Nổi Mẩn đỏ Ngứa ở Lưng Có Nguy Hiểm Không? - VIETSKIN
Có thể bạn quan tâm
Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng có thể là dấu hiệu của kích ứng ngoài da thông thường, nhưng cũng có thể cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm khác xuất phát từ bên trong cơ thể. Nếu không nhanh chóng xác định đúng bệnh và có phương hướng điều trị kịp thời, người bệnh rất có khả năng phải đối mặt với những triệu chứng nghiêm trọng hơn. Thậm chí, bệnh còn hay tái phát và khó dứt, khó điều trị triệt để. Vậy nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng là bệnh gì, có nguy hiểm không?
1. Ngứa lưng nổi mẩn đỏ là bệnh gì?
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến cho vùng da lưng bị nổi mẩn đỏ và ngứa bất chợt:
1.1. Các bệnh da liễu
- Dị ứng: Khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng như thức ăn, thuốc, hóa chất, khói bụi, phấn hoa, thời tiết thay đổi thất thường,… thì sẽ bị dị ứng. Lúc này, nhiều vùng da trên cơ thể, thậm chí là toàn thân đều bị nổi mẩn đỏ ngứa.
- Mề đay: Đây là tình trạng da bị nổi nốt mẩn đỏ hoặc phù nề như nốt muỗi đốt. Khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng hoặc bị kích thích vật lý như gãi, cào, đều sẽ nổi mẩn đỏ ngứa.
- Vảy nến: Đây là bệnh da liễu mãn tính rất hay tái phát. Không chỉ khiến cho nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng và nhiều vùng da khác trên cơ thể, vảy nến còn khiến cho vùng da tổn thương bị tróc vảy, chảy dịch và thậm chí đau rát khi gãi, cào mạnh.
- Ghẻ, chấy, rận: Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng cũng có thể do các loài vật như ghẻ, chấy, rận ký sinh trên da. Khi mắc các bệnh này, bệnh nhân sẽ thấy ngứa ngáy dữ dội, châm chích vô cùng khó chịu. Càng đổ nhiều mồ hôi thì cơn ngứa càng dữ dội và bức bối hơn.
1.2. Các bệnh lý khác
- Mắc bệnh gan, thận, mật: Đây là các bộ phận có chức năng bài tiết chất độc. Khi các bộ phận này bị suy giảm chức năng thì các chất độc sẽ không được đào thải triệt để. Chất độc tích tụ dưới da và sẽ gây ra ngứa nổi mẩn đỏ ở lưng.
- Nhiễm HIV: Căn bệnh này khiến cho lượng tụ khuẩn vàng và ký sinh trùng demodex trong cơ thể tăng cao, dẫn đến nổi mẩn đỏ ngứa khắp cơ thể. Không những vậy, khi bị HIV, hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng bị suy yếu, nên không thể chống lại các tác nhân gây kích ứng ngoài môi trường.
- Nhiễm giun sán: Giun sán ký sinh trong cơ thể sẽ gây ra nổi mẩn ngứa nổi cục trên da. Bệnh nghiêm trọng còn khiến cho da nổi cục to, có dấu vết giun bò loằng ngoằng.
- Bệnh lý về máu: Khi hệ tuần hoàn máu bị rối loạn, lượng histamin và eosin trong máu sẽ tăng, gây ra mẩn đỏ ngứa ở lưng vô cùng dữ dội.
- Bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu tăng cao trực tiếp ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, nên cũng dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ngoài da.
- Rối loạn hormone: Ở một số giai đoạn trong cuộc đời, đặc biệt là ở phụ nữ, khi mang thai, sinh con hoặc mãn kinh,… hàm lượng các hormone trong cơ thể sẽ thay đổi và dẫn đến nổi mẩn ngứa ngoài da.
2. Nổi mẩn đỏ ngứa ở sau lưng có nguy hiểm không?
Có thể thấy nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị an toàn, kịp thời để không phải gánh chịu những hậu quả xấu của những căn bệnh nguy hiểm.
Nếu là do bệnh da liễu, điều trị theo phác đồ mà bác sĩ tư vấn càng sớm thì tỷ lệ thành công càng cao. Bệnh cũng sẽ giảm nguy cơ tái phát, không ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt thường ngày. Nếu nổi mẩn đỏ ngứa ngoài da do các căn bệnh bên trong cơ thể, không điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
3. Chữa nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng như thế nào?
Tùy thuộc từng nguyên nhân gây bệnh, sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng, nên tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, có phương pháp chăm sóc da cẩn thận để mau chóng hồi phục.
3.1. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Các loại thuốc có kê đơn và không kê đơn thường được bác sĩ khuyên dùng là:
- Thuốc kháng histamin: Loratadin, Claritin, Promethazin, Chlopheniramin, Acrivastin,… Có công dụng giảm thiểu tình trạng ngứa trên da.
- Kem dưỡng ẩm: Betamathasone, Fluocinilone, Hydrocortisone, Permethrin,… Giúp làm ẩm da, tạo lớp màng bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại và đề phòng viêm nhiễm. Đồng thời có thể chữa lành các vết lở loét do nhiễm trùng gây ra.
- Thuốc chứa corticoid: Dùng để chống viêm, sử dụng được ở dạng kem bôi, thuốc đường uống hoặc đường tiêm. Tùy thuộc mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp.
- Thuốc kháng sinh: Sử dụng trong trường hợp nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng bị nhiễm khuẩn.
Lưu ý: Thuốc tây luôn có công dụng mạnh, điều trị khỏi bệnh nhanh và loại bỏ triệu chứng mẩn ngứa ngoài da. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể đem lại tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, để đảm bảo an toàn khi điều trị, bệnh nhân nên tuân thủ tuyệt đối theo liệu trình điều trị của bác sĩ. Không tự ý thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng sử dụng.
3.2. Chăm sóc vùng da lưng an toàn
Để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh, cần có biện pháp chăm sóc vùng da tổn thương an toàn như sau:
- Luôn vệ sinh vùng da lưng sạch sẽ, giữ cho khô thoáng và tránh đổ mồ hôi.
- Sử dụng sản phẩm sữa tắm chuyên dụng trong điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng. Không dùng sữa tắm hoặc xà bông tắm thông thường có chứa hương hiệu, nhiều chất hóa học và có tính tẩy mạnh.
- Tuyệt đối không chà xát mạnh vào da lưng.
- Sử dụng trang phục thoáng mát, rộng rãi, tránh ôm sát cơ thể hoặc có chất liệu bí bách.
- Khi tắm không sử dụng nước nóng mà nên dùng nước mát để bảo vệ an toàn cho da. Có thể dùng nước ấm nhẹ và sau đó thoa kem dưỡng ẩm để tránh gây khô da.
>>> Xem thêm: Bị mẩn ngứa nổi cục khắp người nên ăn gì?
4. Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng có lây nhiễm không?
Các bệnh da liễu không có nguyên nhân bắt nguồn từ virus, vi khuẩn hay nấm gây bệnh thì không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu bị mẩn ngứa do ký sinh, virus, vi khuẩn nấm thì hoàn toàn có khả năng lây lan. Để chắc chắn bệnh bản thân đang mắc có tính lây lan không, cần mau chóng tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán.
5. Lưng nổi mẩn ngứa có được tắm không?
Khi lưng bị nổi mẩn ngứa, nhất định phải tắm rửa sạch sẽ và giữ cho da luôn khô thoáng. Loại bỏ được da chết, bụi bẩn, mồ hôi sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm lên vùng da đang bị tổn thương. Tuy nhiên, lưu ý chỉ tắm bằng nước mát hoặc nước ấm vừa. Dùng sữa tắm dịu nhẹ theo tư vấn của bác sĩ để bảo vệ da an toàn tuyệt đối.
Nổi mẩn đỏ ngứa ở lưng có thể là bệnh da liễu lành tính, nhưng cũng có thể là biểu hiện của các căn bệnh nguy hiểm khác. Khi có biểu hiện bệnh, không nên chủ quan không chữa mà nên tìm gặp bác sĩ ngay để được thăm khám. Tìm ra nguyên nhân gây bệnh càng sớm thì bệnh càng dễ chữa và tránh được tái phát.
Từ khóa » Cách Trị Mụn Ngứa ở Lưng
-
Lưng Nổi Mẩn đỏ Ngứa Là Bị Gì? Dấu Hiệu Và Cách Trị - Thuốc Dân Tộc
-
Lưng Nổi Mẩn đỏ Ngứa Vì Sao Và Chữa Thế Nào Hiệu Quả?
-
Tìm Hiểu Các Nguyên Nhân Mụn Lưng Và Cách Khắc Phục | Medlatec
-
Nổi Mụn đỏ ở Lưng Và Phía Trước Ngực Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Nguyên Nhân Bị Mụn Lưng? Cách Trị Mụn Lưng Hiệu Quả Tại Nhà
-
Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Lưng: Nguyên Nhân, Cách Chữa Và Phòng ...
-
Mùa Hè đến, Hãy Cẩn Trọng Với Mụn Lưng
-
Nổi Mẩn đỏ Ngứa ở Lưng Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không ...
-
10 Cách Trị Mụn Lưng Từ Thiên Nhiên Hiệu Quả Tại Nhà– THEFACESHOP
-
Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Lưng: Tìm Đúng Nguyên Nhân, Trị Bệnh Đúng ...
-
Tình Trạng Nổi Mẩn đỏ Ngứa ở Lưng Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
-
Mụn Ở Lưng: Nguyên Nhân Và Cách Trị Hiệu Quả Tại Nhà
-
9 Cách Trị Mụn Lưng Tại Nhà Giúp Bạn Lấy Lại Vẻ Gợi Cảm - Hello Bacsi
-
7 Cách Trị Nổi Nề Đay Mẩn Ngứa Tại Nhà GIẢM NGỨA CẤP TỐC