Nổi Hạch ở Dưới Cằm Là Gì? Nguyên Nhân Nổi Hạch Dưới Cằm?

Nổi hạch ở dưới cằm là gì? Nguyên nhân nổi hạch dưới cằm?
  • Tác giả:GenK STF
  • Ngày đăng:07/03/2022
  • Lần cập nhật cuối:07/03/2022
  • Số lần xem:561

Nguyên nhân nổi hạch dưới cằm là gì là một câu hỏi được quan tâm rất nhiều hiện nay. Bởi tình trạng nổi hạch dưới cằm ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Và bạn lo lắng và hoang mang không biết nổi hạch dưới cằm có nguy hiểm không và không biết nguyên nhân nổi hạch dưới cằm là gì? Tất cả những thắc mắc này của bạn sẽ được GENK STF giải đáp trong bài viết sau đây.

Xem thêm:

  • VTV2 – Hành trình cùng bạn: Nỗi lòng của người mẹ có con bị ung thư xương di căn phổi
  • Nổi hạch nách là bị gì? Bị hạch ở nách thì khám ở đâu?
  • [Góc Giải Đáp] Ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ sống được bao lâu?

1. Nổi hạch ở dưới cằm là gì?

Cơ thể của chúng ta được duy trì khỏe mạnh nhờ vào sự hoạt động của hệ thống miễn dịch, bao gồm cả hệ thống bạch huyết gồm có: hạch bạch huyết và hệ thống mạch bạch huyết vận chuyển.

hach-duoi-cam
Nổi hạch ở dưới cằm là tình trạng sưng lên của các hạch bạch huyết ở vùng dưới cằm

Các hạch bạch huyết trong cơ thể là những tuyến nhỏ, đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát dòng lưu thông của dịch bạch huyết. Dịch bạch huyết từ khắp các nơi trong cơ thể sẽ lưu thông qua hệ thống bạch huyết và các hạch – nơi mà lưu trữ các tế bào bạch cầu. Đây là những thành phần đóng vai trò tiêu diệt tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể.

Chính vì vậy hạch bạch huyết được ví như một “trạm kiểm soát quân sự” của cơ thể. Khi vi khuẩn, vi rút hay có tế bào bất thường xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ nhanh chóng bị giữ lại tại đây. Và chính sự tích tụ các vật thể lạ này sẽ gây ra các phản ứng sưng hạch.

Các hạch bạch huyết sẽ phân bố ở khắp nơi trong cơ thể chúng ta: ở nách, dưới hàm, dưới cằm, hai bên cổ, trên xương đòn… Thông thường khi hạch sưng lên thì đó là biểu hiện của nhiễm trùng tại vị trí hay tại các vùng lân cận nơi nó phân bố. Do đó, nổi hạch ở dưới cằm là tình trạng sưng lên của các hạch bạch huyết ở vùng dưới cằm mà chúng ta có thể sờ hoặc nhìn thấy được.

2. Triệu chứng khi nổi hạch ở dưới cằm

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng bị nổi hạch ở dưới cằm mà triệu chứng có thể thay đổi khác nhau. Các hạch ở cằm khi sưng lên có thể có kích thước từ nhỏ như hạt đậu cho đến lớn hơn quả ô liu. Hạch sờ mềm dai hoặc cứng. Nổi hạch dưới cằm có thể đau hoặc không. Nổi hạch ở cằm có thể khiến cho bạn gặp khó khăn trong khi cử động cổ; gây đau khi nhai hoặc khi quay đầu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác kèm theo như:

  • Ngoài nổi hạch dưới cằm còn có kèm theo nổi hạch ở các vị trí khác như: hạch ở bẹn, dưới cánh tay,…
  • Xuất hiện các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên như: Ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng…
  • Sốt, mệt mỏi.
  • Đau tai.
  • Đau răng.
  • Sưng nướu.
  • Có các dấu hiệu thay đổi ở da.
  • Sụt cân nặng mà không rõ nguyên nhân.

3. Những nguyên nhân nổi hạch dưới cằm là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân lành tính hay ác tính gây nổi hạch ở dưới cằm. Các nguyên nhân gây ra có thể bắt nguồn tại chỗ hoặc toàn thân. Nguyên nhân lành tính thường gặp đó là do tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể (tại chỗ hay toàn thân). Các hạch bạch huyết trong cơ thể thường sưng lên khi cơ thể bị nhiễm trùng, khi có sự xâm nhập của tế bào lạ; hoặc do căng thẳng. Khi hạch nổi có nghĩa là hệ thống miễn dịch của bạn đang hoạt động rất hiệu quả để loại bỏ tác nhân gây hại.

3.1. Các nguyên nhân chính

Nổi hạch ở dưới cằm có thể là do các nguyên nhân sau đây gây ra:

  • Cảm cúm.
  • Nhiễm vi khuẩn hay virus gây hại
  • Nhiễm trùng tại răng
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Viêm xoang
  • Nhiễm trùng tai
  • Viêm họng hay viêm amidan.
  • Mọc răng ở trẻ nhỏ.
  • Nhiễm trùng da.
  • Viêm mô tế bào vùng mặt.
  • Người mắc bệnh sởi, thủy đậu.
  • Người mắc các bệnh như HIV, giang mai, lậu, chlamydia hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân.
  • Lao hạch.

3.2. Các nguyên nhân nghiêm trọng khác

Một số tình trạng nghiêm trọng hơn có thể gây ra nổi hạch toàn thân sưng lên, trong đó có hạch dưới cằm. Cụ thể là:

  • Hạch lao: Biểu hiện của những người bị hạch lao đó là: hạch nổi không to, không đau, ban đầu sẽ mọc riêng lẻ nhưng sau đó sẽ di chuyển lại và liên kết tạo thành chùm. Chúng có thể gây ra sẹo vĩnh viễn cho người mắc phải. Hạch lao thường rất lâu mới lặn đi. Nếu như để quá lâu mà không chữa trị dứt điểm được thì chúng sẽ gây viêm đồng thời gây chảy mủ. Khi đó bạn hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.
  • Hạch Hodgkin: Hạch hodgkin xuất hiện nhiều ở nam giới. Ban đầu chúng sẽ nổi lên ở thượng đòn trái sau đó lan lên cổ rồi lan sang 2 bên nách. Đặc điểm của hạch Hodgkin đó là hạch nổi to và cứng như đá nhưng không đau. Người bệnh bị nổi hạch sẽ xuất hiện những cơn sốt theo đợt. Và mỗi lần như vậy thì sẽ nổi thêm nhiều hạch hơn. Nếu cứ để như vậy mà không có điều trị thì sẽ tử vong.
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch (như lupus, viêm khớp dạng thấp): Các rối loạn miễn dịch sẽ làm thay đổi đáp ứng của hệ miễn dịch cơ thể đối với các tác nhân gây hại. Vì thế mà hệ miễn dịch có thể nhận biết sai các thành phần trong cơ thể và sinh ra các phản ứng chống lại. Từ đó gây ra triệu chứng hạch nổi ở dưới cằm và nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể. Khi gặp phải những bệnh lý này, bệnh nhân thường có nhiều triệu chứng ở các cơ quan khác nhau chứ không phải chỉ có ở các hạch bạch huyết.
  • Ung thư: Khi bị ung thư các tế bào ác tính lây lan trong cơ thể đến các hạch bạch huyết dưới cằm do đó có thể gây ra triệu chứng nổi hạch dưới cằm. Triệu chứng này có thể gặp ở một số loại ung thư như: ung thư vòm họng, ung thư tuyến giáp. Bên cạnh đó, ung thư cũng có thể xuất phát từ ngay trong các hạch bạch huyết (Lymphoma).
  • Do sử dụng một số loại thuốc hay do phản ứng dị ứng thuốc như: thuốc chống sốt rét.

3.3. Các nguyên nhân không phổ biến khác

Một số nguyên nhân khác gây sưng hạch bạch huyết nhưng không phổ biến bao gồm:

  • Sốt mèo cào.
  • Viêm nướu.
  • Bệnh bạch cầu.
  • Lở miệng.
  • Bệnh toxoplasmosis.
  • Bệnh lao.
  • Hội chứng Sezary.
  • Bệnh zona.

4. Nổi hạch dưới cằm khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Tình trạng nổi hạch dưới cằm có thể do nguyên nhân lành tính hay ác tính và trong đó đa phần đều do viêm nhiễm tại chỗ. Trường hợp hạch do bị viêm, bạn cũng cần được điều trị triệt để. Nếu không thì hạch viêm cũng có thể gây sưng nề mặt hay nổi hạch dưới cằm và đau; đi kèm với đó là phản ứng của các hạch khác vùng đầu cổ; gây ra khó khăn trong việc cử động, nhai, nuốt, nói chuyện. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.

nguyen-nhan-hach-duoi-cam
Nổi hạch dưới cằm khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Ngoài ra, vị trí dưới cằm cũng khiến nhiều người nhầm lẫn với tình trạng nổi hạch dưới hàm. Do đó, việc thăm khám sẽ giúp người bệnh xác định rõ vị trí của hạch và có hướng điều trị kịp thời, phù hợp.

Tuy nhiên chúng ta không nên chủ quan nhất là khi khối hạch sưng tồn tại lâu dù không gây đau. Bởi vì đây có thể là biểu hiện của bệnh lý ác tính như đã kể trên. Và nếu không được điều trị kịp thời các bệnh lý này thì khả năng dẫn đến tử vong rất cao. Do đó, tốt nhất khi phát hiện nổi hạch ở cằm, bạn nên đi thăm khám chuyên khoa và thực hiện các kiểm tra, đánh giá để tìm rõ nguyên nhân.

Đối với tình trạng viêm nhiễm, hạch sưng sẽ có thể biến mất khi tình trạng thuyên giảm. Bên cạnh đó, tình trạng hạch do ung thư cần được phát hiện sớm để có hướng điều trị kịp thời. Do đó, bạn tuyệt đối không nên chủ quan khi phát hiện các triệu chứng nổi hạch dưới cằm mà nên đi khám để được điều trị thích hợp.

5. Nổi hạch ở dưới cằm có nguy hiểm không?

Rất nhiều người lo lắng không biết nổi hạch dưới giữa cằm thì có nguy hiểm không? Và câu trả lời là tùy vào từng loại hạch khác nhau thì mức độ nguy hiểm cũng sẽ khác nhau. Tình trạng này chủ yếu được chia thành 2 nhóm là bệnh lành tính và bệnh ác tính. Và để kiểm tra xem đó là lành tính hay ác tính thì buộc người bệnh phải đến gặp bác sĩ để thăm khám và có kết luận chính xác nhất.

6. Phương pháp điều trị tình trạng nổi hạch dưới cằm

Sau khi đã đến gặp bác sĩ thăm khám và chẩn đoán về căn bệnh mà mình gặp phải thì bác sĩ cũng sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu chỉ là nổi hạch do các phản ứng viêm thông thường như viêm họng, viêm amidan thì điều trị bằng thuốc. Sau đó hạch sẽ chìm xuống sau vài ngày hay chỉ có thể kéo dài đến 1 – 2 tuần. Trong quá trình điều trị nếu thấy sưng và đau thì có thể chườm nóng để giúp dịu sưng.

Nếu là hạch do ung thư thì các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Tình trạng này phát hiện càng sớm, chữa trị sớm thì khả năng khỏi bệnh sẽ càng cao. Do đó nếu phát hiện bị hạch dưới cằm bạn hãy đi khám bác sĩ ngay để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp nhé.

Mách bạn: Để hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, tăng cường sức khỏe sức bền thể lực các chuyên gia sức khỏe của GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bạn nên sử dụng sản phẩm Genk STF vì trong Genk STF có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu
Sản phẩm GENK STF

Đối tượng sử dụng:

  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết
  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư, mỡ máu cao và dạ dày tá tràng và tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch.

Hiện Genk STFdạng viêndạng nước phù hợp cho cả người lớn và trẻ nhỏ.Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang

Trên đây là những thông tin giúp giải đáp về những nguyên nhân nổi hạch dưới cằm. Nổi hạch dưới cằm không phải là tình trạng hiếm gặp do đó khi phát hiện triệu chứng này các bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp các bạn biết cách xử trí phù hợp khi gặp phải tình trạng này.

VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 3: NỖI LÒNG CỦA NGƯỜI MẸ CÓ CON BỊ UNG THƯ XƯƠNG DI CĂN PHỔI

Từ khóa » Nổi Hạch ở Dưới Cằm Không đau