Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? Ví Dụ - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Câu trả lời chính xác nhất: Nói giảm nói tránh chính là biện pháp biểu đạt một cách tế nhị, nhẹ nhàng giảm đi cảm giác ghê sợ, đau buồn, thiếu văn hóa đối với người nghe.
Ví dụ:
– Người ta phát hiện một xác chết ngay tại hiện trường vụ án mạng. Sử dụng nói giảm nói tránh: Người ta phát hiện một tử thi ngay tại hiện trường vụ án mạng.
Cùng Top lời giải đi tìm hiểu thêm một số kiến thức về nói giảm nói tránh qua bài viết dưới đây!
Mục lục nội dung 1. Nói giảm nói tránh là gì?2. Nói giảm nói tránh được sử dụng như thế nào?3. Ví dụ những câu nói giảm nói tránh4. Sự khác nhau giữa nói quá nói giảm nói tránh là gì?5. Cách sử dụng nói giảm nói tránh1. Nói giảm nói tránh là gì?
Nói giảm nói tránh chính là biện pháp biểu đạt một cách tế nhị, nhẹ nhàng giảm đi cảm giác ghê sợ, đau buồn, thiếu văn hóa đối với người nghe.
>>> Xem thêm: Viết đoạn văn ngắn sử dụng phép nói giảm nói tránh hay nhất
2. Nói giảm nói tránh được sử dụng như thế nào?
Trong giao tiếp thay vì sử dụng nhiều ngôn từ gây ấn tượng về tính chất sự vật, sự việc của người nói. Người ta thường dùng những từ ngữ đồng nghĩa để làm giảm đi được cảm giác ghê sợ hay đau buồn. Cũng có thể làm giảm đi sự thiếu văn hóa trong câu nói. Bên cạnh đó phủ định đi các từ ngữ mang tính tiêu cực.
3. Ví dụ những câu nói giảm nói tránh
Người ta đã phát hiện một xác chết ngay tại hiện trường của vụ án mạng.
Khi sử dụng các cách nói giảm nói giảm nói tránh sẽ là: Người ta phát hiện một tử thi tại ngay hiện trường của vụ án mạng.
=> Việc sử dụng thay thế “xác chết” bằng “tử thi” là sử dụng từ đồng nghĩa, từ Hán Việt giúp giảm đi sự ghê sợ đối với người nghe, người đọc.
Chiến sỹ đó bị giết chết khi làm nhiệm vụ.
Được thay thế bằng: Chiến sĩ đã hy sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ.
=> Thay thế bằng các từ đồng nghĩa, Hán Việt giúp tăng thêm tính trang trọng, biết ơn cho câu nói.
Chị ấy thật xấu xí.
Thay thế bằng chị ấy không được đẹp cho lắm hay Chị ấy chưa được đẹp cho lắm.
=> Cách sử dụng những câu nói giảm nói tránh bằng phủ định các từ tích cực, thay vì dùng từ tiêu cực giúp làm giảm đi mức độ nghiêm trọng của vấn đề đang nói đến.
Cậu thanh niên đó bị mù.
Thay thế bằng câu: Cậu thanh niên đó khiếm thị.
=> Cách sử dụng những câu nói giảm nói tránh giúp giảm nhẹ mức độ, đồng thời thể hiện được sự tôn trọng với người nghe, tránh làm tổn thương họ.
Ồn ào quá, cậu hãy câm miệng lại ngay.
Thay thế bằng câu: Ồn ào quá, cậu có thể vui lòng im lặng không?
=> Cách sử dụng nói giảm nói tránh như trên thể hiện được thái độ hòa nhã, lịch sự và tôn trọng người khác.
Bà ấy bị bệnh nặng sắp chết rồi.
Thay thế bằng câu: Bà ấy (…) như thế sẽ (…) được lâu nữa đâu.
=> Cách nói giảm nói tránh là dùng cách nói trống hay còn gọi là tỉnh lược thể hiện sự tôn trọng với người khác và giảm đi sự ghê rợn, mất mát từ cái chết.
Anh còn yếu kém lắm.
Thay thế bằng câu: Anh cần phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa.
=> Cách nói giảm nói tránh là dùng cách nói vòng thể hiện được sự tôn trọng người khác, không là họ thấy nặng nề hay thất vọng.
4. Sự khác nhau giữa nói quá nói giảm nói tránh là gì?
– Giống nhau:
+ Cả hai biện pháp tu từ nói quá cùng với nói giảm nói tránh đều cách nói không chính xác về sự việc xảy ra.
+ Chúng đều được sử dụng nhiều trong văn chương, thơ ca hoặc trong giao tiếp mỗi ngày.
– Khác nhau:
Có thể dựa vào khái niệm để hiểu rõ bản chất 2 biện pháp này.
+ Nói quá: nhằm mục đích phóng đại, khoa trương sự việc. Cách này giúp tạo ra sự nổi bật, ấn tượng của vấn đề đối với người đọc, người nghe.
+ Nói giảm nói tránh: tránh việc đi thẳng vào vấn đề, biểu đạt sự việc theo cách tế nhị, nhẹ nhàng, lịch sự để phù hợp với người đọc, người nghe hơn.
=> Có thể kết luận là biện pháp nói giảm nói tránh hoàn toàn trái ngược với biện pháp nói quá và cần áp dụng khéo léo, linh hoạt khi giao tiếp.
5. Cách sử dụng nói giảm nói tránh
Mặc dù, nói giảm nói tránh có tác dụng rất lớn. Tuy nhiên, phải thật sự linh hoạt sử dụng biện pháp tu này trong từng trường hợp cụ thể, tránh sử dụng không hợp lý.
Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh chắc chắn sẽ phát huy trong những trường hợp sau như:
– Khi bạn muốn tránh cảm giác đau buồn, sợ hãi, gai người, thô tục, thiếu phần lịch sự.
– Khi muốn thể hiện sự tôn trọng với người đang đối thoại với mình. Ví dụ như là những người có quan hệ thứ bậc xã hội hơn bạn hoặc người có tuổi tác cao.
– Khi muốn nhận xét một cách chân thành, tế nhị, lịch sự và có văn hóa để người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến và góp ý của bạn.
Ví dụ: Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi ạ hay Cậu hãy cố gắng để luyện chữ cho đẹp hơn nhé.
Tuy nhiên bạn cũng không nên sử dụng trong những tình huống như:
– Khi thực sự cần phê bình nghiêm khắc, nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật với một ai đó đang mắc lỗi.
– Khi bạn cần có được một thông tin khách quan, chính xác, trung thực như là biên bản hành chính, biên bản của cuộc họp…
Như vậy, việc sử dụng nói giảm nói tránh còn cần phụ thuộc vào từng tình huống giao tiếp. Có những trường hợp buộc phải nói đúng mức độ sự thật hoặc cần thiết phải nói thẳng. Nên bạn đọc cần chú ý nhé!
-----------------------------
Qua bài viết trên đây của Top lời giải đã trả lời câu hỏiNói giảm nói tránh là gì? Ví dụ. Mong rằng các bạn sẽ có thật nhiều kiến thức bổ ích giúp học tốt hơn. Chúc các bạn đạt kết quả cao!
Từ khóa » Ví Dụ Nói Giảm Nói Tránh Lớp 8
-
Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? Tác Dụng, Cách Sử Dụng Và Ví Dụ
-
Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? Cho Ví Dụ - Daful Bright Teachers
-
Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? Tìm Hiểu Tác Dụng Và Cho Ví Dụ
-
NÓI GIẢM NÓI TRÁNH LỚP 8 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Nói Giảm Nói Tránh Là Gì ? Cho Ví Dụ - Wiki Secret
-
Nói Giảm, Nói Tránh Là Gì? - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Nói Giảm, Nói Tránh Là Gì ? Cách Sử Dụng Và Tác Dụng Của Biện Pháp ...
-
Ví Dụ Về Nói Giảm Nói Tránh Trong Thơ Văn Mới Nhất - Là Gì ở đâu ?
-
Lấy Ví Dụ Và Sử Dụng 3 Cách Nói Giảm Nói Tránh - Hoc24
-
Ví Dụ Về Nói Giảm Nói Tránh
-
Nói Giảm Nói Tránh Là Gì? Có Tác Dụng Gì? Sử Dụng Thế Nào?
-
Ví Dụ Về Nói Giảm Nói Tránh Trong Thơ Văn
-
Tìm Ba Ví Dụ Về Biện Pháp Nói Quá Và Biện Pháp Nói Tránh Nói Giảm
-
Soạn Bài Nói Giảm, Nói Tránh - Ngữ Văn Lớp 8 - Áo Kiểu Đẹp