Nổi Mẩn Đỏ Ở Háng Không Ngứa: Nguyên Nhân, Cách Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đặt lịch

Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa tuy không nguy hại trực tiếp đến tình mạng nhưng gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tình trạng này có thể xuất hiện ở cả nam và nữ. Không loại trừ trường hợp, các nốt mẩn đỏ là dấu hiệu dị ứng hoặc các bệnh lý tiềm ẩn mà bạn đọc không nên chủ quan.

Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa

Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa là tình trạng háng xuất hiện dấu hiệu đỏ, nổi ban, mụn nước. Khi bị cào gãi, chúng càng ngày càng lan rộng. Bên cạnh đó, do vùng da háng mỏng, là nơi không lộ ra ngoài, được bao bọc bởi nhiều lớp quần áo nên rất dễ bị bí bách khiến vi khuẩn có điều kiện tấn công.

Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng mẩn đỏ xuất hiện ở háng nhưng không ngứa

Có nhiều nguyên nhân khiến vùng da này nổi nhiều mẩn đỏ, tuy nhiên lại không gây ngứa. Dưới đây là một số yếu tố khiến cho mẩn đỏ bùng phát trên bề mặt da háng:

Hăm da

Như đã đề cập, háng là khu vực được bao bọc bởi nhiều lớp quần áo, nóng ẩm nhất trên cơ thể. Chính vì thế, vùng da tại đây thường bị hăm. Lúc này, háng xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ nhưng không gây ngứa.

Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc tốt, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng. Nhất là khi người bệnh không giữ vệ sinh đúng cách, mặc quần áo bó sát khiến da thêm bí bách. Vô tình, vi khuẩn, nấm ngứa càng có điều kiện tấn công khiến vùng da háng xuất hiện các vết loét, nứt da, thậm chí là chảy máu. Trong trường hợp này, người bệnh có thể sẽ bắt đầu những cơn ngứa ngáy, khó chịu ở háng.

Phát ban

Khi nhiệt độ tăng cao, tình trạng phát ban có thể bùng phát ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, phát ban không quá nghiêm trọng, khi khởi phát trên cơ thể người bệnh xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, bên trong có chất lỏng. Chúng có màu đỏ nhạt nhưng không gây ngứa ngáy.

Nếu gặp ma sát, nốt mẩn chứa mồ hôi có thể vỡ ra. Phát ban khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đối với người trưởng thành, phát ban hình thành khi cơ thể phải làm việc thể chất với cường độ cao. Mẩn đỏ có dạng mảng, sưng lớn trên bất kỳ vị trí nào của da cơ thể, trong đó có vùng háng.

Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa
Phát ban khiến nhiều vùng da trên cơ thể nổi mẩn đỏ, trong đó có vùng da háng

Tình trạng phát ban có thể khiến người bệnh bị mất nước, mồ hôi dẫn đến chóng mặt. Ngoài ra, khi bị nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa đôi khi còn khiến người bệnh kèm theo các biểu hiện khó chịu khác như ớn lạnh, sốt, buồn nôn. Lúc này người bệnh nên đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Bệnh giang mai

Giang mai là bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục, hình thành bởi vi khuẩn T. pallidum. Người nhiễm phải căn bệnh này thường có các triệu chứng như nổi mẩn đỏ ở háng, không ngứa, không đau, chúng có hình dạng tròn và cứng. Thông thường, khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ làm mẩn ngứa xuất hiện trong khoảng 10 ngày hoặc lâu hơn.

Không chỉ có vùng háng, phát ban giang mai có thể lan rộng trên toàn bộ da trên cơ thể. Bên cạnh biểu hiện ngoài da, bệnh còn kèm theo một số triệu chứng khác như sốt, họng đau, sưng hạch bạch huyết, đau cơ, mệt mỏi và sút cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân.

Người bệnh nên sớm phát hiện và điều trị căn bệnh này. Hiện nay, giang mai có thể khắc phục bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh ở giai đoạn đầu. Thế nhưng, trường hợp người bệnh không điều trị “đến nơi đến chốn” bệnh có thể biến chứng nguy hiểm. Điển hình là tình trạng rối loạn thần kinh, tàn tật, thậm chí là tử vong.

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng bệnh da liễu phổ biến, xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là người có cơ địa mẫn cảm. Da có thể bị tổn thương bởi một số yếu tố như ma sát, thời tiết lạnh, tiếp xúc với hóa chất (axit, kiềm,…) có trong chất tẩy rửa hoặc dung môi.

Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa
Cơ thể tiếp xúc với các tác nhân dị ứng gây khiến mẩn đỏ xuất hiện trên da

Vùng da háng là khu vực nhạy cảm trên cơ thể, dễ bị cọ xát nên thường gặp phải bệnh lý này. Viêm da tiếp xúc ở háng tuy không phổ biến, nhưng bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không may mắc phải. Tình trạng này có thể gây ra nhiều vấn đề cho cả nam và nữ, trong đó hiện tượng nổi mẩn đỏ không ngứa ở háng khá phổ biến. Các yếu tố khiến bệnh bùng phát như dị ứng nước hoa, dung dịch vệ sinh, bao cao su,…

Dị ứng thuốc tân dược

Mẩn đỏ ở háng hình thành có thể là do cơ thể người bệnh dị ứng với thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc chống động kinh. Các vết mẩn đỏ không gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu trường hợp dị ứng thuốc trở nên nghiêm trọng, mẩn đỏ có thể nhanh chóng lây lan ra toàn thân.

Tình trạng này xuất hiện trong khoảng vài ngày kể từ khi người bệnh sử dụng một trong các loại thuốc kể trên. Thời điểm khởi phát, mẩn đỏ chỉ khu trú tại một số vùng nhất định. Sau đó, chúng bắt đầu lan rộng ra nhiều khu vực trên cơ thể.

Nếu gặp phải vấn đề này, bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị để sớm điều chỉnh thuốc cho phù hợp. Bởi, tình trạng dị ứng thuốc kéo dài sẽ khiến các triệu chứng trở nên nặng nề hơn. Nhiều trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp nguy hiểm, cần được điều trị y tế càng sớm càng tốt.

U mềm lây

U mềm lây hình thành do virus có tên là molluscum contagiosum. Người mắc phải tình trạng này thường xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, không ngứa, không đau. U mềm lây có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, vùng da háng là một trong số các khu vực dễ gặp phải tình trạng này.

So với người lớn thì trẻ em là đối tượng thường mắc u mềm lây. Do hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ em còn khá yếu, không thể chống lại sự xâm nhập gây hại của virus. Tuy nhiên, nếu người trưởng thành có cơ địa mẫn cảm cũng là đối tượng dễ mắc bệnh. 

Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa
U mềm lây có thể xuất hiện ở háng, nổi mẩn đỏ không ngứa

Bệnh khởi phát và có thể tự biến mất mà không cần điều trị từ 6 tháng đến một năm. Thế nhưng, người bệnh cũng không nên chủ quan. Khi thấy tình trạng nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa mãi vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra, khắc phục bằng biện pháp phù hợp.

Mụn cóc sinh dục

Bên cạnh giang mai, u mềm lây lan qua đường tình dục, thì mụn cóc cũng là tình trạng phổ biến. Người có hoạt động tình dục đều có nguy cơ nổi mụn cóc sinh dục. Các triệu chứng mà mụn cóc sinh dục gây ra, người bệnh có thể quan sát bằng mắt thường như mề đay, mẩn đỏ. Tuy nhiên, một số người, mụn xuất hiện với kích thước khá nhỏ, khó nhận biết bằng mắt thường.

Việc xuất hiện mụn cóc trên da khiến cho các mô ẩm thuộc bộ phận sinh dục bị ảnh hưởng. Điển hình là tình trạng xuất hiện nhiều mẩn đỏ ở háng, tuy nhiên lại không gây ngứa ngáy. Ngoài ra, những khu vực lân cận cũng có thể bắt gặp mụn cóc sinh dục như hậu môn, đầu dương vật, thành âm đạo, ống hậu môn.

Mặc dù đa số mụn cóc không gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng không được cải thiện có thể trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến đau rát khó chịu cho người bệnh. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe, tránh biến chứng không mong muốn bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị sớm.

Các triệu chứng kèm theo khi nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa

Tình trạng nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa có thể bị lãng quên bởi nhiều người không chú ý thường xuyên đến khu vực này. Do đó, rất đông trường hợp đến khi mẩn đỏ lây lan và có thêm nhiều dấu hiệu nặng nề mới can thiệp điều trị. Tuy nhiên, giai đoạn này có thể khó khăn hơn khi chúng mới khởi phát. Chính vì thế, bạn nên kiểm tra và chăm sóc tốt khu vực da ở vị trí nhạy cảm này.

Các triệu chứng kèm theo khi nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa
Ngoài mẩn đỏ, một số triệu chứng khác có thể xuất hiên

Ngoài mẩn đỏ, không ngứa, một số biểu hiện khác kèm theo người bệnh có thể nhận diện như:

  • Bộ phận sinh dục tiết dịch bất thường, xương chậu bị đau.
  • Da háng chuyển sang màu đỏ hoặc vàng tía.
  • Khi quan hệ tình dục có cảm giác đau rát khó chịu.
  • Sưng hạch bạch huyết, sốt, cơ thể mệt mỏi, viêm họng,…

Những triệu chứng này có thể đi kèm với tình trạng nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa. Ngay khi thấy chúng xuất hiện, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám. Bác sĩ sẽ chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa điều trị như thế nào?

Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa có thể gây mất thẩm mỹ, khiến người mắc phải gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống. Do đó, sớm phát hiện và có biện pháp khắc phục sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ mẩn đỏ lây lan sang các bộ phận khác, nhất là ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản. Dưới đây là một số biện pháp điều trị thường được áp dụng, bạn có thể tham khảo:

Áp dụng mẹo dân gian chữa mẩn đỏ ở háng không ngứa

Sử dụng phương pháp dân gian được nhiều người lựa chọn khi thấy háng xuất hiện các nốt mẩn đỏ không ngứa. Bởi, các nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên nên đảm bảo được độ an toàn, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng như một số thuốc tân dược. 

Ngoài ra, mẹo dân gian cũng giúp người bệnh tiết kiệm được nhiều chi phí điều trị. Bạn có thể tham khảo các biện pháp sau:

  • Sử dụng lá kinh giới: Lá kinh giới có nhiều công dụng cho sức khỏe. Trong lá cây có chứa nhiều hoạt chất giúp khử trùng tự nhiên. Dân gian thường sử dụng loại lá này để điều trị một số vấn đề ngoài da. Bạn hái một nắm lá kinh giới, sau đó rửa sạch và phơi ráo nước. Đem lên bếp sao vàng rồi bọc bằng khăn mỏng áp, chườm lên khu vực da háng bị nổi mẩn đỏ. Lưu ý không điều chỉnh để không làm bỏng da.
  • Sử dụng lá khế: Lá khế cũng là loại được nhiều người tận dụng để khắc phục các triệu chứng khó chịu ngoài da. Do đó, khi bị nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa, bạn có thể dùng lá khế ngâm rửa để mau chóng loại bỏ các nốt mẩn. Bạn thực hiện như sau: Hái một nắm lá khế và rửa cho thật sạch, sau đó đun sôi. Lấy nước khế nấu pha ấm với nước mát, tiến hành rửa khu vực vùng da háng đang bị tổn thương. Thực hiện trước khi ngủ và sau khi thức dậy, dùng khăn bông thấm khô.
  • Sử dụng nha đam: Nha đam có tính mát, kháng khuẩn, cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da. Vì thế, bạn có thể sử dụng gel nha đam để nhanh chóng làm dịu các nốt mẩn đỏ, giúp chúng không để lại sẹo kém thẩm mỹ cho khu vực vùng da nhạy cảm này. Bạn chỉ cần lấy một bẹ nha đam tươi, rửa sạch và bỏ vỏ xanh, chỉ sử dụng phần gel trắng. Sau đó thoa gel lên da, để trong 20 phút rồi rửa lại với nước mát.
  • Sử dụng lá sả: Cây sả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn có thể sử dụng sả để mau chóng loại bỏ mẩn đỏ ở hàng. Thực hiện bằng cách rửa một nắm lá sả, cho vào nồi đun sôi với nước. Lấy nước lá sả nấu pha với nước mát để rửa khu vực da cần điều trị. Kiên trì thực hiện mỗi ngày tình trạng mẩn đỏ sẽ cải thiện đáng kể.
  • Sử dụng bột yến mạch: Bột yến mạch là nguyên liệu được chỉ em sử dụng phổ biến trong làm đẹp, chăm sóc da. Với công dụng chống viêm, làm dịu da phù hợp cho vùng da nhạy cảm nhất. Bạn có thể sử dụng bột yến mạch trộn chung với mật ong, đắp lên vùng da háng đang bị mẩn đỏ. Lưu lại trên da 15 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa điều trị như thế nào?
Bột yến mạch cũng có tác dụng giảm viêm, làm dịu các nốt mẩn đỏ hiệu quả

Lưu ý: Mẹo dân gian sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên nên có hiệu quả chậm, do đó bạn nên kiên trì thực hiện trong thời gian dài. Ngoài ra, phương pháp này chỉ phù hợp với tình trạng mẩn đỏ mới khởi phát, không kèm theo nhiều triệu chứng khác. Trường hợp nặng, có loét, viêm hoặc mưng mủ, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị bằng các biện pháp phù hợp hơn.

Điều trị mẩn đỏ ở háng không ngứa bằng Đông y

Mẩn đỏ xuất hiện ở háng theo Đông y có thể là do nguyên nhân bên trong cơ thể gây ra. Chính vì thế, các bài thuốc được sử dụng có công dụng đánh vào nguyên nhân gốc rễ gây nên tình trạng này. Nhờ thế cơ thể phục hồi từ bên trong, bồi bổ ngũ tạng khỏe mạnh. Tham khảo một số bài thuốc như:

Bài thuốc 1: Điều trị mẩn đỏ ở háng có kèm theo hiện tượng sốt

  • Sử dụng 12g mỗi loại nhẫn đông đằng, thục địa, hạ thiên thảo.
  • Rửa sạch nguyên liệu sau đó sắc với 1.5 lít nước.
  • Đến khi thuốc cạn còn khoảng 500ml thì tắt bếp.
  • Uống thuốc khi còn nóng sau bữa ăn, sử dụng trong ngày.

Bài thuốc 2: Điều trị mẩn đỏ ở hàng có kèm theo viêm họng, sốt

  • Sử dụng 10g mỗi vị đan sâm, dưỡng huyết, mẫu đơn trắng, huyền sâm, đan bì, hà thủ ô.
  • Thêm vào 6g các loại đương quy, trôm lay, xuyên khung.
  • Sắc với 1 lít nước cho đến khi cạn còn khoảng 450ml.
  • Chia thuốc thành 3 lần uống, uống sau mỗi bữa ăn, sử dụng trong ngày.
Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa điều trị như thế nào?
Điều trị mẩn đỏ ở háng không ngứa bằng thuốc Đông y cũng được nhiều người lựa chọn

Bài thuốc 3: Bài thuốc giúp loại bỏ vi khuẩn

  • Sử dụng mỗi vị 10g, các loại như địa phu tử, tiêu tân lang, tiêu sơn tra, tiêu mạch nha, kê nội kim, phục linh, mẫu đơn đỏ, hoa cúc.
  • Thêm vào 12g hoa kim ngân, 6g bạch tiễn bì, chỉ xác sao vàng.
  • Sắc đến khi thuốc cô đặc, uống sau bữa ăn.

Người bệnh nên đến bốc thuốc tại cơ sở thăm khám Đông y uy tín. Tại đây, các thầy thuốc sẽ kê toa dựa trên tình trạng bệnh, nguyên nhân hình thành cụ thể cho từng đối tượng người bệnh. Bạn nên sử dụng kiên trì và tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc để nhanh chóng cải thiện tình trạng mẩn đỏ ở háng.

Sử dụng thuốc Tây điều trị mẩn đỏ ở hàng không ngứa

Nhằm khắc phục tình trạng mẩn đỏ ở háng xuất hiện trên diện rộng hoặc liên quan đến một vài bệnh lý. Bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh sử dụng thuốc tân dược nhằm đẩy nhanh quá trình điều trị, khắc phục triệu chứng cho người bệnh. Các dạng phổ biến như:

  • Thuốc kháng histamin: Một số loại như chlopheniramin, telfor 120, loratadine fexophar 180mg,…được sử dụng nhằm giảm tình trạng viêm, mẩn đỏ,…
  • Thuốc cetirizine: Được sử dụng trong trường hợp háng có mẩn đỏ do dị ứng, viêm kết mạc gây ra. Tuy nhiên, thuốc này không sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc cho bé bú trực tiếp sữa mẹ, trẻ em dưới 6 tuổi. Ngoài ra, thuốc có thể gây tác dụng phụ như chán ăn, khó tiểu, buồn ngủ.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc, kem bôi da như eumovate, medrol, phenergan, thuốc chứa corticoid dạng bôi hoặc thuốc bạt sừng,…Nếu cần thiết, người bệnh cũng được bác sĩ kê đơn các dạng kháng sinh, dung dịch sát khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn ngoài da, giúp vệ sinh vùng da háng sạch sẽ.

Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa điều trị như thế nào?
Điều trị mẩn đỏ ở háng không ngứa bằng thuốc Tây nên thực hiện theo chỉ định của bác sĩ

Lưu ý: Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không nên lạm dụng hoặc tự ý ngưng sử dụng thuốc có thể khiến cơ thể bị nhờn thuốc, khó điều trị bệnh về sau. Cẩn trọng với các đối tượng dị ứng một số thành phần có trong thuốc, nên báo với bác sĩ để được điều trị bằng biện pháp phù hợp hơn.

Phòng ngừa tình trạng nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa

Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa hình thành bởi nhiều nguyên nhân. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng về lâu dài mẩn đỏ nguy cơ lây lan nếu không được chăm sóc tốt. Do đó, để phòng tránh cũng như bảo vệ vùng da khỏe mạnh, tránh biến chứng, bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục, vùng da háng, da mông, hậu môn sạch sẽ. Điều này giúp hạn chế tình trạng lây lan viêm nhiễm.
  • Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoải mái, phù hợp, chất liệu mềm, thấm hút tốt. Bởi vì, mặc đồ bó sát, chất liệu cứng có thể khiến vùng da đang tổn thương bị cọ xát, gây ra trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong cơ thể.
  • Quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng bao cao su đảm bảo chất lượng. Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục trước và sau khi giao hợp để bảo vệ sức khỏe sinh sản, phòng ngừa viêm nhiễm lây lan cho cơ quan sinh sản.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người, đặc biệt là khăn tắm.
  • Lựa chọn dung dịch vệ sinh, sản phẩm chăm sóc da có thành phần nhẹ dịu, giảm kích ứng cho da.
  • Bảo vệ cơ thể tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng cho cơ thể như phấn hoa, lông chó mèo, thực phẩm dị ứng, hóa chất,…
  • Điều trị các bệnh ảnh hưởng đến tình trạng mẩn đỏ triệt để, nhất là những bệnh liên quan đến vi khuẩn.
  • Kết hợp chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng, nâng cao hoạt động của hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
Phòng ngừa tình trạng nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa
Lựa chọn quần áo phù hợp, thoải mái, chất liệu thấm hút tốt giúp giảm áp lực cho vùng da háng

Tình trạng nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa có thể khắc phục bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nếu bạn nhận thấy cơ thể có triệu chứng khác kèm theo như sốt, chán ăn, mệt mỏi,…nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị sớm, tránh bệnh biến chứng ảnh hưởng sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

  • Top 10 Lá Tắm Chữa Bệnh Mẩn Ngứa Dễ Kiếm & Rẻ Tiền [Nên Biết Ngay]
  • Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Ở Cổ Là Bệnh Lý Gì? Cách Khắc Phục Tốt Nhất

Từ khóa » Phát Ban đỏ Trên Da Không Ngứa