Nói Giảm, Nói Tránh Là Gì? Định Nghĩa, Tác Dụng Và Các Ví Dụ
Có thể bạn quan tâm
Nói giảm, nói tránh là gì? Định nghĩa, khái niệm, phân biệt biện pháp nói giảm nói tránh và tìm hiểu tác dụng của biện pháp này.
Nói giảm, nói tránh sẽ là biện pháp từ ngữ Tiếng Việt sử dụng để giảm bớt đi sự tiêu cực trong câu văn hoặc lời nói. Tuy nhiên, có rất nhiều bạn học sinh khá mơ hồ về định nghĩa nói giảm, nói tránh là gì? và cách sử dụng nói giảm nói tránh như thế nào mới thực sự phù hợp. Tại nội dung bài viết sau sẽ giúp bạn làm rõ thông tin cụ thể và chi tiết nhé!
Nói giảm nói tránh là gì?Định nghĩa về nói giảm giảm nói tránh
Khái niệm nói giảm nói tránh là gì?
Theo như một số định nghĩa đã được nêu rõ trong sách giáo khoa đã được biên soạn một cách chính xác nói giảm nói tránh. Đây sẽ là biện pháp se biểu đạt rõ ý nghĩa một cách tế nhị, nhẹ nhàng để giảm đi một cách đau buồn, ghê sợ và thiếu văn hóa đối với người nghe.
Nói giảm nói tránh sẽ là biện pháp được dùng nhiều trong giao tiếp hằng ngày của con người. Bên cạnh đó biện pháp này còn tránh còn được sử dụng chính trong văn chương, thơ ca
Nói giảm, nói tránh được sử dụng như thế nào?
Ở trong giao tiếp, thay vì sử dụng những từ ngữ gây nên sự ấn tượng của tính chất về sự việc, sự vật. Lúc này người nói dùng những từ đồng nghĩa để có thể giảm đi cảm giác ghê sợ, đau buồn và hạn chế được sự thiếu văn hóa. Thậm chí có thể sử dụng biện pháp dùng để phủ định đi các từ tích cực. Để có thể hiểu hơn bạn có thể hiểu thông qua ví dụ sau.
Nắm bắt ví dụ về nói giảm nói tránh
- “Người ta đã phát hiện một xác chết ở trong một vụ án mạng”. Trong ví dụ trên người ta đã sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh “ người ta phát hiện thi thể ở trong một vụ án mạng”
Khi thế “ xác chết” bằng “ thi thể” đã thể hiện được sự đồng nghĩa để giảm bớt đi sự ghê sợ đối với người nghe và người đọc.
- “ Người chiến sĩ đó đã chết khi làm nhiệm vụ” khi áp dụng nói giảm nói tránh thay thế bằng “ chiến sĩ đó đã hy sinh khi làm nhiệm vụ”
Khi thay thế từ “ chết” bằng “ hi sinh” để tăng thêm sự sang trọng và trang nghiêm hơn.
- Anh ấy thật xấu. Chúng ta có thể thay thế bằng từ anh ấy không được đẹp cho lắm.
Khi sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh đã phủ định đi xác tích cực và làm giảm đi mức độ của vấn đề đang được nói đến.
- “Anh thanh niên kia bị mù”. Chúng ta có thể thay thế bằng “ Anh thanh niên kia bị khiếm thị”
Khi sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh này sẽ thể hiện được sự tôn trọng của người nói cũng như người nghe.
- Quá ồn ào, bạn hãy câm miệng lại ngay. Chúng ta có thể thay thế bằng “ quà ồn ào, bạn vui lòng im lặng”
Khi sử dụng biện pháp nói giảm ở ví dụ trên đã thể hiện được thái độ lịch sự, hòa nhã và sự tôn trọng đối với người khác.
- “Ông ấy bệnh nặng sắp chết”. Thay thế bằng “ Ông ấy đã bị bệnh nặng sắp mất”
Với cách sử dụng nói giảm nói tránh như vậy đã thể hiện được sự tôn trọng đối với người khác và giảm đi sự ghê rợn từ cái chết.
Phân biệt biện pháp nói giảm nói tránh và nói quá
Nói giảm nói tránh và nói quá chính là hai biện pháp mà chúng ta thấy thường xuyên trong các tác phẩm văn học hoặc thơ ca. Theo đó khi so sánh ở đây chính là nêu lên những điểm giống và khác của 2 biện pháp tu từ này. Chính vì thế các bạn học sinh có thể nắm bắt như sau:
- Điểm giống nhau
Điểm giống nhau chính là cả nói giảm nói tránh và nói quá chính là đều là cách nói không chính xác sự việc đã được xảy ra. Đây cũng đều là biện pháp tu từ được sử dụng nhiều trong thơ ca, văn chương hoặc là trong giao tiếp hằng ngày.
- Điểm khác nhau
Khi dựa vào khái niệm chúng ta sẽ nắm bắt được những bản chất cụ thể của chính 2 biện pháp. Đó là:
– Đối với biện pháp tu từ nói quá: Chính là để phóng đại nên sự việc và khoa trương sự việc trở nên nghiêm trọng hơn. Biệnpháp này đã tạo nên sự nổi bật, ấn tượng của vấn đề đối với người nghe, người đọc.
– Đối với biện pháp nói giảm nói tránh: Sẽ tránh những vấn đề đi thẳng vào vấn đề, sự biệt đạt thể hiện sự tế nhị, nhẹ nhàng lịch sự và phù hợp hơn với người nghe cũng như người đọc.
Chúng ta có thể kết luận rằng việc nói giảm nói tránh hoàn toàn sẽ ngược lại với nhau. Đây là hai biện pháp tu từ chính thường gặp trong tiếng Việt.
Công dụng biện pháp nói giảm nói tránh
Biện pháp nói giảm nói tránh thì bạn nên vận dụng linh hoạt ở trong các tình huống giao tiếp. Nó thể hiện được sự nhã nhặn, lịch sự và tôn trọng với người khác. Bên cạnh đó đây sẽ cách thể hiện bạn là con người giáo dục, cách ứng xử, văn hóa giao tiếp.
Nhưng tùy vào thời điểm mà chúng ta có thể nói thật, nói thẳng vào sự việc. Từ đó nêu lên cái xấu hoặc để giúp cho họ thay đổi theo chiều hướng đi lên. Theo đó, tùy vào từng trường hợp và trong cuộc sống mà áp dụng biện pháp nói giảm nói tránh sao cho phù hợp.
Luyện tập bài tập về biện pháp nói giảm nói tránh
Bài tập 1: Hãy đặt câu và vận dụng với những cách nói giảm nói tránh
a. Bạn Nam học môn toán rất tệ Áp dụng cách nói giảm nói tránh trở thành: Bạn Nam cần phải cố gắng nhiều hơn khi học môn Toán.
b. Chị gái này xấu quáÁp dụng cách nói giảm nói tránh trở thành: Chị gái này không được đẹp gái
c. Chiến sĩ chết trong một lần làm nhiệm vụ Áp dụng cách nói giảm nói tránh trở thành: Chiến sĩ đã hi sinh trong lần làm nhiệm vụ.
d. Chữ cậu viết xấu lắm Áp dụng cách nói giảm nói tránh trở thành: Cậu nên luyện chữ để cho đẹp hơn
e. Anh bộ đội sẽ chết trong lần làm nhiệm vụ Áp dụng cách nói giảm nói tránh trở thành: Anh bộ đội đã hy sinh trong lần làm nhiệm vụ.
Nội dung bài viết trên đã giúp bạn tổng hợp về kiến thức khái niệm về nói giảm nói tránh một cách cụ thể chi tiết. Mặt khác đưa ra bài tập cụ thể để hiểu rõ hơn về biện pháp tu từ này. Mong rằng với những tư liệu này đã áp dụng nhuẫn nhuyễn khi làm bài tập.
Xem thêm: Nói quá là gì? Định nghĩa và tác dụng của nói quá là gì?
Thuật ngữ -Nói quá là gì? Định nghĩa và tác dụng của nói quá là gì?
Từ láy – từ ghép là gì? Định nghĩa và các ví dụ minh họa
Các loại từ trong Tiếng Việt phổ biến và hay sử dụng nhất
Từ đồng âm là gì? Định nghĩa và những kiểu từ đồng âm
Đại từ là gì? Khái niệm và vai trò của đại từ như thế nào?
Khởi ngữ là gì? Tìm hiểu khái niệm và tác dụng của khởi ngữ
Văn biểu cảm là gì? Khái niệm và cách làm văn biểu cảm
Từ khóa » Ví Dụ Về Nói Giảm Nói Tránh Và Tác Dụng
-
Nói Giảm, Nói Tránh Là Gì? Có Tác Dụng Gì? Sử Dụng Như Thế Nào?
-
Tác Dụng Của Nói Giảm Nói Tránh? - Luật Hoàng Phi
-
Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? Cho Ví Dụ - Daful Bright Teachers
-
Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? Tác Dụng, Cách Sử Dụng Và Ví Dụ
-
Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? Có Tác Dụng Gì? Sử Dụng Thế Nào?
-
Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? Tìm Hiểu Tác Dụng Và Cho Ví Dụ
-
Nói Giảm, Nói Tránh Là Gì? - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Những Câu Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? Tác Dụng, Cách Sử Dụng Và ...
-
Nói Giảm, Nói Tránh Là Gì ? Cách Sử Dụng Và Tác Dụng Của Biện Pháp ...
-
Nói Giảm Nói Tránh Là Gì ? Cho Ví Dụ - Wiki Secret
-
Nói Giảm, Nói Tránh Là Gì? - Thư Viện Khoa Học
-
Nói Giảm Nói Tránh Và Tác Dụng Của Nói Giảm Nói Tránh
-
NÓI GIẢM NÓI TRÁNH LỚP 8 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Ví Dụ Về Nói Giảm Nói Tránh