Nổi Mề Đay Khi Mang Thai: Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Đặt lịch

Nổi mề đay khi mang thai là chứng bệnh mẹ bầu thường xuyên gặp phải. Bệnh gây ra những cơn ngứa dữ dội khiến mẹ bầu căng thẳng, mệt mỏi. Không chỉ vậy, nổi mề đay kéo dài và không được chữa trị đúng cách có thể gây ra biến chứng quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Hãy theo dõi nội dung bài viết sau để có được giải pháp loại bỏ mề đay hoàn chỉnh và an toàn nhất.

mề đay khi mang thai
Nhiều bà bầu bị nổi mề đay khi mang thai nhưng không biết phải làm thế nào.

Nổi mề đay khi mang thai là gì?

Trong thời kì mang thai, người phụ nữ có thể bị nổi mề đay ở bất kì thời điểm nào của thai kì, ngay cả khi họ chưa hề bị nổi mề đay lần nào trong đời.

Mề đay, hiểu đơn giản là một cách phản ứng của da trước những nhân tố gây dị ứng, với sự can thiệp của chất trong gian là Histamine. Biểu hiện của mề đay là những vùng da lớn bị sưng đỏ lên (tương tự như đốt mũi cắn những kích thước lớn hơn nhiều), ngứa ngáy rất khó chịu.

Mẹ bầu bị nổi mề đay có nguy hiểm không?

Nổi mề đay kéo dài dai dẳng mà không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể chuyển sang thể mãn và khiến mẹ bầu phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

Biến chứng nguy hiểm nổi mề đay khi mang bầu
Biến chứng nguy hiểm nổi mề đay khi mang bầu
  • Đối với mẹ bầu: Nổi mề đay khi mang thai tháng đầu nếu không phát hiện và chữa trị đúng cách mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, khó chịu, mất ăn mất ngủ dẫn tới suy nhược cơ thể. Điều này làm ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng, không phát triển bình thường. Hoặc thậm chí trường hợp biến chứng nặng có thể bị xảy thai. Chị em bị mề đay khi mang thai tháng cuối có thể dẫn tới tình trạng sinh non rất nguy hiểm.
  • Đối với thai nhi: Bé có thể bị chậm phát triển, hoặc gặp một số dị tật sau sinh như thiếu ngón, hở hàm ếch, mắc một số bệnh về mắt,…

Nổi mề đay là bệnh ngoài da không có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Tuy nhiên những mảng sẩn phù, mẩn đỏ có thể lan rộng ra khắp cơ thể của người bị bệnh. 

Đồng thời, nếu các mảng mề đay kéo dài đến bộ phận sinh dục, gây đau rát và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Thông thường, các biến chứng do mề đay không ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng khiến sức khỏe của mẹ bị giảm sút đáng kể, cụ thể bao gồm:

  • Thường xuyên cảm thấy cổ họng bị nghẹn, có cảm giác khó nuốt.
  • Hơi thở khò khè, đôi lúc hết sức khó thở (biến chứng này rất nguy hiểm, vì có thể dẫn đến sự thiếu oxy lên não).
  • Trong trường hợp sức khỏe thai phụ vốn không tốt thì có thể ngất xỉu
  • Sưng mặt, sưng lưỡi.

Do đó, chị em bị mề đay khi mang bầu TUYỆT ĐỐI KHÔNG chủ quan. Khi thấy bất kỳ dấu hiệu nào cần nhanh chóng tới thăm khám bác sĩ để được xác định nguyên nhân cụ thể, đưa ra hướng điều trị kịp thời. 

Xem thêm: Những biến chứng của bệnh mề đay nên cảnh giác

Nguyên nhân gây nổi mề đay khi mang thai

Mề đay nổi trong thời kì mang thai không mang nhiều khác biệt so với khi chúng xuất hiện ở các thời điểm khác. Nói như vậy có nghĩa là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này vẫn chưa được xác định rõ ràng. Song, bạn có thể tham khảo các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ngay sau đây:

  • Côn trùng cắn: Một số loài côn trùng có chứa nọc độc, nó sẽ khiến cho hàng rào bảo vệ da phải tập trung để loại bỏ. Đây cũng chính là một nguyên nhân khiến cho làn da nhạy cảm của các mẹ bầu bị nổi mề đay.
  • Dị ứng thực phẩm: Có thể bạn chưa biết, ngay khi bước vào những tuần đầu tiên của thai kì thì sở thích ăn uống cũng như danh sách các thực phẩm gây dị ứng của thai phụ sẽ thay đổi một cách đáng kể. Lúc này, một số món ăn có thể khiến cho cơ thể bị dị ứng, dẫn đến sự gia tăng Histamine gây ngứa da.
  • Tiếp xúc với những vật gây dị ứng: Côn trùng, lông thú, phấn hoa, hóa chất v.v…là các vật dễ gây dị ứng nhất. Nếu vẫn chưa xác định được mình có dị ứng với chúng không, mẹ bầu cũng nên tránh tiếp xúc.
Có rất nhiều nguyên nhân bị mề đay khi mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân bị mề đay khi mang thai
  • Tác dụng của thuốc: Sự thay đổi đột ngột về thể chất có thể khiến cho người phụ nữ mang thai có khả năng bị dị ứng với một số tên thuốc. Ngay khi nhận biết được điều này, hãy ngưng toàn bộ thuốc (kê đơn hay không kê đơn) và hỏi ý kiến bác sĩ về mức độ an toàn của từng loại thuốc đối với thai phụ.
  • Tăng cân: Hầu hết phụ nữ khi mang thai đều sẽ tăng từ 5-10 cân, đây là một con số không hề nhỏ. Điều này đã dẫn đến việc da của các mẹ bị “căng” ra và thiếu độ ẩm. Da khô là một trong những nhân tố gây nổi mề đay.
  • Hormone thay đổi: Thời kì mang thai, người phụ nữ có sự thay đổi hormone một cách đáng kinh ngạc. Đôi khi, cơ thể có phản ứng mạnh với các hormone đã bị thay đổi và giải phóng các kháng thể để chống lại chúng. Điều này sẽ dẫn sự ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da.
  • Khả năng miễn dịch giảm: Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch bị sụt giảm một cách đáng kể, và nếu như không nhận được sự cải thiện kịp thời thì sẽ rất dễ bị dị ứng, nhiễm trùng dẫn đến nổi mề đay.
  • Tâm lí bất ổn: Nhiều bác sĩ cho rằng tâm trạng của người mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi, chính vì vậy mà sự lo âu kéo dài sẽ khiến cho cơ thể của mẹ yếu đi và tạo điều kiện cho các yếu tố gây hại tấn công.

Bên cạnh đó, mề đay còn có thể xuất hiện trên da của phụ nữ đang mang thai bởi các yếu tố chủ quan khác.

Thông tin thêm: Nguyên nhân nổi mề đay quanh mắt và cách điều trị

Triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa khi mang thai

Dưới đây là các triệu chứng phổ biến nhất, giúp các mẹ có thể nhận biết về tình trạng hiện tại của mình có phải là bị nổi mề đay hay không:

Mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy kèm đau rát
Mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy kèm đau rát
  • Trên da xuất hiện các đốm, mảng nhô cao hơn bề mặt, có màu hồng đỏ và khi ấn vào thì cảm giác như vết muỗi cắn.
  • Cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu, đặc trưng của mề đay là càng gãi thì càng thấy ngứa và mảng da nổi gồ lên càng lan rộng hơn.
  • Vị trí thường xuất hiện mề đay là ở ngực, đùi, mông và vùng bụng. Tất cả là những nơi tích tụ mỡ và mô mềm nên dễ nổi mề đay nhất trên cơ thể.
  • Tại khu vực mông, quanh bụng và đùi sẽ có thể xuất hiện tình trạng khô da nặng.
  • Các đốm mề đay có thể xuất hiện một cách rải rác trên cơ thể của thai phụ.

Cách điều trị nổi mề đay khi mang thai

Điều trị mề đay trong thời kì mang thai cần hết sức thận trọng, bất kỳ sự sai sót nào đều phải trả giá rất đắt đối với cả mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu TUYỆT ĐỐI KHÔNG tự ý mua thuốc về uống để không phải đối mặt với những tác dụng phụ khôn lường.

1. Điều trị theo Tây y

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mẹ bầu cần hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc Tây bởi thuốc có thể gây ra tình trạng nóng trong, chóng mặt, ảnh hưởng tới thai nhi. Trong một số trường hợp đặc biệt, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc có dược tính thấp, lành tính và không thẩm thấu vào máu như:

  • Thuốc kháng histamin loại dành cho phụ nữ có thai: Chlorpheniramine, Loratadine, Cetirizine…
  • Steroid: Chỉ khi trường hợp mề đay trở nặng gây ra một số biến chứng như nghẹt thở, sốc phản vệ bác sĩ mới chỉ định mẹ bầu dùng thuốc này. 

Chị em sử dụng thuốc Tây điều trị mề đay cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra trong suốt quá trình sử dụng, cần theo dõi chặt chẽ mọi phản ứng của cơ thể. Khi có bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần tới ngay cơ sở Y tế để thăm khám.

2. Sử dụng bài thuốc trị nổi mề đay trong dân gian

Mẹ bầu có thể tận dụng một số nguyên liệu sẵn có tại nhà để cải thiện tình trạng nổi mề đay khi mang thai như:

  • Sử dụng lá khế: Chuẩn bị một nắm lá khế tươi rồi đi rửa sạch. Sau đó thêm 2 lít nước vào nồi rồi đun sôi khoảng 15 phút. Để nước nguội sau đó ngâm rửa vùng da bị sẩn phù. 
  • Dùng lá kinh giới: Lá kinh giới rửa sạch, để ráo nước rồi bỏ lên sao nóng. Thêm một chút muối tinh sao đều cho tới khi lá chuyển màu vàng. Bỏ hỗn hợp vào khăn xô sạch rồi chườm đều tay lên vùng da bi mề. 
  • Dùng lá tía tô: Rửa sạch 100g lá tía tô, cắt nhỏ rồi cho vào xay nhuyễn. Cho tía tô vào nồi rồi thêm nửa lít nước. Đun sôi hỗn hợp khoảng 7 phút thì tắt bếp. Lọc nước cốt uống mỗi ngày. 
  • Sử dụng gừng: Gừng tươi nạo vỏ rồi cắt thành lát mỏng. Đắp lên vùng da bị mề đay khoảng 30 phút để giảm cơn ngứa. 

Bỏ túi: Mẹo chữa mề đay bằng giấm theo kinh nghiệm dân gian

Các mẹo chữa mề đay tại nhà
Các mẹo chữa mề đay tại nhà

Song song với việc làm theo chỉ định của bác sĩ, thai phụ có thể thực hiện một số biện pháp khắc phục bệnh tại nhà bao gồm:

  • Dưỡng ẩm da: Chắc chắn biện pháp này luôn đứng đầu bởi một làn da đủ độ ẩm có thể đẩy lùi các vấn đề không mong muốn. Bạn có thể dùng kem dưỡng ẩm (dành cho da nhạy cảm) và thoa kem vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Lựa chọn xà phòng: Tất cả các tác nhân gây khô da sẽ khiến cho các triệu chứng của mề đay thêm nghiêm trọng, chính vì vậy mà mẹ bầu cần thận trọng trong việc chọn xà phòng. Không nên tắm bằng xà phòng vì hầu hết chúng đều có tính kiềm khá cao, tuy sát khuẩn tốt nhưng sẽ khiến cho da bị khô. Thay vào đó, các mẹ có thể chọn các sản phẩm tắm gội giàu độ ẩm dành cho bà mẹ và em bé.
  • Giảm ngứa cho da: Nếu cảm giác ngứa ngáy khiến cho bạn cảm thấy quá khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ thì bạn có thể thử dùng bột yến mạch và baking soda để giảm ngứa. Song song với đó là bôi thuốc mỡ để làm giảm các mảng mề đay trên da.
Điều trị nổi mề đa cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ
Điều trị nổi mề đay khi mang thai cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ

Lưu ý: Cho dù điều trị bằng cách nào, thai phụ cũng cần có sự cho phép và giám sát của bác sĩ. Các biện pháp trên tuy chưa thể loại bỏ hoàn toàn các triệu chứng của mề đay nhưng sẽ giúp cho bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Biện pháp phòng ngừa mề đay khi mang thai

Phòng ngừa là cách tốt nhất để các mẹ không phải trải qua cảm giác ngứa ngáy do mề đay gây ra. Để có thể làm được điều đó, các mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

  • Tránh mặc quần áo bó sát vì sẽ khiến cho da dễ bị kích ứng, dính mồ hôi và không được sạch sẽ. Thay vào đó, bạn hãy chọn những bộ quần áo có chất liệu cotton, mềm mại, thoáng mát, rộng rãi để da luôn được sạch sẽ và thông thoáng.
  • Tạm thời hãy ngưng trang điểm cũng như sử dụng mỹ phẩm (trừ kem dưỡng ẩm) để ngăn sự dị ứng hóa chất có thể xảy ra trong thai kì.
  • Không nên ngâm mình trong bồn nước nóng, thói quen này không chỉ làm mất đi đáng kể độ ẩm của da mà còn không an toàn cho em bé. Các mẹ bầu chỉ nên tắm bằng nước hơi ấm trong 5 phút, sau đó thoa kem dưỡng ẩm là đủ.
  • Khi bị bệnh, cố gắng không dùng tay hoặc bất cứ dụng cụ gì để gãi, cho dù có ngứa như thế nào. Gãi sẽ khiến cho mề đay lan rộng và tạo nguy cơ viêm nhiễm.
  • Mề đay có thể sẽ làm cho bạn cảm thấy tâm trạng không được tốt, vì vậy hãy thử áp dụng các biện pháp thư giãn như nghe nhạc, đọc sách… Có thể thử thiền và tập yoga, sẽ mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho bạn như việc phòng ngừa nổi mề đay khi mang thai.

Như vậy, bị nổi mề đay khi mang thai có thể được khắc phục và phòng ngừa nếu có được phương pháp phù hợp. Chị em nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ điều trị mề đay hiệu quả, an toàn với cả mẹ và bé.

Có thể bạn quan tâm

  • Mề đay sắc tố: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
  • 3 món ăn bài thuốc cho người bị bệnh mề đay nhanh khỏi

Từ khóa » Có Bầu Có Nổi Mề đay Không