Nổi Mẩn đỏ Ngứa ở Tay Chân Có Nguy Hiểm? Cách điều Trị Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Tay chân bị nổi chấm đỏ ngứa là tình trạng bệnh ngoài da khá nhiều người gặp phải. Nó không chỉ gây khó chịu trong cuộc sống hàng ngày mà còn có thể ảnh hưởng tới tâm lý lẫn sức khỏe của mỗi người. Vậy tay chân nổi mẩn đỏ là bị gì? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Tay chân bị nổi chấm đỏ ngứa có nguy hiểm không?
Tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở tay chân có nguy hiểm hay không còn tùy vào nguyên nhân gây bệnh và cơ địa của mỗi người. Trong trường hợp này, bệnh thường dừng lại ở triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy ngoài ra, ít gây biến chứng nguy hiểm và có thể tự thuyên giảm sau khi được chăm sóc, điều trị kịp thời.
Tuy nhiên, nếu người bệnh thường xuyên cào, gãi lên vùng da bị tổn thương thì nó ngày càng nghiêm trọng. Đồng thời, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm trên da, để lại vết sẹo không mong muốn, ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt người bệnh.
Trường hợp bệnh kéo dài không dứt kèm nhiều triệu chứng toàn thân thì đây không phải là bệnh da liễu bình thường. Mà nó rất có thể là do bạn đang mắc phải bạn đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm bên trong cơ thể.
Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay chân là dấu hiệu của bệnh gì?
Tay chân bị nổi chấm đỏ ngứa là tình trạng xuất hiện nhiều vết mẩn màu đỏ, trắng hoặc hồng nhạt. Chúng có hình thái và kích thước to nhỏ khác nhau, kèm theo cảm giác ngứa ngáy khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Thông thường tình trạng nổi mẩn ngứa ở tay và chân thường là dấu hiệu của các bệnh:
Bệnh mề đay
Bệnh mề đay là sự phản ứng quá mức của cơ thể sản sinh ra chất độc và khiến các nốt mẩn đỏ nổi lên. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là tay chân nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt, các nốt này có màu đỏ, hồng nhạt hoặc trắng với kích thước khác nhau.
Nguyên nhân gây bệnh thường là do bị côn trùng cắn, giày dép quá chật gây ma sát, tiếp xúc với các tác động ngoài môi trường do dị ứng thức ăn, mỹ phẩm, thuốc,…
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là tình trạng da tiếp xúc với những hóa chất có khả năng gây kích ứng như hóa chất, keo trong giày, thuốc, sơn móng hoặc những yếu tố từ môi trường như độc côn trùng, nhựa cây,…
Khi mắc bệnh, trên da người bệnh bắt đầu xuất hiện những nốt mẩn đỏ, kèm theo ngứa đôi khi còn xuất hiện mụn mủ, mụn nước hoặc vết lở loét. Vùng nổi mẩn thường là vùng tiếp xúc với những tác nhân gây kích ứng. Với người nhạy cảm, vùng mẩn ngứa có thể lan ra trên diện rộng hoặc toàn thân.
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là tình trạng viêm da mạn tính, liên quan đến những vấn đề như di truyền, rối loạn chức năng miễn dịch, biểu bì cùng những yếu tố từ môi trường bên ngoài. Tình trạng có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhất là khi nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân.
Ở giai đoạn đầu, trên da bắt đầu xuất hiện mẩn đỏ, mụn nước kèm theo ngứa ngáy dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm. Khi người bệnh gãi hoặc da tiếp xúc với giày dép, quần áo sẽ làm vỡ mụn nước và để lại mảng da dày, cứng màu xám hoặc nâu. Khi mụn nước bị vỡ nó còn khiến da trầy xước và xảy ra nguy cơ nhiễm trùng, mưng mủ.
Viêm nang lông
Viêm nang lông là hệ quả của các bệnh về da liễu như mụn trứng cá, viêm da khi các nang lông bị viêm, nhiễm trùng. Virus, ký sinh trùng gây viêm nang lông hoặc tình trạng lỗ chân lông bị bít tắc do quần áo, giày hoặc do cạo lông,…
Triệu chứng phổ biến của bệnh là hiện tượng xuất hiện nốt mẩn đỏ hoặc mụn có lông ở chính giữa. Mụn này khi vỡ ra có thể kèm theo máu hoặc mủ trắng gây ra đau rát và ngứa.
Nấm da chân
Nổi mẩn đỏ ở chân cũng có thể là dấu hiệu của bệnh nấm da chân. Có nhiều yếu tố nguy cơ gây nấm khác nhau như mang giày dép chật, môi trường ẩm thấp, dùng chung các vật dụng khác như khăn, giày dép, tất với người nhiễm bệnh, ra mồ hôi tay chân,…
Triệu chứng khởi phát của bệnh là nổi mẩn đỏ ngứa ở chân gây đau rát, khó chịu. Sau đó, da bắt đầu xuất hiện mụn nước, có dịch nhờn, da khô, bong trắng và xuất hiện vẩy trắng. Thời gian ủ bệnh của vi nấm rất dài từ 6 – 9 tháng và khi đã đủ điều kiện thuận lợi để bệnh phát triển lây lan nhanh chóng, tái phát lại nhiều lần và khó chữa dứt điểm.
Bệnh ghẻ lở
Bệnh ghẻ lở là do loại vi khuẩn Sarcoptes scabiei xâm nhập vào da. Sau khi xâm nhập, cái ghẻ sẽ đào hang và đẻ trứng tại lớp sừng trên da gây ngứa, đặc biệt là về đêm. Căn bệnh này rất khó chữa dứt điểm, lần đầu bị bệnh thì sẽ có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 6 – 8 tuần, nhưng khi tái phát trở lại thì bệnh ghẻ phát bệnh chỉ sau 3 – 4 ngày.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh là tình trạng nổi mẩn đỏ thẫm kèm ngứa, xuất hiện luống ghẻ và các mụn nước nhỏ. Vùng da khi bị tổn thương có khả năng lây lan sang các vùng da khỏe mạnh khác nhanh chóng.
Bệnh vảy nến
Vảy nến là bệnh da liễu mạn tính, nó xảy ra khi tế bào tái tạo da hoạt động nhanh quá mức với tốc độ tái tạo quá nhanh khiến các tế bào tích tụ thành các vảy màu trắng hoặc hồng nhạt ngay trên bề mặt da.
Người bệnh có thể nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng như sự xuất hiện của các mảng dài, màu đỏ được bao phủ bởi lớp vảy màu bạc, trắng. Các mảng tổn thương thường xuất hiện ở vùng khuỷu tay, dưới lưng, mu bàn tay, đầu gối,… Một số trường hợp còn xuất hiện mụn mủ có thể gây đau rát và ngứa.
Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ thường có 2 thể chính là lupus ban đỏ hệ thống và lupus ban đỏ dạng đĩa. Bệnh xảy ra sự sai lệch trong việc đáp ứng về miễn dịch và khiến cơ thể tự chống lại chính các cơ quan trong cơ thể. Một số nguy cơ gây lupus ban đỏ nổi bật là di truyền cùng các nhân môi trường và nội tiết.
Lupus có triệu chứng cảnh báo ở hầu hết các cơ quan và triệu chứng có thể xuất hiện từ từ hoặc đột ngột sau một vài tháng cho đến vài năm. Trong đó, biểu hiện trên da chính là triệu chứng cảnh báo dễ thấy nhất.
Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ đều thấy trên da đã xuất hiện những nốt ban đỏ bất thường. Đặc biệt, nốt mẩn đỏ này thường có hình dạng cánh bướm, khi bệnh nặng hơn là các nốt mẩn này còn có thể có dạng đĩa. Bên cạnh đó, tổn thương da do lupus còn có dạng mụn nước, khi vỡ sẽ gây chảy máu, rát, lở loét,…
Do nóng gan hoặc chức năng gan suy giảm
Gan có chức năng chính là đào thải độc tố trong cơ thể. Khi gan bị tổn thương hoặc chức năng bị suy giảm thì khả năng đào thải độc tố cũng không còn tốt. Lúc này, độc tố sẽ tích tụ trong cơ thể và không được đào thải ra bên ngoài gây phát ban, nổi mẩn đỏ, mệt mỏi,…
Dị ứng
Chân tay bị nổi mẩn đỏ ngứa cũng có thể là do bị dị ứng gây ra. Cơ thể con người có thể dị ứng với nhiều tác nhân khác nhau như thời tiết, thực phẩm, thuốc,… Tùy vào từng cơ địa mà khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng mà các phản ứng cũng có mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Tuy nhiên, tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa do dị ứng không chỉ tập trung ở tay chân, mà xuất hiện khắp cơ thể. Kèm theo đó là những triệu chứng nguy hiểm như tiêu chảy, đau bụng, khó thở và buồn nôn.
Bệnh viêm mạch
Bệnh viêm mạch thường xảy ra khi máu ở chân không được tuần hoàn, tình trạng tắc nghẽn gây viêm tại các mạch máu nhỏ, xuất huyết gây ra các nốt mẩn đỏ ở tay chân. Những nốt mẩn đỏ xuất hiện riêng lẻ thành đám và thường có ở cả 2 chân.
Sau đó, bệnh sẽ tiến triển thành những vết bầm đen, sần sùi, dễ nhầm lẫn với các bệnh ngoài da. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây nên các bệnh lý về huyết áp, tim mạch,…
Cách điều trị chân, tay bị nổi mẩn đỏ ngứa
Trị tay chân bị nổi chấm đỏ ngứa bằng phương pháp dân gian
Trường hợp bị nổi mẩn ngứa ở tay, chân nhẹ thì mọi người có thể áp dụng một số biện pháp dân gian như:
- Lá trầu không: Có tính sát khuẩn, chống viêm cao, nên được sử dụng rất nhiều trong điều trị mẩn ngứa, mụn nhọt. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần đun lá trầu không lấy nước, rồi ngâm trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, lau khô chân là được, thực hiện đều đặn mỗi ngày để thấy rõ hiệu quả.
- Lá trà xanh: Có tính sát khuẩn cao, dịu nhẹ hiện tượng nổi mẩn đỏ ngứa ở chân nhanh chóng, an toàn. Vò lá trà xanh tươi và đun với nước sạch rồi lấy nước để tắm hoặc ngâm chân.
- Lá ổi: Có nhiều hoạt chất tiêu viêm, kháng khuẩn, phục hồi và tái tạo da. Đặc biệt nó còn có khả năng giải độc, giảm viêm, giảm nổi mẩn đỏ ở chân nhanh chóng. Chỉ cần ngâm chân với nước lá ổi trong khoảng 15 – 20 phút và dùng phần lá bã chà xát nhẹ lên vùng da tổn thương.
Lưu ý, những mẹo nhỏ phía trên chỉ có tác dụng với tình trạng nổi mẩn đỏ nhẹ, với trường hợp nặng hơn thì bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác về bệnh và liệu trình điều trị phù hợp.
Thuốc Tây
Sử dụng thuốc tây là phương pháp điều trị được nhiều người lựa chọn. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc chống viêm Corticoid, kháng histamin H1, kháng sinh trong trường hợp nhiễm khuẩn,… Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây phải có sự đồng ý của bác sĩ và nó có thể gây ra một số tác dụng phụ. Do vậy, mọi người cần cân nhắc khi sử dụng.
Sử dụng kem bôi hỗ trợ điều trị ngứa
Nếu như phương pháp điều trị thuốc Tây có thể đem lại nhiều tác dụng phụ thì mọi người có thể cân nhắc sử dụng sản phẩm kem bôi hỗ trợ điều trị giảm ngứa và các bệnh viêm da cơ địa như chàm da, vảy nến,….
Kem bôi Sodermix – Giải pháp không Corticoid được nhiều chuyên gia y tế, da liễu khuyên dùng trong điều trị giảm ngứa, các bệnh viêm da cơ địa, vảy nến, chàm da,… Do không có Corticoid nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ và có thể dùng lâu dài trên cả những làn da nhạy cảm.
Chỉ sau 2 – 3 ngày sử dụng, kem bôi Sodermix có khả năng chống viêm, giảm ngứa, làm giảm thời gian, giảm mức độ ngứa khá hiệu quả.
Chân tay nổi mẩn đỏ – Khi nào cần gặp bác sĩ?
Như đã nói ở trên, nguyên nhân phổ biến gây nổi mẩn đỏ ở tay và chân thường không gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng, mà đa số nó chỉ gây ra những tổn thương ngoài da. Tuy vậy, nếu không được điều trị dứt điểm thì tình trạng bệnh dai dẳng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống người bệnh.
Vì vậy, khi nhận thấy dấu hiệu mẩn đỏ ở chân tay kéo dài hoặc đi kèm một số triệu chứng bất thường khác thì cần đi thăm khám bác sĩ:
Khi có dấu hiệu bị nổi mẩn đỏ ngứa ở tay chân bất thường cần đi thăm khám ngay
- Da có biểu hiện mẩn đỏ, nhiễm trùng có mủ;
- Tình trạng mẩn đỏ lan ra toàn thân;
- Mẩn đỏ gây ra ngứa ngáy dữ dội, đau đớn;
- Khó thở, tụt huyết áp;
- Sốt cao liên tục hoặc sốt nhẹ nhiều ngày.
Luôn giữ tay chân sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, hóa chất độc hại đồng thời bảo vệ da là cách tốt nhất để ngăn ngừa và phòng tránh tình trạng tay chân bị nổi chấm đỏ ngứa. Nếu có dấu hiệu bất thường, hãy đi thăm khám ngay để được điều trị bệnh sớm nhất.
Xem thêm:
- Bị ngứa mắt phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
- Phương pháp xét nghiệm viêm da cơ địa gồm những gì?
- Mẩn ngứa kiêng ăn gì, kiêng gì để cải thiện?
- Mẹo chữa viêm da cơ địa bằng lá bàng từ dân gian!
- Chữa viêm da cơ địa bằng dầu dừa? Bạn đã biết chưa?
Từ khóa » Chân đỏ Nổi Mẩn
-
Mẩn Ngứa ở Chân: 10 Nguyên Nhân Hàng đầu Và Cách điều Trị
-
Nổi Mẩn đỏ Ngứa ở Chân Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? - Sở Y Tế
-
Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Chân: Nguyên Nhân, Cách Chữa Ngăn Tái Phát
-
Nổi Mẩn Ngứa ở Chân: Làm Sao để điều Trị Dứt điểm?
-
Chân Bị Nổi Mẩn đỏ Và Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị - VietSkin
-
Nổi Mẩn Ngứa Ở Chân Là Do Đâu? Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất
-
Nổi Chấm đỏ Trên Chân Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Nổi Mẩn Ngứa ở Chân, Tay Và Một Số Bệnh Lý Liên Quan
-
10 Nguyên Nhân Gây Ngứa Chân Và Cách điều Trị - Hello Bacsi
-
Nổi Mẩn Ngứa Ở Chân Là Bệnh Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả Nhất
-
Da Nổi Mẩn đỏ Ngứa Là Bị Làm Sao Và Xử Lý Thế Nào? - Medlatec
-
Nổi Mụn Ngứa đỏ ở Tay Chân Và Bụng Dấu Hiệu Bệnh Gì? - Vinmec
-
Nổi Mẩn đỏ Tay Chân Sau Khi Uống Thuốc Trị Cảm Là Do đâu? - Vinmec
-
Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Chân Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào Hiệu ...