN PHÁP NÀYSo sánh nói giảm nói tránh và nói quá
So sánh ở đây chính là việc nêu lên các điểm giống và khác nhau của 2 biện pháp tu từ này.
– Giống nhau:
+ Cả nói quá và nói giảm nói tránh đều cách nói không chính xác sự việc xảy ra.
+ Đều là các biện pháp tu từ sử dụng nhiều trong văn chương, thơ ca hoặc giao tiếp mỗi ngày.
– Khác nhau
Dựa vào khái niệm để hiểu rõ bản chất của 2 biện pháp này.
+ Nói quá: nhằm phóng đại, khoa trương sự việc. Điều này giúp tạo ra sự nổi bật, ấn tượng của vấn đề với người đọc, người nghe.
+ Nói giảm nói tránh: tránh đi thẳng vào vấn đề, biểu đạt sự việc tế nhị, nhẹ nhàng, lịch sự phù hợp với người đọc, người nghe hơn.
=> Có thể kết luận nói giảm nói tránh hoàn toàn trái ngược với nói quá, hai biện pháp tu từ thường gặp trong tiếng Việt.
Vận dụng
Nói giảm nói tránh nên vận dụng thật linh hoạt trong các tình huống giao tiếp. Nói giảm nói tránh giúp thể hiên sự lịch sự, nhã nhặn và tôn trọng với người khác. Đồng thời thể hiện bạn là con người có giáo dục, văn hóa, biết cách ứng xử. Tuy nhiên tùy theo thời điểm mà chúng ta cần phải nói thẳng, nói thật nhất là các sự việc xấu, giúp tố giác cái xấu hoặc giúp họ thay đổi. Như vậy tùy theo trường hợp trong cuộc sống mà áp dụng nói giảm nói tránh thật phù hợp.
Bài tập
Bài tập nói giảm nói tránh.
Hãy đặt 5 câu và vận dụng cách nói giảm nói tránh để giải quyết bài tập.
1. Cậu học môn toán quá tệ.
=> Cách nói giảm nói tránh: Cậu cần cố gắng nhiều hơn trong môn Toán.
2. Chiếc xe này xấu quá
=> Cách nói giảm nói tránh: Chiếc xe này không được đẹp.
3. Ông già đã chết hôm qua.
=> Cách nói giảm nói tránh: Ông già mới qua đời ngày hôm qua.
4. Chữ cậu xấu lắm
=> Cách nói giảm nói tránh: Cậu luyện chữ thường xuyên cho đẹp hơn.
5. Anh bộ đội chết khi đang làm nhiệm vụ.
=> Cách nói giảm nói tránh: Anh bộ đội hi sinh trong khi làm nhiệm vụ.
Vừa rồi là các ví dụ về cách dùng nói giảm nói tránh sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp và các tác phẩm văn học như thơ, văn xuôi. Bài học này chắc chắn sẽ hữu ích với các em lớp 8. Chúc các em học tốt môn Ngữ Văn.
Mọi thắc mắc vui lòng bình luận bên dưới để các bạn cùng trao đổi kiến thức nhằm giúp việc học tiến bộ hơn.
Thuật Ngữ -Tính từ và cụm tính từ là gì? Đặt câu ví dụ
Khái niệm câu cám thán? một số ví dụ về câu cảm thán
Tình thái từ là gì? Chức năng và ví dụ tình thái từ
Câu cầu khiến là gì? Chức năng và ví dụ câu cầu khiến
Số từ là gì? Lượng từ là gì? Các ví dụ dễ hiểu
Trợ từ thán từ là gì? Vai trò trong câu và các ví dụ
Chỉ từ là gì? Khái niệm vai trò trong câu & ví dụ
Từ khóa » Ví Dụ Nói Giảm Nói Tránh Trong Văn Thơ
-
Ví Dụ Về Nói Giảm Nói Tránh Trong Thơ Văn
-
Tìm Các Câu Ca Dao, Tục Ngữ, Thành Ngữ Có Sử Dụng Biện Pháp Nói ...
-
Ví Dụ Về Nói Giảm Nói Tránh Trong Thơ Văn Mới Nhất - Là Gì ở đâu ?
-
Nói Giảm Nói Tránh - Viết Văn Học Trò
-
Top 10 Ví Dụ Về Nói Giảm Nói Tránh Trong Thơ Lớp 9 2022 - Thả Rông
-
Tác Dụng Của Nói Giảm Nói Tránh? - Luật Hoàng Phi
-
Soạn Bài: Nói Giảm, Nói Tránh
-
Ví Dụ Nói Giảm Nói Tránh Trong Thơ - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
Những Câu Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? Tác Dụng, Cách Sử Dụng Và ...
-
Nói Giảm, Nói Tránh Là Gì? Có Tác Dụng Gì? Sử Dụng Như Thế Nào?
-
Hướng Dẫn Ví Dụ Về Nói Giảm Nói Tránh Trong Thơ Văn Mới Nhất 2022
-
Bài 10. Nói Giảm Nói Tránh - Tài Liệu Text - 123doc
-
Top 10 Tìm Trong Thơ Ca 2 Ví Dụ Về Biện Pháp Tu Từ Nói Quá Hoặc Nói ...
-
Top 10 Nói Giảm Nói Tránh Trong Văn Thơ 2022