Nổi Hạch Dưới Cằm – Dấu Hiệu Bệnh Ung Thư Vòm Họng Cần Chú ý

Nội dung bài viết

Toggle
  • 1. Các nguyên nhân gây nổi hạch dưới cằm
  • 2. Nổi hạch dưới cằm cảnh báo bệnh ung thư vòm họng khi nào?
    • 2.1. Nổi hạch dưới cằm kèm triệu chứng đau đầu
    • 2.2. Nổi hạch dưới cằm kèm đau họng, xuất hiện khối u ở cổ họng
    • 2.3. Nổi hạch dưới cằm kèm ho, khàn giọng, nói không ra tiếng
    • 2.4. Nổi hạch dưới cằm kèm nghẹt mũi, chảy máu cam
    • 2.5. Nổi hạch dưới cằm kèm hoa mắt, chóng mặt, sụt cân, suy nhược cơ thể
  • 3. Chẩn đoán ung thư vòm họng khi nổi hạch dưới cằm như thế nào?
    • 3.1. Kiểm tra những bất thường ở khu vực đầu, cổ
    • 3.2. Khám bên trong vòm họng
    • 3.3. Xét nghiệm hình ảnh

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây triệu chứng nổi hạch dưới cằm, có thể bắt nguồn từ bệnh lý lành tính hay ung thư. Đây cũng là một trong những dấu hiệu bệnh ung thư vòm họng thường gặp ở người bệnh. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu trong bài viết sau.

XEM THÊM:

  • Giọng hát của người đàn ông sau hành trình chiến thắng ung thư vòm họng
  • Top 5 cách phòng ngừa ung thư vòm họng ở người trẻ
  • Ung thư vòm họng phát triển như thế nào qua các giai đoạn?

1. Các nguyên nhân gây nổi hạch dưới cằm

Hạch bạch huyết hay còn gọi là hạch, một bộ phận của hệ bạch huyết. Đây được biết đến là một tổ chức tế bào lympho, phân bổ rải rác ở hầu hết các bộ phận trên cơ thể. Bình thường bạn sẽ không thể sờ thấy hạch nhưng khi chúng nổi lớn rất dễ nhận biết. Những vị trí thường bị nổi hạch bao gồm: vùng cổ, vùng nách, dưới cằm, bẹn,…

Hạch bạch huyết ở dưới cằm là tổ chức tế bào lympho xuất hiện dưới cằm, những tế bào này có chức năng sản sinh ra protein giúp cơ thể kháng lại những virus, vi khuẩn gây hại. Đồng thời,  phá hủy và loại bỏ các tác nhân gây bệnh cho con người. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng nổi hạch dưới cằm gây sưng đau, trong đó một số nguyên nhân điển hình phải kể đến như:

  • Nổi hạch dưới cằm do cơ thể bị nhiễm virus, vi khuẩn có hại tấn công,
  • Người bệnh bị thủy đậu, sởi.
  • Nổi hạch dưới cằm do bị cảm cúm.
  • Những người mắc HIV, giang mai, lậu, chlamydia hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể nổi hạch bạch huyết dưới cằm
  • Nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Nổi hạch dưới cằm do bị viêm họng, viêm amidan, cảm lạnh hoặc trẻ nhỏ đang trong quá trình mọc răng hay tai bị nhiễm trùng.
  • Nổi hạch ở dưới cằm có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng, thường sẽ xuất hiện kèm với các dấu hiệu nhận biết khác.
Dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng thường nổi hạch ở cằm
Dấu hiệu bệnh ung thư vòm họng thường nổi hạch ở cằm

2. Nổi hạch dưới cằm cảnh báo bệnh ung thư vòm họng khi nào?

Thông thường, hiện tượng sưng đau hạch bạch huyết phía dưới cằm đều không đáng lo ngại và chúng có thể tự biến mất sau khi hệ thống miễn dịch đã ổn định, có thể là một tuần hoặc vài ngày. Với những u hạch dưới cằm có kích thước nhỏ hơn 1cm, phẳng vẫn được xem là bình thường.

Tuy nhiên với những trường hợp nổi hạch dưới cằm có kích thước to to kèm theo những biểu hiện đau, cứng, biến dạng, người sốt cao, mệt mỏi, chảy mồ hôi nhiều và sụt cân có thể là triệu chứng ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư vòm họng bởi đây là vị trí di căn hạch thường gặp nhất ở người bệnh.

2.1. Nổi hạch dưới cằm kèm triệu chứng đau đầu

Đau đầu chính là một dấu hiệu bệnh ung thư vòm họng xuất hiện sớm nhất. Bởi các tế bào ung thư ngay từ khi mới hình thành đã tác động lên các dây thần kinh ở khu vực đầu, khiến người bệnh thường có triệu chứng đau nửa đầu, dần dần đau cả đầu khi bệnh đã nặng.

Khi bị nổi hạch dưới cằm kèm triệu chứng đau đầu thường xuyên rất có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng.

2.2. Nổi hạch dưới cằm kèm đau họng, xuất hiện khối u ở cổ họng

Hầu hết các bệnh nhân mắc ung thư vòm họng đều cho biết họ đã gặp phải triệu chứng đau họng. Ban đầu họng chỉ bị đau rát nhẹ, cổ họng sưng tấy, nhưng càng về sau các tế bào ung thư phát triển càng mạnh khiến cổ họng xuất hiện khối u. Kích thước khối u này sẽ tăng dần từ khoảng 1cm lên tới 7cm. Sau đó, khối u có thể bị vỡ, viêm loét gây chảy máu họng làm người bệnh không thể ăn uống được gì.

2.3. Nổi hạch dưới cằm kèm ho, khàn giọng, nói không ra tiếng

Cổ họng xuất hiện khối ung thư sẽ gây cảm giác vướng víu khó chịu và người bệnh bị ho. Khối u cũng sẽ chèn ép lên thanh quản khiến người bệnh có thể bị lạc giọng, mất giọng và thậm chí là nói không ra tiếng khi khối u đã chèn ép kín thanh quản.

2.4. Nổi hạch dưới cằm kèm nghẹt mũi, chảy máu cam

Ban đầu người mắc ung thư vòm họng sẽ bị nghẹt một bên mũi do các tế bào ung thư kích thích niêm mạc mũi tiết ra nhiều dịch nhầy. Sau đó tình trạng nghẹt mũi sẽ nặng hơn, người bệnh có thể bị tắc cả hai bên mũi. Đồng thời, khi xịt mũi có thể bị ra kèm một chút máu và khi bệnh bước đến giai đoạn cuối người bệnh có thể bị chảy máu cam thường xuyên với số lượng máu nhiều.

2.5. Nổi hạch dưới cằm kèm hoa mắt, chóng mặt, sụt cân, suy nhược cơ thể

Sở dĩ những người mắc ung thư vòm họng thường gặp phải các hiện tượng này là do người bệnh bị chảy máu cam nhiều hoặc khối u ở họng bị vỡ gây chảy máu khiến cơ thể bị mất máu nghiêm trọng. Mặt khác, khối u ở họng quá to cũng khiến người bệnh không thể nuốt được thức ăn, do đó cân nặng bị sụt giảm nhanh chóng.

Ngoài các dấu hiệu bệnh ung thư vòm họng kể trên, người bệnh còn có thể có một số biểu hiện như: ù tai, nghe kém, tai điếc, sệ mí, sụp mí, mắt mờ…

Bệnh ung thư vòm họng thường có dấu hiệu đau đầu
Đau đầu dấu hiệu bệnh ung thư vòm họng

3. Chẩn đoán ung thư vòm họng khi nổi hạch dưới cằm như thế nào?

Khi bị nổi hạch dưới cằm nhiều ngày không khỏi, nhất là khi không bị viêm nhiễm vùng tai, mũi, họng, người bệnh không nên chủ quan hãy đến các cơ sở y tế để khám chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Trường hợp có những biểu hiện nghi ngờ ung thư vòm họng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán như:

3.1. Kiểm tra những bất thường ở khu vực đầu, cổ

Đây là bước thăm khám đầu tiên đối với những bệnh nhân nghi ngờ mắc ung thư vòm họng. Các bác sĩ sẽ quan sát vùng đầu, cổ của bệnh nhân, đồng thời dùng tay sờ nắn vị trí nổi hạch dưới cằm, và bên ngoài khu vực cổ họng, dưới hàm, hõm xương ức… để xem có thấy hạch bạch huyết khác nữa hay không. Các bác sĩ sẽ xác định kích thước của hạch nổi dưới cằm và các hạch ở vị trí khác để chẩn đoán hoặc chỉ định xét nghiệm phù hợp.

3.2. Khám bên trong vòm họng

Sau khi đã xác định được đặc điểm của hạch nổi dưới cằm, các sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân há rộng miệng và dùng đèn chiếu sáng để soi rõ vòm họng xem có bị sưng tấy hoặc có khối u bất thường hay không. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ nội soi trực tiếp hoặc nội soi ống. Trong quá trình nội soi, nếu phát hiện có khối u trong khoang họng hoặc khoang mũi bác sĩ sẽ dùng dụng cụ y tế để lấy một mô nhỏ gửi đến phòng xét nghiệm để xác định đó là khối u lành tính hay ác tính. Phương pháp nội soi kiểm tra tai mũi họng thường rất đơn giản và không hề gây đau đớn nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.

Bệnh ung thư vòm họng chẩn đoán bằng phương pháp khám lâm sàng
Chẩn đoán ung thư vòm họng bằng phương pháp khám lâm sàng

3.3. Xét nghiệm hình ảnh

Ngoài chẩn đoán lâm sàng khi nghi ngờ nổi hạch dưới cằm do ung thư vòm họng, để xác định chính xác vị trí khối u và mức độ lan rộng của khối u, các bác sĩ sẽ tiến hành các kiểm tra hình ảnh học như:

– Chụp X quang: Đây là phương pháp giúp quan sát rõ hình ảnh, kích thước và vị trí của khối u trong vòm họng.

– Chụp CT: Phương pháp này sẽ giúp xác định mức độ xâm lấn của khối u tới các cơ quan lân cận và giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng bệnh ung thư một cách toàn diện nhất.

– Chụp cắt lớp siêu âm: Phương pháp này dùng để xác định mức độ xâm lấn của khối u, đồng thời đây cũng là cách để bác sĩ kiểm tra mức độ an toàn sau phẫu thuật.

Thực tế, các dấu hiệu bệnh ung thư vòm họng rất phức tạp, thường dễ gây nhầm lẫn do các triệu chứng thường đến từ các cơ quan xung quanh như tai, mũi, thần kinh, hạch…Vì vậy, ngay khi xuất hiện dấu hiệu hạch ở dưới cằm, bệnh nhân hãy đến các cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra, phát hiện, điều trị sớm. Để được tư vấn thêm về căn bệnh ung thư vòm họng người bệnh và người nhà gọi tới tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc hotline 0962686808 (ngoài giờ hành chính).

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

XEM VIDEO: Chiến binh truyền cảm hứng chiến thắng ung thư – Trần Văn Tiến (Lý Nhân, Hà Nam). ĐT: 0987.760.309

Từ khóa » đau Nọng Dưới Cằm