Nổi Mẩn Ngứa: 12 Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Nổi mẩn ngứa có thể xuất hiện bất cứ lúc nào gây khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe của bạn. Tình trạng này có thể xuất hiện do dị ứng, bệnh về da hoặc bệnh lý tiềm ẩn. Vậy nguyên nhân cụ thể dẫn đến nổi mẩn ngứa là gì? Quan trọng hơn, chúng ta có thể làm gì để xử lý và phòng ngừa tình trạng này?
5/5 - (396 bình chọn)- 1. Nổi mẩn ngứa – Vấn đề da thường gặp
- 2. Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa trên da
- 2.1 Nổi mẩn ngứa do da khô
- 2.2 Côn trùng cắn dẫn đến mẩn ngứa
- 2.3 Nổi mẩn ngứa do dị ứng thuốc
- 2.4 Dị ứng thực phẩm
- 2.5 Viêm da dị ứng gây mẩn ngứa
- 2.6 Mẩn ngứa trên da do viêm da tiếp xúc
- 2.7 Mẩn ngứa do Hắc lào (nấm da corporis)
- 2.8 Bệnh zona (herpes zoster)
- 2.9 Mẩn ngứa do nổi mề đay
- 2.10 Bệnh vẩy nến
- 2.11 Phụ nữ bị nổi mẩn ngứa do mang thai
- 2.12 Mắc bệnh lý về gan
- 3. Nổi mẩn ngứa khi nào cần đến bác sĩ?
- 4. Chẩn đoán nguyên nhân gây mẩn ngứa
- 5. Điều trị mẩn ngứa trên da như thế nào?
- 5.1 Sử dụng thuốc uống
- 5.2 Sử dụng thuốc, kem bôi ngoài da
- 5.3 Áp dụng các mẹo giảm mẩn ngứa trong dân gian
- 6. Thay đổi lối sống hỗ trợ giảm mẩn ngứa
1. Nổi mẩn ngứa – Vấn đề da thường gặp
Da được xem là rào chắn che chở và bảo vệ cơ thể. Đây cũng là nơi chứa các tế bào đặc biệt của hệ thống miễn dịch. Các tế bào này bảo vệ da và cơ thể chống lại virus, vi khuẩn và các mối đe dọa khác. Khi da tiếp xúc với dị nguyên, các tế bào này sẽ bắt đầu phản ứng dây chuyền có thể dẫn đến tình trạng viêm da, phát ban hay nổi mẩn ngứa.
Nổi mẩn ngứa xuất hiện trong nhiều trường hợp với hình thái và đặc tính khác nhau, mỗi dạng sẽ có một số phương pháp điều trị riêng biệt. Đôi khi mẩn ngứa xuất hiện do các tế bào miễn dịch của da phản ứng với chất tiếp xúc trực tiếp trên da. Những lần khác có thể do bệnh tật bên trong cơ thể biểu hiện ra ngoài.
Các triệu chứng của nhiều loại mẩn ngứa khác nhau cũng có thể giống nhau. Trong khi hầu hết các vết mẩn ngứa đều khỏi khá nhanh, một số khác lại kéo dài và cần được điều trị.
2. Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa trên da
Nổi mẩn ngứa có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bắt nguồn từ da khô, dị ứng, mắc bệnh về da hoặc các bệnh bên trong cơ thể.
2.1 Nổi mẩn ngứa do da khô
Da khô thiếu nước có thể dẫn đến kích ứng, tạo phản ứng gãi làm xuất hiện các mẩn đỏ. Một số triệu chứng bao gồm đóng vảy, ngứa và nứt nẻ.
Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), da khô có thể xảy ra do nhiệt độ ngoài trời; tác dụng phụ của thuốc; hút thuốc; thiếu vitamin…
2.2 Côn trùng cắn dẫn đến mẩn ngứa
Nhiều loại côn trùng như kiến, muỗi, ong, rận… có thể gây phát ban do vết cắn hoặc vết đốt. Mặc dù phản ứng sẽ khác nhau tùy thuộc vào người và loại côn trùng, các triệu chứng thường bao gồm: nổi mẩn đỏ, sưng và ngứa ở vị trí vết cắn.
2.3 Nổi mẩn ngứa do dị ứng thuốc
Một số loại thuốc kháng sinh như amoxicillin có thể gây phát ban ngứa trên da. Nổi mẩn ngứa do phản ứng với thuốc có thể xuất hiện ngay từ lần đầu tiên hoặc biểu hiện sau một vài lần sử dụng. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn và đổi loại thuốc phù hợp.
2.4 Dị ứng thực phẩm
Dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng quá mức với các chất có trong thực phẩm hoặc đồ uống.
Các triệu chứng dị ứng mẩn ngứa do thực phẩm xuất hiện từ nhẹ đến nặng bao gồm hắt hơi, ngứa mắt, sưng tấy, phát ban, nổi mề đay, co thắt dạ dày, buồn nôn, nôn mửa và khó thở…
Tùy thuộc vào phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn, các triệu chứng có thể xảy ra vài phút đến vài giờ sau khi ăn thực phẩm gây phản ứng dị ứng.
Thực phẩm có thể gây dị ứng phổ biến bao gồm sữa bò, trứng, đậu phộng, cá, động vật có vỏ…
2.5 Viêm da dị ứng gây mẩn ngứa
Viêm da dị ứng là tình trạng phát ban liên tục (mạn tính) khiến da dày lên, ngứa và khô. Tình trạng này cũng có thể gây ra các nốt mụn nhỏ xung quanh các nang lông trông giống như nổi da gà.
Thông thường, các mảng phát ban của viêm da dị ứng xảy ra ở những vùng da gập – chẳng hạn như bên dưới đầu gối và trên mắt cá chân. Tình trạng bệnh có xu hướng bùng phát theo chu kỳ.
2.6 Mẩn ngứa trên da do viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là tình trạng phát ban do tiếp xúc trực tiếp với một số chất gây kích ứng da hoặc gây ra phản ứng dị ứng. Một số chất có thể gây ra cả viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng.
- Viêm da tiếp xúc kích ứng thường phát ban khô, có vảy và ngứa. Các chất gây kích ứng như sản phẩm tẩy rửa hoặc hóa chất công nghiệp…
- Viêm da tiếp xúc dị ứng tạo ra phát ban rất ngứa với các vết sưng tấy và đôi khi có mụn nước. Viêm da tiếp xúc dị ứng phát triển sau lần tiếp xúc ban đầu với chất gây dị ứng.
2.7 Mẩn ngứa do Hắc lào (nấm da corporis)
Hắc lào là một bệnh nhiễm trùng do nấm có thể gây ra mẩn ngứa, phát ban hình nhẫn hoặc đôi khi phát triển thành những vòng tròn chồng lên nhau hoặc theo một mô hình hoàn toàn không phải hình nhẫn.
Bệnh hắc lào thường lây lan khi tiếp xúc trực tiếp da kề da với người hoặc động vật bị bệnh. Có thể dùng các loại thuốc trị nấm bôi ngoài da để điều trị tình trạng hắc lào nhẹ.
2.8 Bệnh zona (herpes zoster)
Bệnh zona (herpes zoster) là một chứng phát ban gây đau rát do virus varicella-zoster gây ra. Bệnh biểu hiện bằng các đám mụn nước xuất hiện ở một vùng trên cơ thể và có thể lan ra các vùng khác. Sau một thời gian, các mụn nước vỡ ra và đóng vảy gây ngứa, khó chịu cho người bệnh.
2.9 Mẩn ngứa do nổi mề đay
Mề đay là một dạng dị ứng trên da. Biểu hiện bằng các nốt sần nổi lên đơn lẻ hoặc thành từng đám, gây ngứa. Các nguyên nhân dẫn đến mề đay có thể do căng thẳng, thời tiết thay đổi, dị ứng hóa chất, mắc bệnh về gan…
2.10 Bệnh vẩy nến
Các nốt mẩn ngứa nổi lên trên da cũng có thể cảnh báo dấu hiệu của bệnh vẩy nến. Vẩy nến là tình trạng cơ thể sản sinh quá mức các tế bào da, tạo thành các mảng ngứa, có vẩy viêm trên bề mặt da. Nguyên nhân do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức.
2.11 Phụ nữ bị nổi mẩn ngứa do mang thai
Trong giai đoạn mang thai, nội tiết tố thay đổi, phụ nữ rất dễ gặp phải tình trạng mẩn ngứa trên da. Mẩn ngứa chủ yếu xuất hiện ở vùng bụng, đặc biệt là vùng rốn, sau đó lan dần tới các khu vực khác như đùi, tay, chân… tình trạng này dễ gặp trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.
2.12 Mắc bệnh lý về gan
Mẩn ngứa có thể biến mất sau một vài ngày. Nhưng trong một số trường hợp, mẩn ngứa kéo dài dai dẳng, có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về gan.
Một số bệnh gan có thể gây nên tình trạng này như: Viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan… Suy giảm chức năng gan cũng khiến người bệnh thường xuyên xảy ra mẩn, ngứa, mề đay. Lúc này để khắc phục cần tăng cường chức năng gan, điều trị các bệnh gan để thuyên giảm tình trạng.
Ngoài gan ra, người mắc các bệnh về thận, tuyến giáp, người bị tiểu đườngcũng có thể khiến da xuất hiện các ban đỏ, ngứa. Đôi khi mẩn ngứa thực chất là các nốt Lupus ban đỏ, sởi, thủy đậu…
3. Nổi mẩn ngứa khi nào cần đến bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp mẩn ngứa có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn nếu:
- Gây khó chịu khiến bạn mất ngủ hoặc mất tập trung vào công việc hay các hoạt động hàng ngày.
- Mẩn ngứa xuất hiện đột ngột, đau đớn, nghiêm trọng hoặc lan rộng.
- Không thuyên giảm trong vòng ba tuần.
- Ảnh hưởng đến mặt hoặc cơ quan sinh dục của bạn.
4. Chẩn đoán nguyên nhân gây mẩn ngứa
Trước tiên, bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi về các triệu chứng, chẳng hạn như:
- Mẩn ngứa đã xuất hiện bao lâu rồi?
- Ngứa xảy ra ở đâu trên cơ thể?
- Bạn đã từng tiếp xúc với bất kỳ chất kích ứng nào hoặc các sản phẩm mỹ phẩm mới dùng gần đây?
- Những loại thuốc bạn đang sử dụng, hoặc đã sử dụng gần đây?
- Bạn có bất kỳ triệu chứng nào khác như mệt mỏi, đổ mồ hôi bất thường, ho mãn tính không?
Bạn có thể cần xét nghiệm thêm nếu bác sĩ không thể xác định nguyên nhân gây mẩn ngứa từ các câu trả lời trên. Một số xét nghiệm bao gồm:
- Xét nghiệm máu.
- Kiểm tra chức năng tuyến giáp của bạn.
- Kiểm tra da. Cạo hoặc sinh thiết da của bạn.
Khi bác sĩ đã xác định chính xác nguyên nhân, họ sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên về điều trị, hoặc kê một số loại thuốc giúp giảm mẩn ngứa hiệu quả.
5. Điều trị mẩn ngứa trên da như thế nào?
Các lựa chọn điều trị nổi mẩn ngứa cho da có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Thuốc uống, thuốc bôi, thay đổi lối sống và các biện pháp tự nhiên khác cũng góp phần tăng hiệu quả.
5.1 Sử dụng thuốc uống
Các nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị mẩn ngứa có thể kể đến như:
❖ Thuốc kháng histamine
Thuốc kháng histamine đường uống được sử dụng để điều trị các phản ứng dị ứng, nổi mẩn ngứa trên da do côn trùng cắn, bệnh chàm, viêm da tiếp xúc…
❖ Uống steroid (corticosteroid)
Những loại thuốc này giúp giảm viêm và có thể được sử dụng để điều trị các tình trạng như lupus ban đỏ (SLE), phát ban mãn tính, chàm, bệnh vẩy nến và các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
❖ Thuốc ức chế miễn dịch
Loại thuốc này làm giảm hoạt động miễn dịch. Thuốc ức chế miễn dịch có thể hữu ích để điều trị các đợt bùng phát do các tình trạng viêm như SLE, phát ban mãn tính và bệnh chàm.
❖ Thuốc uống trị nấm
Những loại thuốc này điều trị nhiễm nấm và có thể làm giảm ngứa do nấm da, hắc lào… Một số ví dụ về thuốc trị nấm bao gồm griseofulvin (Gris-PEG), fluconazole (Diflucan) và itraconazole (Sporanox).
❖ Thuốc kháng sinh
Những loại thuốc này ngăn chặn nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Một số loại kháng sinh như rifampicin (Rifadin) cũng được sử dụng để kiểm soát ngứa do bệnh gan. Thuốc kháng sinh uống như amoxicillin clavulanate (Augmentin) hoặc clindamycin (Cleocin) cũng có thể hỗ trợ điều trị các trường hợp chốc lở nghiêm trọng.
❖ Thuốc chống trầm cảm
Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) như sertraline (Zoloft) và fluoxetine (Prozac) thường được sử dụng để giảm ngứa da do bệnh gan.
5.2 Sử dụng thuốc, kem bôi ngoài da
Một số loại thuốc hoặc kem bôi ngoài da phổ biến có thể sử dụng giảm mẩn ngứa cho da như:
❖ Steroid dạng bôi
Kem steroid được dùng dưới dạng kê đơn hoặc không kê đơn cho các tình trạng như chàm, ghẻ, vẩy nến, viêm da tiếp xúc, côn trùng cắn, phản ứng dị ứng…
❖ Kem chống nấm
Những loại kem này thường được khuyên dùng để giảm ngứa da do nhiễm nấm như nấm ngoài da, nấm da chân…
❖ Thuốc diệt ghẻ
Chẳng hạn như Permethrin cream dùng bôi lên da giúp diệt ghẻ tại chỗ thường được các bác sĩ kê trong điều trị ghẻ.
❖ Kem bôi tê tại chỗ
Chúng được sử dụng để giảm đau và ngứa tạm thời do các tình trạng như ghẻ, côn trùng cắn hoặc đốt… Ví dụ như: pramoxine, kem hydrocortisone-pramoxine…
5.3 Áp dụng các mẹo giảm mẩn ngứa trong dân gian
Với các trường hợp nổi mẩn ngứa nhẹ, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian điều trị mẩn ngứa ngay tại nhà như:
❖ Dùng nước lá tắm
Một số loại nước lá tắm từ lá khế, lá trầu không, lá kinh giới… có khả năng kháng khuẩn, diệt nấm nhẹ trên da. Vì vậy, bạn có thể nấu nước tắm từ các loại lá này để sử dụng mỗi ngày đến khi mẩn ngứa thuyên giảm.
Xem thêm: #13 loại lá tắm trị mẩn ngứa trên da hiệu quả từ lần đầu sử dụng
❖ Dùng nước lá xông
Ngoài tắm, người bị mẩn ngứa cũng có thể dùng các loại nước lá kể trên để xông, giúp da thông thoáng, dễ chịu hơn.
❖ Dùng dầu bôi
Một số loại tinh dầu có khả năng làm dịu mẩn ngứa, phù hợp để bôi lên da như: dầu tràm, tinh dầu hoa cúc, tinh dầu khuynh diệp… Lưu ý, không dùng các loại dầu có tính sát khuẩn cao, vì có thể gây nóng rát, kích ứng da, khiến tình trạng mẩn ngứa nghiêm trọng hơn.
6. Thay đổi lối sống hỗ trợ giảm mẩn ngứa
Khi bị nổi mẩn ngứa, một số thay đổi trong lối sống có thể giúp cải thiện tình trạng:
- Giữ ẩm cho da: Bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày; hạn chế tắm hoặc tiếp xúc lâu với nước; vào mùa hanh khô nên dùng máy tạo ẩm trong phòng.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái: Điều này có thể làm giảm kích ứng da, cho da được thở; phòng ngừa nhiễm trùng nấm.
- Ăn uống lành mạnh, cân bằng: Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả; các loại thực phẩm, đồ uống tốt cho gan.
- Tránh nước nóng: Nước nóng có thể gây kích ứng da và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng phát ban hoặc khô da.
- Vệ sinh đúng cách: Tắm rửa mỗi ngày, thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn màn…
- Tránh các chất gây dị ứng: Nhận biết và tránh các loại thực phẩm, sản phẩm và các chất gây dị ứng trong môi trường có thể gây ra các triệu chứng mẩn ngứa.
Nổi mẩn ngứa là tình trạng rất thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Nắm được nguyên nhân, cách điều trị phù hợp sẽ giúp bạn chăm sóc và bảo vệ làn da toàn diện nhất. Để lại vấn đề da mà bạn đang gặp phải để được tư vấn!
XEM THÊM:
- Top 20 thuốc chữa dị ứng mẩn ngứa phổ biến nhất hiện nay
- Mẩn ngứa ở mặt là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
- Bị mẩn ngứa nổi cục là do đâu? Tìm hiểu thông tin để biết cách điều trị
Từ khóa » Da Mẩn Ngứa
-
15 Thủ Phạm Khiến Da Nổi Mẩn Ngứa Và Cách điều Trị Hiệu Quả!
-
Bạn đang Bị Nổi Mẩn Ngứa Trên Da, Nguyên Nhân Chính Là đây
-
Da Nổi Mẩn đỏ Ngứa Là Bị Làm Sao Và Xử Lý Thế Nào? - Medlatec
-
Vì Sao Bạn Mẩn Ngứa, Nổi Mề đay Khi Chuyển Mùa? - Vinmec
-
Nổi Ban đỏ Ngứa Có Dấu Hiệu Thế Nào? | Pacific Cross Việt Nam
-
Mẩn Ngứa Dị ứng – Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Tại Nhà
-
7 Cách Trị Nổi Nề Đay Mẩn Ngứa Tại Nhà GIẢM NGỨA CẤP TỐC
-
Nổi Mề Đay Mẩn Ngứa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa ...
-
Ngứa - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nổi Mẩn Ngứa Khi Trời Nóng, Phải Làm Sao? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Dị ứng Thời Tiết: Bệnh Ngoài Da Phổ Biến Nhiều Người Mắc Phải
-
Mẩn Ngứa Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả
-
Nổi Mẩn Đỏ – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
-
Nổi Mẩn Ngứa Mẩn đỏ Khắp Người Có Phải Bệnh Gan? - HEWEL