Nổi Hạch Sau Tai Trái Hoặc Phải Là Bị Gì? Nguy Hiểm Không?
Có thể bạn quan tâm
Nổi hạch sau tai hiếm khi là dấu hiệu của một vấn đề đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, chúng có thể báo hiệu “nhu cầu” cần được chăm sóc kỹ lưỡng và điều trị thích hợp.
Nổi hạch sau tai là bệnh gì?
Hạch hay hạch bạch huyết là những cơ quan nhỏ xuất hiện khắp cơ thể và hoạt động như một phần của hệ bạch huyết. Hệ bạch huyết là một phần mở rộng của hệ thống miễn dịch.
Các hạch bạch huyết lọc một loại chất lỏng giúp bẫy vi khuẩn và tác nhân gây hại khác. Do chức năng đặc biệt này, nên hạch thường bị sưng trong khi bị nhiễm trùng.
Nổi hạch (hạch bạch huyết mở rộng) trên cơ thể được nhiều người gọi đây là sưng tuyến bạch huyết. Đây là cách không chuẩn, có thể gây nhầm lẫn. Bởi lẽ, các tuyến trên cơ thể phải tiết ra một số loại hormone, nước bọt hoặc dầu/nhờn. Trong khi đó, hạch không tiết ra những chất này.
Các hạch bạch huyết được tìm thấy ở cổ, sau tai, nách, ngực, bụng và bẹn. Xác định vị trí của các hạch này giúp ích rất nhiều trong chẩn đoán khối u.
Nổi hạch sau tai khá phổ biến. Như đã nói, thông thường, hạch ở thể chìm. Nhưng khi phải hoạt động tích cực để chống lại các tác nhân gây bệnh, hạch sẽ nổi lên. Bạn có thể tự phát hiện nổi hạch sau tai bằng cách dùng ba đầu ngón tay ấn vào vùng sau tai và xuôi xuống cổ.
Nếu thấy có một cục cứng nổi lên, rất có thể nó là hạch bạch huyết mở rộng.
Tình trạng bị nổi hạch sau tai có thể là cảnh báo của một số bệnh lý như:
Mụn trứng cá
Mụn trứng cá không chỉ xuất hiện ở trên mặt, nó có thể mọc ở nhiều vị trí khác trên cơ thể, bao gồm cả trong tai và sau tai.
Khi lỗ chân lông trên da tiết quá nhiều bã nhờn, cùng với việc tế bào da chết và bụi bẩn làm bít tắc, có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm vào tạo mụn. Mụn trứng cá ở sau tai có thể gây đau, đặc biệt khi ấn vào.
Mụn không nguy hiểm, nhưng có thể gây khó chịu và tạo sẹo. Bởi vậy, để đảm bảo tính thẩm mỹ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp kiểm soát mụn trứng cá hiệu quả.
U nang sau tai
U nang trên da có chứa đầy chất lỏng, tạo thành một khối hình vòm, nổi lên trên da. Nó có thể di chuyển tự do và không cố định tại một chỗ.
Các u nang ở trên vùng da đầu thường là các u nang lông (Pilar skin cysts). Lớp lót các u này được làm từ các tế bào gốc trong nang tóc hay lông. Nếu u nang lông không bị nhiễm trùng, người bệnh thường không cảm thấy quá khó chịu. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm trùng, u nang có thể sưng to, gây đau, tấy đỏ, bên trung có nhiều dịch mủ và máu.
Đôi khi, sau tai cũng xuất hiện các u nang bã (Sebaceous cysts). Đây là những u mềm hoặc có độ cứng chắc, hình tròn hoặc bầu dục nằm ở dưới da. Nó phát triển từ một tuyến bã nhờn trên da bị bít tắc. Dầu từ tuyến này tiết ra những không thể thoát lên bề mặt da và gây tắc nghẽn.
U nang bã lành tính và không gây ung thư. Nó cũng có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, u nang bã có thể bị vỡ (do cọ xát, người bệnh cố tình gãi hay chích rạch) và bị nhiễm trùng. Nếu u nang bã quá to và có nguy cơ bị nhiễm trùng cao, phẫu thuật cắt bỏ có thể được chỉ định.
U nang biểu bì (Epidermoid cyst) thường bị nhầm với u nang bã. Tuy nhiên, u nang biểu bì thường gặp hơn và có mức độ nhẹ hơn. Nếu không có triệu chứng, không cần phải điều trị u nang biểu bì. Phẫu thuật thường được chỉ định trong trường hợp u nang này gây mất thẩm mỹ, có nguy cơ gây viêm đau hoặc vỡ nang.
Lipoma
Lipoma hay u mỡ là một nguyên nhân khác có thể gây nổi hạch sau tai và nhiều vị trí khác trên cơ thể. Lipoma vô hại, không phát triển thành ung thư, tiến triển rất chậm và không lan rộng.
Các lipoma thường nhỏ, không lớn hơn 3cm, mềm và không đau. Chúng chỉ đau khi bạn ấn vào hoặc nó mọc gần các dây thần kinh.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất gây nổi hạch sau tai. Cơ thể phản ứng với nhiễm trùng bằng cách gửi các tế bào bạch cầu đến khu vực bị ảnh hưởng để chống lại “kẻ xâm lược”. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ chất lỏng và sưng tại vị trí đó.
Một số bệnh có thể gây nổi hạch:
- Cảm lạnh
- Virus cytomegalo
- Bệnh răng miệng
- Cúm
- HIV/AIDS
- Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
- Viêm họng
- Viêm amiđan
Viêm tai xương chũm có thể gây nổi hạch sau tai. Bệnh thường gặp ở trẻ em và là biến chứng từ bệnh viêm tai giữa khi không được điều trị triệt để.
Các triệu chứng khác của viêm tia xương chũm có thể đi kèm với nổi hạch sau tai:
- Chảy dịch từ tai
- Giảm thính lực
- Mất thính lực
- Sốt
- Yếu ớt
- Cáu kỉnh
- Đau đầu
Nếu không được điều trị đúng cách, viêm tai xương chũm nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, như viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng hoặc nhiễm trùng máu.
Nổi hạch sau tai có nguy hiểm không?
Những nguyên nhân gây nổi hạch sau tai kể trên có thể tự khỏi hoặc can thiệp y tế không quá phức tạp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không may, nổi hạch sau tai có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư.
Dưới đây là 2 bệnh ung thư có thể khiến nổi hạch, sưng hạch sau tai:
Ung thư tuyến giáp
Ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp, hạch nổi sau tai có kích thước tăng dần. Đầu tiên, hạch có tính di động cao, nhưng về sau lại bám dính ở vùng tai. Thấy cứng và đau khi ấn vào.
Một số triệu chứng điển hình ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp:
- Có u giáp trạng ở cổ, đi động theo nhịp nuốt
- Có hạch nhỏ ở vùng cổ, di động
- Khàn tiếng
- Nuốt vướng
- Khó thở
Ung thư tuyến giáp có thể điều trị khỏi khi phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Ung thư hạch bạch huyết
Ung thư hạch bạch huyết hay ung thư hạch khởi phát từ lympho – các tế bào giúp chống nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch.
Có 2 loại ung thư hạch chính:
- U lympho Hodgkin: Tỷ lệ chữa khỏi nếu phát hiện sớm là 80%.
- U lympho không Hodgkin: Không thể chữa khỏi u lympho không Hodgkin hoàn toàn. Tuy nhiên, ước tính có 75% bệnh nhân đáp ứng điều trị tốt và tỷ lệ kéo dài thời gian sống cao.
Xạ trị và hóa trị là hai phương pháp điều trị ung thư hạch thông thường nhất. Bên cạnh đó, tùy vào thể trạng và mức độ bệnh, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật hoặc ghép tế bào gốc.
Ngoài ra, nổi hạch sau cổ và sau tai có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm khác, như ung thư da tế bào hắc tố hoặc ung thư da không phải tế bào hắc tố.
Phân biệt hạch lành tính và ác tính
Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng của bệnh nhân bằng cách kiểm tra các đặc điểm, kết cấu của hạch và những triệu chứng kèm theo. Bệnh nhân cũng có thể được hỏi các câu hỏi như thời điểm hạch xuất hiện và bệnh sử của bản thân cũng như gia đình.
Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc một bệnh nguy hiểm nào đó, bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT, MRI, X-quang, siêu âm hoặc sinh thiết hạch.
Khi chưa đi thăm khám, bạn cũng có thể tự kiểm tra hạch tại nhà. Dưới đây là chỉ dẫn phân biệt hạch lành tính và ác tính khá đơn giản. Tuy không thể thay thế chẩn đoán của bác sĩ, nhưng có thể giúp bạn nhận thức được mức độ nguy hiểm của hạch.
Hạch lành tính
- Kích thước: Nhỏ, chỉ vài mm, thường không tăng trưởng theo thời gian.
- Khả năng di động: Di động tốt nhưng hiếm khi bám vào các tổ chức xung quanh nó.
- Mức độ nguy hiểm: Không quá nguy hiểm.
- Thời gian: Hạch lặn dần trong khoảng 3 – 4 tuần.
Hạch ác tính
- Kích thước: Lớn, tăng trưởng theo thời gian, xuất hiện ở nhiều vị trí.
- Khả năng di động: Kém, thường đứng nguyên ở một chỗ.
- Mức độ nguy hiểm: Có thể nguy hiểm, cần được điều trị.
- Thời gian: Hạch có thể kéo dài trên 1 tháng, có thể không lặn đi nếu không được điều trị.
Bị nổi hạch sau tai phải làm gì?
Nổi hạch sau tai trái – phải, nổi hạch dưới hàm hoặc nổi hạch ở bất cứ vị trí nào chỉ là một triệu chứng, không phải là bệnh. Điều trị như thế nào phụ thuộc vào nguyên nhân gây sưng hạch.
Hầu hết các trường hợp bị sưng hạch sau tai đều có thể thuyên giảm, thu nhỏ kích thước và khỏi hẳn mà không cần điều trị.
Với những trường hợp khác, như ung thư, các hạch bị sưng hay nổi lên sau tai sẽ trở về kích thước bình thường khi ung thư được điều trị.
Chăm sóc tại nhà
Nếu các hạch bạch huyết bị sưng và gây đau, bạn có thể thực hiện những cách sau để giảm bớt sự khó chịu:
- Chườm ấm: Nhúng khăn bông vào nước ấm rồi vắt bớt nước. Đắp khăn ấm vào khu vực bị nổi hạch nhiều lần trong ngày. Điều này giúp tăng cường lưu thông máu và giảm sưng hạch.
- Chườm mát: Bạn có thể làm tương tự như chườm ấm, chỉ khác ở chỗ thay nước nóng bằng nước lạnh hoặc nước đá.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Ngủ đủ giấc (7 – 9 tiếng mỗi đêm) luôn là điều cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch và hồi phục cơ thể.
- Không ép chặt vùng nổi hạch: Ấn quá mạnh vào các hạch có thể khiến mạch máu xung quanh bị vỡ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Tinh dầu: Pha loãng 2 – 3 giọt dầu tràm trà với dầu dừa hoặc dầu olive. Dùng tăm bông thấm vào hỗn hợp này và thoa lên các hạch bị sưng 2 lần/ngày. Bạn có thể thay thế dầu tràm trà bằng dầu thầu dầu.
- Mật ong: Trộn 1 cốc mật ong, 1 cốc giấm táo và vài táp tỏi xay nhuyễn với nhau. Cho hỗn hợp này vào hũ thủy tinh, đậy kín và để trong ngăn mát tủ lạnh. Ăn 1 thìa hỗn hợp này mỗi ngày trước khi ăn sáng. Hỗn hợp có thể dùng trong 5 – 7 ngày.
- Trà cúc dại echinacea: Uống trà cúc dại có thể giảm sưng hạch do nhiễm khuẩn.
- Tảo xoắn Spirulina: Bổ sung tảo xoắn mỗi ngày (từ bột tảo xoắn hoặc thực phẩm chức năng) có thể giúp giảm sưng hạch.
- Chế độ ăn uống: Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt, dứa, quả mọng, rau lá xanh đậm…) để tăng cường khả năng kháng khuẩn, chống nhiễm trùng cho cơ thể.
Massage dẫn lưu hệ bạch huyết cũng có thể giúp giảm ứ đọng dịch ở nhiều khu vực và tăng khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được thực hiện bởi kỹ thuật viên hoặc những chuyên viên massage được đào tạo bài bản.
Nếu bạn bị suy tim, suy thận, bệnh ngoài da hoặc sốt, không nên áp dụng massage dần lưu hệ bạch huyết.
Dùng thuốc
Trong trường hợp nổi hạch sau tai, bác sĩ thường sẽ xem xét thêm các dấu hiệu nhiễm trùng khác. Nếu vi khuẩn là nguyên nhân gây nhiễm trùng, bệnh nhân có thể cần sử dụng thuốc kháng sinh. Khi dùng thuốc, các hạch sẽ không biến mất ngay mà cần có thời gian để thuyên giảm từ từ.
Thuốc chống viêm và giảm đau cũng có thể giúp ích trong nhiều trường hợp. Chúng bao gồm Aspirin, Ibuprofen (Advil, Motrin…), Naproxen (Aleve) hoặc Acetaminophen (Tylenol).
Hãy thận trọng khi dùng Aspirin cho đối tượng là trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù Aspirin được chấp thuận sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi, nhưng tốt hơn hết, hãy tránh cho trẻ dưới 16 tuổi dùng thuốc này. Aspirin được chứng minh là có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.
Khi nào cần đi khám?
Nếu thấy nổi hạch sau tai phải đau hoặc nổi hạch sau tai trái đau, bạn nên đi khám ngay để kịp thời phát hiện bệnh lý tiềm ẩn.
Khi cha mẹ thấy nổi hạch sau tai ở trẻ nhỏ, hãy bình tĩnh quan sát thêm các dấu hiệu khác. Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu hạch ác tính hoặc kèm theo các triệu chứng sau, cha mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác:
- Nổi hạch lâu ngày, không biến mất
- Hạch tăng kích thước
- Có mủ hoặc dịch chảy ra từ hạch
- Khó di chuyển cổ hoặc đầu
- Khó nuốt
- Sốt cao
- Quấy khóc
- Bỏ ăn, biếng ăn
Trên đây là những thông tin cần biết về chứng nổi hạch sau tai, mức độ nguy hiểm cũng như cách điều trị thông thường. Tốt nhất, khi thấy nổi hạch sau tai kéo dài (trên 2 – 4 tuần) đi kèm với nhiều triệu chứng khó chịu, bạn nên đi khám ngay.
4.7/5 - (71 bình chọn)Thông tin bổ ích:
- Nhiễm trùng tai là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị
- Cách chữa viêm tai giữa tại nhà và lời khuyên y tế
Từ khóa » Nổi Cục Cũng Sau Tai Phải
-
Nổi Hạch Sau Tai Có Phải Là Biểu Hiện Của Bệnh Nguy Hiểm Không?
-
Nổi Hạch Sau Tai Vì Lý Do Gì? Khi Nào Thì Nguy Hiểm? | Medlatec
-
Hạch Sau Tai Có Nguy Hiểm Không? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Nổi Hạch ở Mang Tai Là Gì Và Có Nguy Hiểm Không?
-
Nổi Hạch Sau Tai Có đáng Lo? | Vinmec
-
Các Vị Trí Thường Bị Nổi Hạch | Vinmec
-
Nổi Cục Hạch Sau Tai Cảnh Báo 8 Căn Bệnh Nguy Hiểm Cần Cẩn ...
-
Nổi Hạch Sau Tai Và đau: Nguyên Nhân Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Nổi Hạch Sau Tai Là Dấu Hiệu Tiềm ẩn Bệnh Lý Nguy Hiểm Nào?
-
Bị Sưng Sau Tai, Nguyên Nhân Là Gì? - YouMed
-
Hiện Tượng Nổi Hạch Sau Tai Tiềm ẩn Bệnh Lý Nguy Hiểm Gì?
-
NỔI HẠCH CỔ LÀ BỆNH GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
-
Bạn Nên đi Khám Ung Thư Ngay Khi Thấy Nổi Hạch ở Những Vị Trí Này