Nổi Hạch Dưới Hàm Có Nguy Hiểm Không? Vị Trí, Triệu Chứng, Nguyên ...

Nội dung bài viết

  • Nổi hạch dưới hàm là gì?
  • Các vị trí nổi hạch dưới hàm
  • Triệu chứng nổi hạch ở dưới hàm? Cách kiểm tra
  • Nguyên nhân làm hạch ở dưới hàm sưng?
  • Nổi hạch dưới hàm có nguy hiểm không?
  • Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nổi hạch hay còn gọi là sưng hạch bạch huyết thường là dấu hiệu của một bệnh nhiễm trùng thông thường. Tuy nhiên, nổi hạch cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý khác, như bệnh lý miễn dịch hoặc đôi khi cũng có thể là dấu hiệu của ung thư. Vậy nổi hạch dưới hàm là bệnh gì? Nổi hạch dưới hàm có nguy hiểm không? Khi nào nên đi khám? Mời bạn đọc tham khảo bài được viết bởi Bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến dưới đây.

Nổi hạch dưới hàm là gì?

Hạch dưới hàm là gì?

Hạch hay còn gọi là hạch bạch huyết, đóng vai trò quan trọng trong khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể chúng ta.

Chúng có chức năng như một một bộ lọc, bẫy vi rút, vi khuẩn và các nguyên nhân gây bệnh khác. Nhờ đó các thể gây bệnh không thể lây nhiễm đến các bộ phận khác trong cơ thể bạn.

Vị trí nổi hạch ở hàm thường liên quan đến vùng bị nhiễm trùng gần đó
Vị trí nổi hạch thường liên quan đến vùng bị nhiễm trùng gần đó

Các vị trí nổi hạch dưới hàm

Nổi hạch ở 2 bên hàm

Hạch dưới hàm phân bố song song cả 2 bên trái và phải, Bạn có thể kiểm tra hạch ở mỗi bên và so sánh xem một bên có lơn hơn bên kia hay không.

Nổi hạch ở dưới hàm bên phải hoặc trái

Tuy nhiên một số người chỉ nổi hạch ở quai hàm phải, một số người chỉ nổi hạch ở dưới hàm bên trái.

Một số người có thể bị đau ở vị trí nổi hạch khi thực hiện các cử động đột ngột ở cổ như: xoay mạnh cổ, lắc đầu hoặc ăn thức ăn cứng, khó nhai.

Triệu chứng nổi hạch ở dưới hàm? Cách kiểm tra

Chúng ta có thể kiểm tra xem có bị nổi hạch dưới hàm hay không bằng cách dùng ngón tay ấn nhẹ xung quanh khi vực dưới hàm.

nổi hạch dưới hàm
Thông thường, việc nổi hạch thường đi kèm một số triệu chứng khác

Hạch nổi dưới hàm khi sờ sẽ có cảm giác giống như hột nhỏ tròn, kích thước khoảng bằng hạt đậu. Hạch có thể mềm khi chạm vào, điều này cho thấy có tình trạng viêm. Trong một số trường hợp, hạch dưới hàm có thể nổi lên to hơn bình thường.

Thông thường, tình trạng nổi hạch có thể xảy ra cùng với các triệu chứng khác. Các triệu chứng này khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân nhiễm trùng như đau họng nổi hạch dưới hàm, viêm họng, ho, sốt…

Nguyên nhân làm hạch ở dưới hàm sưng?

1. Nhiễm trùng

Thực tế hạch nổi dưới hàm là một trong những vùng nổi hạch phổ biến nhất (bên cạnh nổi hạch ở cổ, nách,…) Tình trạng này phần lớn báo hiệu rặng có tình trạng nhiễm trùng xung quanh đó. Ví dụ như: nhiễm trùng hoặc áp xe răng, viêm họng do vi khuẩn hoặc vi-rút, viêm họng hạt,….

Vị trí nổi hạch thường liên quan đến vùng bị nhiễm trùng gần đó. Ví dụ, nhiễm trùng ở tai có thể gây nổi hạch gần tai. Người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm họng hạt có thể nổi hạch dưới hàm hoặc ở cổ. Thông thường hạch nổi lên có thể do một người bị đang bị nhiễm trùng tạm thời. Tình trạng hạch sưng lên do hoạt động của các tế bào miễn dịch trong các hạch bạch huyết.

2. Dấu hiệu của một bệnh miễn dịch toàn thân

Phần lớn cơ thể đều bị nổi hạch ở 1 vùng nào đó trên cơ thể. Tuy nhiên, khi có nhiều vùng nổi hạch, đây được gọi là nổi hạch toàn thân. Nó có thể là một dấu hiệu của một bệnh miễn dịch toàn thân như bệnh lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp,… Những trường hợp này sẽ cần được khám và chăm sóc y tế.

3. Dấu hiệu ung thư

May thay hầu hết các nguyên nhân gây nổi hạch dưới hàm này là lành tính (không phải ung thư). Tuy nhiên, một số ít trường hợp nổi hạch ở hàm dưới có thể là dấu hiệu gợi ý ung thư vùng đầu cổ như ung thư vòm họng,..

Nổi hạch dưới hàm có nguy hiểm không?

Nhiều bệnh ung thư cũng có thể gây ra sưng hạch bạch huyết. Những bệnh ung thư này có thể bắt nguồn từ các hạch hoặc do các tế bào máu như u lympho hoặc một số bệnh bạch cầu khác.

Nổi hạch cũng có thể do các tế bào ung thư lây lan từ cơ quan khác trong cơ thể (di căn). Ví dụ: ung thư vú có thể lan đến các hạch ở vùng nách. Ung thư phổi có thể lan đến hạch dưới đòn. Ung thư vòm họng có thể bị nổi hạch dưới hàm,…

Tuy nhiên, thông thường để báo hiệu ưng thư, triệu chứng bị nổi hạch ở dưới hàm còn đi kèm các dấu hiệu khác như: chán ăn, sụt cân không lý do, buồn nôn, nôn, hoặc có những triệu chứng bất thường khác trong cơ thể.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Trong phần lớn trường hợp, nổi hạch dưới hàm không đau và sẽ dần biến mất trong vòng 2 đến 3 tuần. Đó là thời gian sau khi cơ thể chống lại nhiễm trùng thành công. Nếu hạch vẫn sưng lâu hơn vài tuần, bạn cần đến cơ sở y tế để kiểm tra và tìm nguyên nhân.

kiểm tra và tìm nguyên nhân hạch dưới hàm
Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra và tìm nguyên nhân hạch dưới hàm

Ngoài ra, cũng có những lý do khác báo hiệu bạn cần đến khám bác sĩ, bao gồm:

  • Hạch dưới hàm có cảm giác cứng như cao su khi chạm vào.
  • Hạch cố định, không di chuyển.
  • Sưng hạch có đường kính từ 2 cm trở lên.
  • Sưng hạch kèm theo đổ mồ hôi ban đêm, đau bụng, sụt cân không rõ nguyên nhân, hoặc sốt cao.
  • Các triệu chứng bất thường trong cơ thể khác làm bạn thấy lo lắng.

Nổi hạch dưới hàm thường là triệu chứng của một tình trạng nhiễm trùng. Chúng có xu hướng tự lặn trong vòng 2-3 tuần. Tốt nhất bạn cần đế cơ sở y tế kiểm tra khi thấy hạch xuất hiện dưới hàm; và tình trạng này kéo dài hơn 3 tuần; hoặc xảy ra cùng với các triệu chứng báo động khác như đổ mồ hôi đêm, sụt cân nhiều,… Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nổi hạch sẽ có điều trị khác nhau. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ xác định chính xác tình trạng mà bạn gặp phải. Từ đó có cách điều trị thích hợp.

Từ khóa » Nổi Hạch ở Má Gần Tai Trái