Nổi Mẩn Ngứa Thành Mảng: 8 Dấu Hiệu Bệnh Lý Da Liễu - VIETSKIN
Nổi mẩn ngứa thành mảng: 8 dấu hiệu của bệnh lý về da liễu
Các nguyên nhân khiến da nổi mẩn ngứa thành mảng, bao gồm:
1. Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng là tình trạng da nổi mẩn ngứa thành mảng, phát ban,… khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Histamine là thành phần có trong mô da và mạch máu ở dạng không có hoạt tính. Tuy nhiên khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên, hệ miễn dịch sẽ có xu hướng kích hoạt và giải phóng histamine gây ra tình trạng đỏ, nổi mẩn ngứa, phát ban,…
Viêm da dị ứng là tình trạng da liễu thường gặp,kéo dài và tái phát nhiều lần, thường sẽ nổi mẩn ngứa. Bệnh lý này không gây nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng sẽ khiến da bị ngứa dữ dội.
2. Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là phản ứng của da khi tiếp xúc với tác nhân kích ứng như: một số thực vật, hóa chất, mỹ phẩm,…Viêm da tiếp xúc thường phát sinh ngay biểu hiện nổi mẩn ngứa thành từng mảng ở ngay vùng da tiếp xúc với chất kích ứng.
Không chỉ người mẩn ngứa thành mảng, da còn có thể nổi mụn nước trên da. Khi đó, bệnh nhân cần chủ động phòng tránh tình trạng tái phát để hạn chế nhiễm trùng và tổn thương da.
3. Bệnh chàm
Đặc trưng nhất của bệnh chàm là da nổi mẩn ngứa thành mảng, da khô, bong tróc và ngứa ngáy. So với hai bệnh lý trên, bệnh chàm có đặc tính dai dẳng, kéo dài và tái phát thường xuyên hơn. Chính vì vậy, người mắc bệnh chàm thường xuyên phải đối mặt với những cơn ngứa ngáy dữ dội.
Phạm vi ảnh hưởng của bệnh chàm chủ yếu tập trung ở da và ít khi gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu không có biện pháp điều trị, triệu chứng của bệnh có thể gây ngứa dữ dội, làm rối loạn giấc ngủ và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
4. Bệnh Rosacea (chứng đỏ mặt)
Rosacea là bệnh lý da liễu mãn tính xuất hiện trên khuôn mặt, tập trung chủ yếu ở hai bên má và mũi. Bệnh gây đỏ da, sưng tẩy, nổi mẩn và giãn các mạch máu nhỏ trên thượng bì da. Bệnh thường gặp nhất ở những phụ nữ trung niên với làn da sáng màu
Các triệu chứng của bệnh này rất dễ bị nhầm lẫn với mụn trứng cá hoặc viêm da dị ứng. Do đó khi nhận thấy triệu chứng bất thường trên da, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám lâm sàng và tư vấn điều trị. Nếu không được điều trị, triệu chứng của bệnh Rosacea có thể trở nên nghiêm trọng và gây ra phì đại mũi.
5. Phát ban do nhiệt
Da mẩn ngứa thành mảng còn là biểu hiện của bệnh phát ban do nhiệt, thường là do nhiệt độ cao. Nhiệt độ khiến tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, làm tích tụ bã nhờn và dầu thừa trong lỗ chân lông. Da bị tổn thương, xuất hiện nổi mẩn ngứa thành mảng, sẩn đỏ.
Phát ban do nhiệt có thể gây nhiễm trùng, áp xe nếu không được điều trị kịp thời theo phác đồ của bác sĩ
6. Bệnh vẩy nến
Vẩy nến là bệnh lành tính, dày sừng da do rối loạn hệ miễn dịch. Bệnh hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Vảy nến là các vảy da màu trắng bạc luôn bong ra liên tục. Phần da bong chóc sẽ có thể khiến người mẩn ngứa thành mảng. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở mọi vùng da trên cơ thể, nhiều nhất là ở da đầu. Thậm chí, có nhiều người bị vảy nến toàn thân rất nguy hiểm và khó chữa trị.
Người mắc bệnh chỉ có thể thực hện những biện pháp nhằm cải thiện triệu chứng và phòng ngừa các cơn bùng phát. Vẩy nến khiến da nổi mẩn đỏ thành mảng, da khô, dày sừng và có xu hướng bong tróc.
7. Viêm da thần kinh
Viêm da thần kinh là một dạng liken hóa mãn tính. Bệnh lý này chỉ gây triệu chứng khu trú tại một phạm vi cụ thể như đầu, cổ tay, phía trên đùi, gáy, hậu môn,… Biểu hiện lâm sàng của bệnh là những mảng da hơi gồ lên, liken hóa, có màu tím như hoa cà và có các khía ngang dọc,…Da nổi mẩn đỏ thành mảng gây bứt rứt khó chịu.
8. Bệnh Prurit
Prurit là bệnh da liễu đặc trưng bởi cơn ngứa dai dẳng. Đặc điểm của bệnh lý này là làn da nổi mẩn đỏ thành mảng và ngứa rát. Khác với những bệnh lý nói trên, Prurit là bệnh hiếm gặp hơn và chưa có biện pháp điều trị dứt điểm.
Khắc phục tình trạng da nổi mẩn ngứa thành mảng
Tình trạng này không nguy hiểm nhưng nếu bệnh nhân gãi nhiều sẽ dễ gây tổn thương. Bạn nên điều trị sớm để giảm tình trạng ngứa rát.
Sử dụng thuốc Tây để kiểm soát nổi mẩn đỏ ngứa thành mảng
Dùng thuốc là biện pháp điều trị chủ yếu các vấn đề da liễu gây ra triệu chứng da nổi mẩn. Tuy nhiên bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng đi kèm, xem xét tổn thương da và khả năng đáp ứng của cơ thể để chỉ định loại thuốc thích hợp.
Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện được bác sĩ kê đơn điều trị nổi mẩn ngứa thành mảng bao gồm:
- Thuốc bôi chứa corticoid (Betamethasone, Hydrocortisone, Mometasone,…): Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm mạnh, làm giảm ngứa và khó chịu tại vùng da tổn thương. Tuy nhiên, thuốc chỉ được sử dụng trong khoảng 10 ngày với hàm lượng không quá 1%. Thuốc có thể ức chế sản sinh collagen, dẫn đến tình trạng teo và bào mòn da nên hạn chế sử dụng.
- Thuốc gây tê tại chỗ (Benzocain, Pramoxine): Được sử dụng chủ yếu trong điều trị viêm da tiếp xúc. Loại thuốc này gây tê trên thượng bì da nhằm làm giảm ngứa ngáy.
- Thuốc kháng histamine tại chỗ (Benadryl cream): Thuốc điều trị dị ứng làm giảm triệu chứng sưng, nổi mẩn, ngứa và nóng rát da.
- Thuốc corticoid đường uống (Prednisone): Trong trường hợp nghiêm trọng, thuốc corticoid đường uống sẽ được chỉ định. Vì nhóm thuốc này hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn hoạt động của tuyến thượng thận nên dễ gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó corticoid đường uống chỉ được sử dụng trong điều trị ngắn hạn và được kiểm soát chặt chẽ bởi nhân viên y tế.
- Thuốc kháng histamine đường uống (Loratadine, Ceritizin, Clorphenamine,…): Nếu thuốc kháng histamine tại chỗ không đáp ứng, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng histamine đường uống để giảm nhanh các triệu chứng trên da.
2. Điều trị nổi mẩn ngứa thành mảng tại nhà
Một số biện pháp chăm sóc tại nhà khi gặp triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa thành mảng:
- Chườm lạnh: Giúp giảm nhanh triệu chứng viêm và ngứa rát trên vùng da tổn thương. Biện pháp này còn làm dịu, hạ nhiệt độ da và ức chế vi khuẩn gây bệnh. Bạn nên chườm lạnh 2 – 3 lần/ ngày để cải thiện triệu chứng và giảm tổn thương trên da.
- Nguyên liệu thiên nhiên: Dầu dừa, mật ong, nha đam,… là những nguyên liệu cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa thành mảng. Thực hiện đều đặn mỗi ngày có thể giảm ngứa, phục hồi da.
- Dưỡng ẩm da: Làn da được dưỡng ẩm đầy đủ sẽ có khả năng phòng ngừa với những tác nhân kích thích từ bên ngoài và bên trong cơ thể. Hơn nữa, việc dưỡng ẩm đầy đủ cho da còn giảm tổn thương và phục hồi những tế bào da hư hại. Một số loại kem dưỡng ẩm thích hợp với da nổi mẩn ngứa như Vaseline, Eucerine, Calamine lotion,…
- Hạn chế gãi: Tránh gãi để tình trạng da không trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, việc gãi thường xuyên còn có thể tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Sử dụng sản phẩm làm sạch nhẹ dịu: Nếu bạn nghi ngờ sữa tắm, xà phòng,… chính là nguyên nhân khiến da phát sinh triệu chứng mẩn ngứa, bạn cần thay thế bằng những sản phẩm dịu nhẹ hơn.
- Giảm căng thẳng: Bạn cần giảm căng thẳng bằng cách dành thời gian nghỉ ngơi, bơi lội, tập yoga,…hằng ngày.
Bạn có thể quan tâm đến những chủ đề:
- Nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân cảnh báo nhiều bệnh lý về da
- Ngứa khắp người càng gãi càng ngứa tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm
Từ khóa » Da Bị Sần Từng Mảng
-
Keratosis Pilaris: Bệnh Sần Sùi Như Da Gà - Vinmec
-
Các Bệnh Lý Thường Gặp Gây Nốt Sần Trên Da - Vinmec
-
Da Mặt Sần Ngứa Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì Và Cách Chăm Sóc
-
Da Bị Mẩn Ngứa Thành Từng Mảng Và Các Bệnh Có Thể Liên Quan
-
Bạn đang Bị Nổi Mẩn Ngứa Trên Da, Nguyên Nhân Chính Là đây
-
Da Nổi Mẩn Ngứa Thành Mảng Có Nguy Hiểm Không? - Thuốc Dân Tộc
-
Hiện Tượng Da Bị Nổi Sần Và Ngứa
-
Da Nổi Sần Không Ngứa: Dấu Hiệu Của 8 Bệnh Lý Da Liễu - VIETSKIN
-
Da Bị Nổi Sần Và Ngứa Là Bệnh Gì? Làm Sao Khỏi? - VCEP
-
Da Có Mảng Sần Sùi, Bệnh Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
15 Thủ Phạm Khiến Da Nổi Mẩn Ngứa Và Cách điều Trị Hiệu Quả!
-
Nổi Mề Đay Mẩn Ngứa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa ...
-
Dày Sừng Nang Lông, Căn Bệnh Khiến Da Nổi Da Gà Sần Sùi
-
Da Mặt Bị Ngứa Và Sần Sùi Phải Làm Sao? [Chia Sẻ Của Chuyên ...