Nổi Mẩn Ngứa Có Mủ Là Bệnh Gì Và Cách Điều Trị? - Thuốc Dân Tộc

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đặt lịch

Nổi mẩn ngứa có mủ là biểu hiện của nhiều bệnh lý nghiêm trọng cần được chăm sóc và điều trị kịp thời. Để điều trị, người bệnh cần phải xác định chính xác nguyên nhân, mức độ tổn thương và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.

Nổi mẩn ngứa có mủ là bệnh gì và cách điều trị?
Tìm hiểu nổi mẩn ngứa có mủ là bệnh gì? Phương pháp điều trị hiệu quả

Nổi mẩn ngứa có mủ là bệnh gì?

Nổi mẩn kèm theo cảm giác ngứa ngáy trên da là biểu hiện thường gặp. Tuy nhiên nếu tình trạng này xuất hiện đồng thời với dịch mủ thì người bệnh cần đặc biệt thận trọng. Bởi đây có thể là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng và cần được áp dụng phương pháp điều trị kịp thời.

Nổi mẩn ngứa có mủ có thể là triệu chứng báo hiệu bạn đang mắc một hoặc nhiều bệnh lý nghiêm trọng sau:

Bệnh zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh được xác định là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng nổi mẩn ngứa có mủ xuất hiện trên da. Đây là một bệnh lý thể hiện cho tình trạng nhiễm trùng da. Bệnh hình thành và phát triển do sự tác động của virus varicella-zoster.

Bệnh zona thần kinh hình thành với những biểu hiện đặc trưng sau:

  • Phát ban có màu đỏ hồng ở một hoặc nhiều vị trí trên cơ thể
  • Nổi mẩn ngứa kèm theo bọng nước, bên trong có chứa dịch mủ
  • Vùng da bệnh có biểu hiện đau rát và ngứa ngáy nghiêm trọng.

Bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên vùng mặt, lưng và cổ là những vị trí mà bệnh dễ tập trung nhất. Nếu không sớm điều trị, triệu chứng của bệnh zona thần kinh có thể nhanh chóng phát triển theo chiều hướng xấu và lan rộng trên nhiều vùng da khỏe mạnh của cơ thể.

Để điều trị bác sĩ chuyên khoa có thể kê cho bạn một đơn thuốc có chứa các loại thuốc kháng virus. Cụ thể như:

  • Acyclovir
  • Valacyclovir
  • Famciclovir.

Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ phát triển của bệnh lý, mức độ nghiêm trọng và kích thước vùng da bị tổn thương, bác sĩ chuyên khoa có thể xem xét việc cho bạn sử dụng thuốc tiêm hoặc thuốc điều trị tại chỗ.

Bệnh zona thần kinh
Bệnh zona thần kinh được xác định là nguyên nhân phổ biến khiến tình trạng nổi mẩn ngứa có mủ xuất hiện trên da

Xem thêm: Nổi mẩn ngứa ở nách: Nguyên nhân hình thành và cách điều trị

Bệnh chàm bội nhiễm

Bệnh chàm bội nhiễm là một dạng của bệnh chàm nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn. Bệnh khởi phát do sự tác động của vi khuẩn hoặc virus. Cụ thể như tụ cầu khuẩn, herpes simplex…

Khi xuất hiện, bệnh chàm bội nhiễm gây ra nhiều tổn thương trên da với mức độ nặng nề, có thể dẫn đến hoại tử, nhiễm trùng da… Nổi mẩn ngứa kèm theo triệu chứng điển hình là rỉ dịch, mưng mủ.

Quá trình điều trị chàm bội nhiễm thường kéo dài hơn so với các bệnh viêm da khác. Thông thường, thời gian điều trị sẽ dao động trong khoảng 2 – 6 tuần tùy theo mức độ tổn thương, mức độ nghiêm trọng của bùng da đang bị bội nhiễm.

Viêm da mủ

Viêm da mủ là bệnh lý xảy ra phổ biến khiến vùng da bệnh nổi mẩn ngứa có mủ. Bệnh lý này khởi phát và nhanh chóng phát triển khi tạp khuẩn trên da tăng sinh. Từ đó làm tăng lượng độc tố và khiến da bị tổn thương.

Nếu không sớm khắc phục, quá trình chữa bệnh sau này sẽ gặp nhiều khó khăn và thường xuyên tái phát.

Mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục còn có tên gọi khác là Herpes sinh dục. Bệnh lý này thể hiện cho tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra ở bộ phận sinh dục. Bệnh hình thành và tiến triển do sự tác động của virus Herpes Simplex.

Nổi mẩn ngứa có mủ hoặc các vết loét có thể xảy ra quanh hậu môn, bộ phận sinh dục hoặc môi khi bị nhiễm virus Herpes Simplex.

Kết quả thống kê cho thấy, mụn rộp sinh dục xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ. Nếu không sớm phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh sẽ lây lan sang nhiều vùng da khác trên cơ thể và tái phát nhiều lần.

Mụn rộp sinh dục
Nổi mẩn ngứa có mủ hoặc các vết loét có thể xảy ra quanh hậu môn, bộ phận sinh dục hoặc môi khi bị nhiễm virus Herpes Simplex

Bệnh viêm da dạng herpes

Nổi mẩn ngứa có mủ có thể là triệu chứng cảnh báo bạn đang mắc bệnh viêm da dạng herpes. Bởi khi mắc bệnh, những đám bọng nước nhỏ bên trong chứa mủ sẽ xuất hiện.

Bệnh viêm da dạng herpes không xảy ra phổ biến. Tuy nhiên bệnh xuất hiện nhiều hơn ở những người có độ tuổi từ 20 – 60. Ngoài ra bệnh sẽ dễ dàng khởi phát hơn khi bạn có hệ miễn dịch bị suy giảm hoặc đang bị rối loạn hormone.

Bệnh thủy đậu

Bệnh lý này được xác định là một bệnh truyền nhiễm cấp tinh xảy ra do sự xâm nhập của virus Varicella. Bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Những nốt mụn nước sẽ mọc riêng lẻ hoặc mọc thành cụm phồng rộp. Những nốt mụn nước này có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể.

Thông thường mụn nước sẽ đi kèm với biểu hiện ngứa ngáy nghiêm trọng, bên trong có chứa dịch mủ khi bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó người bệnh có thể bị sốt cao, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, đau đầu.

Bệnh thủy đậu mang tính lây truyền, dễ thành dịch. Bệnh có thể lây lan thông qua đường hô hấp hoặc khi tiếp xúc với dịch tiết ra từ mụn nước. Khi gãi ngứa, cào khiến mụn nước vỡ, người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng, sẹo, mụn nước, lây lan sang vùng da lành.

Bệnh cần điều trị phù hợp, để tránh lan ra toàn thân và hình thành nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng bội nhiễm thứ phát, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm màng não… Nếu phụ nữ có thai mắc bệnh thủy đậu, thai nhi có thể gặp nguy hiểm và bị nhiễm bệnh từ người mẹ.

Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một trong những nguyên nhân phổ biến hình thành chứng nổi mẩn ngứa có mủ

Gợi ý thêm: Da bị mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt là do đâu?

Nổi mẩn ngứa có mủ được điều trị như thế nào?

Quá trình điều trị nổi mẩn ngứa có mủ cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương da và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa có thể hướng dẫn bạn áp dụng biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc điều trị y tế.

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Tình trạng nổi mẩn ngứa có mủ có thể được kiểm soát bằng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà. Cụ thể:

  • Biện pháp chườm lạnh: Để cải thiện tình trạng đau rát, ngứa ngáy, chống viêm và làm dịu những nốt mẩn đỏ có mủ, người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh ngay khi nhận thấy triệu chứng xuất hiện. Để thực hiện, bạn cần dùng một túi vải mỏng bên trong có chứa đá lạnh để áp lên vùng da tổn thương. Người bệnh có thể tiến hành chườm lạnh từ 2  -3 lần/ngày hoặc khi bạn cảm thấy cần thiết.
  • Thuốc kháng Histamine không kê đơn: Việc sử dụng thuốc kháng Histamine không kê đơn có thể giúp bạn cải thiện tốt tình trạng nổi mẩn ngứa ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Đồng thời phòng ngừa tình trạng viêm da, kích ứng da xuất hiện và ngăn không cho mụn nước phát triển theo chiều hướng xấu.
  • Kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ: Để dưỡng ẩm da, làm dịu cảm giác đau rát, ngứa ngáy khó chịu, người bệnh có thể bôi kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ lên vùng da bệnh sau khi vệ sinh sạch sẽ.

Trong trường hợp nổi mẩn ngứa có mủ không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc không được kiểm soát tốt bởi các phương pháp chăm sóc và điều trị tại nhà, người bệnh cần sử dụng thuốc hoặc áp dụng các phương pháp điều trị khác theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị y tế

Đối với những trường hợp nghiêm trọng, nguyên nhân phức tạp, các biện pháp chăm sóc và điều trị thông thường không thể kiểm soát tình trạng nổi mẩn ngứa có mủ, tổn thương da lan rộng… bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc hoặc áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu khác.

Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị nổi mẩn ngứa có mủ gồm:

  • Thuốc kháng sinh dạng viên uống hoặc kem bôi tại chỗ: Nổi mẩn ngứa có mủ thường xảy ra do các bệnh nhiễm trùng, khiến tổn thương trên da dễ dàng lan rộng sang nhiều vị trí khác của cơ thể. Vì thế để điều trị nhiễm trùng và phòng ngừa lây lan, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh dạng viên uống hoặc kem bôi tại chỗ.
  • Thuốc kháng sinh dạng tiêm tĩnh mạch: Đối với những trường hợp nhiễm chủng vi khuẩn kháng kháng sinh, thuốc kháng sinh dạng tiêm tĩnh mạch có thể được bác sĩ chuyên khoa cân nhắc và chỉ định điều trị. Tuy nhiên đây là một loại kháng sinh vô cùng mạnh, cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa và tiêm tại bệnh viện. Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, tiêm thuốc tại nhà để tránh gây nguy hiểm.
  • Kem bôi hoặc thuốc xịt chống nấm không kê đơn: Kem bôi hoặc thuốc xịt chống nấm không kê đơn có thể được chỉ định cho những bệnh nhân có nghi ngờ hoặc đang bị nhiễm nấm, nhiễm trùng.

Xem ngay: Da nổi mẩn ngứa có bọng nước do đâu? Cách khắc phục

Điều trị y tế
Đối với các trường hợp nghiêm trọng, nguyên nhân phức tạp, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc điều trị bệnh

Tình trạng nổi mẩn ngứa có mủ có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chính vì thế, ngay khi nhận thấy da xuất hiện những biểu hiện bất thường, người bệnh cần liên hệ, thăm khám và chẩn đoán bệnh lý cùng với bác sĩ chuyên khoa. Sau khi nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng được xác định, người bệnh cần áp dụng các phương pháp chữa bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

  • Da nổi mẩn ngứa theo giờ là biểu hiện bệnh gì? Có nguy hiểm không?
  • Bấm huyệt chữa mẩn ngứa thực hiện như thế nào?

Từ khóa » Nổi Mẩn Ngứa Có Mủ