Nổi Hạch Dưới Hàm Có Phải Là Bệnh Lý ác Tính Hay Không? | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Đặc điểm của hạch dưới hàm, nổi hạch dưới hàm có nguy hiểm không?
Hạch có ở khắp nơi trên cơ thể như ở bẹn, nách, xương đòn,… và dưới hàm. Khi bị viêm hoặc sưng, hạch mới xuất hiện và nổi rõ, sờ tay vào có thể cảm nhận được. Còn đối với hạch bình thường thì sờ không thấy. Để phân biệt được hạch ác tính và hạch lành tính, cần dựa vào vị trí, kích thước và tính chất hạch. Hạch lành tính thường có kích thước nhỏ, không đau.
Nổi hạch dưới hàm do nhiều nguyên nhân gây ra
Đối với tình trạng nổi hạch dưới hàm vì lý do viêm họng, viêm amidan,… Hạch đau sưng, sờ tay vào có thể phát hiện hạch, nhưng khi khỏi bệnh, hạch hết đau và không cảm nhận được nữa.
Trường hợp hạch đáng lo ngại là khi xuất hiện ở vị trí bất thường với kích thước lớn, dùng tay sờ vào hạch cảm thấy hạch cứng, không gây đau cho người bệnh, hạch đứng yên không di chuyển. Trường hợp hạch như vậy thường có khả năng cao là hạch ung thư, ung thư vòm họng.
2. Những bệnh lý gây nổi hạch dưới hàm
Nổi hạch dưới hàm do nhiều nguyên nhân, bệnh lý gây ra. Việc xác định lý do dẫn đến tình trạng này đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Dưới đây là hai nguyên nhân chính gây nổi hạch ở vùng phía dưới hàm.
Viêm, nhiễm trùng hạch
Với bệnh lý này, hạch thuộc dạng lành tính. Nguyên nhân gây bệnh do nhiễm trùng không đặc hiệu (tác nhân vi trùng, virus gây ra) hoặc nhiễm trùng đặc hiệu (tác nhân vi trùng lao gây ra). Hạch có đặc điểm nhỏ, trung bình và gây cảm giác đau. Tuy nhiên, sau khi trị khỏi, hạch nhỏ dần và người bệnh không cảm thấy đau.
Hạch dưới hàm có thể là hạch lành tính hoặc hạch ác tính
Các bệnh lý phổ biến gây viêm hoặc nhiễm trùng hạch là viêm amidan, viêm họng,… Đây là tình trạng nổi hạch dưới hàm không đáng lo ngại, bệnh nhân chỉ cần chữa trị hết bệnh lý đó thì hạch cũng dần trở về trạng thái bình thường.
Bệnh lý ác tính (ung thư)
Xuất hiện tình trạng nổi hạch dưới hàm bất thường, trong khi trước đó không có. Hạch to, cứng, đứng yên không di chuyển được và thường dính vào các cơ quan khác. Nếu để lâu, không phát hiện sớm hạch sẽ tăng kích thước và xâm lấn các cơ quan xung quanh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Nguyên nhân bởi ung thư nguyên phát, bắt nguồn từ tế bào lympho. Hoặc do ung thư di căn, tế bào ung thư tồn tại ở cơ quan khác nhưng di căn đến hạch. Trường hợp này rất nguy hiểm và cần được cấp cứu chuyên khoa.
3. Nổi hạch 2 bên hàm cùng với những triệu chứng đáng lo ngại - dấu hiệu của ung thư
Khi phát hiện nổi hạch dưới hàm bất thường, bạn cần đến ngay các Trung tâm y tế, bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán đúng bệnh. Trong trường hợp vừa nổi hạch vừa xuất hiện các triệu chứng sau, bạn nên cảnh giác, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư.
Giọng nói đột nhiên thay đổi
Đây là dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm liên quan đến dây thanh quản. Tuy nhiên, nếu tính trạng này kéo dài kèm theo khàn tiếng, khó chịu khi nuốt hoặc dùng thuốc viêm họng nhưng không khỏi. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng.
Đau họng
Đau họng là triệu chứng thường gặp khi bị viêm họng. Nhưng đừng chủ quan, đau họng cùng với nổi hạch hai bên hàm kéo dài là một trong những tình trạng đáng lo ngại.
Thở khò khè
Thở khò khè, một trong những dấu hiệu của bệnh lý ung thư vòm họng. Bởi vì khi mắc bệnh ung thư này, đường thở sẽ bị hẹp làm cho người bệnh gặp khó khăn khi thở.
Tụt cân nhưng không giải thích được nguyên do
Đột nhiên bị tụt cân dù không ăn kiêng, không giảm cân, chế độ sinh hoạt bình thường, hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay. Vì đây rất có thể là dấu hiệu của ung thư giai đoạn muộn.
Ho mạn tính
Đối với bệnh nhân có triệu chứng này, cần thực hiện những kiểm tra chuyên sâu để xác định đây là bệnh ung thư vòm họng hay là những bệnh viêm nhiễm thông thường.
Ho dai dẳng cùng với nổi hạch hai bên hàm, triệu chứng người bệnh cần lưu ý
Sưng hạch bạch huyết xung quanh
Nổi hạch dưới hàm đồng thời sưng hạch bạch huyết bên cạnh, một trong những triệu chứng mà bệnh nhân mắc phải căn bệnh ung thư gặp phải.
4. Chẩn đoán hạch dưới hàm. Điều trị hạch dưới hàm ở đâu là tốt nhất?
Để chuẩn đoán chính xác bệnh, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa. Khi khám, cần nêu rõ các triệu chứng đang gặp, trả lời đúng các câu hỏi mà bác sĩ nêu ra. Sau đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra hạch và xác định hạch lành tính hay ác tính bằng cách sờ hạch bằng tay và tìm kiếm, xem xét các vùng viêm nhiễm gần đó. Nếu phát hiện ra các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm liên quan hỗ trợ cho việc chẩn đoán.
Thăm khám hạch bằng tay trước khi thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu
Hạch dưới hàm có khả năng là hạch ung thư, cần tầm soát khối u bằng máy nội soi. Xét nghiệm sinh thiết hạch, có nghĩa là lấy mô ở hạch làm xét nghiệm, đây là một phương pháp giúp ích trong việc xác định bệnh ung thư.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ Chuyên gia, bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm, tận tâm với người bệnh, cơ sở vật chất, trang thiết bị Y tế hiện đại, cùng quy trình khám và điều trị khép kín giúp chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác.
Đặc biệt, các bác sĩ chuyên khoa tại đây không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có nhiều kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, xác định và chữa trị bệnh liên quan đến tình trạng nổi hạch dưới hàm. Vì vậy, nếu xuất hiện những triệu chứng liên quan đến nổi hạch dưới hàm, hãy liên hệ ngay đến MEDLATEC qua đường dây nóng: 1900 56 56 56 để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và đặt lịch thăm khám nhanh nhất.
Từ khóa » Sưng Quai Hàm Nhưng Không đau
-
Sưng Hai Bên Hàm Nhưng Không đau Là Do đâu? | Vinmec
-
Sưng Hàm: 15 Nguyên Nhân Phổ Biến Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Triệu Chứng Sưng Hàm, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị - Hello Doctor
-
Cẩn Thận Khi Sưng Tuyến Nước Bọt Mang Tai
-
Đau Xương Hàm Gần Tai: Triệu Chứng Cảnh Báo Nhiều Bệnh
-
Đau Quai Hàm: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Uống Gì Khỏi Bệnh?
-
Nổi Hạch 2 Bên Hàm Là Triệu Chứng Của Bệnh Lý Gì? | Medlatec
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Quai Bị
-
Đau Nhức Quai Hàm: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | Hapacol
-
Đau Quai Hàm Bên Trái: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục
-
Đau Quai Hàm Kinh Khủng – Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Giải Pháp Cho Tình Trạng đau Quai Hàm
-
Đau Răng Và Nhiễm Trùng - Rối Loạn Nha Khoa - MSD Manuals