Nổi Mụn Nước Trong Khoang Miệng Là Bệnh Gì? Cách Trị Mụn Nước ở ...
Có thể bạn quan tâm
Nổi mụn nước trong khoang miệng gây khó chịu và đau rát cho người bị mắc phải. Vi khuẩn, virus, các vấn đề miệng và hệ miễn dịch yếu có thể là nguyên nhân gây mụn nước. Triệu chứng bao gồm vết phồng rộp, đau và khó chịu. Để điều trị, chúng ta cần chăm sóc miệng hàng ngày, điều trị dựa trên nguyên nhân và nhờ sự hỗ trợ từ bác sĩ.
Nổi mụn nước trong khoang miệng là tình trạng không hiếm gặp. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm nhưng thường bị bỏ qua. Hãy cùng Nha khoa Paris tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị trong bài viết sau.
- 1. Nổi mụn nước trong miệng là gì?
- 2. Bị nổi mụn nước ở miệng là do đâu?
- 2.1. Do nhiệt miệng nặng
- 2.2. Do mụn rộp sinh dục
- 2.3. Do bệnh bạch sản niêm mạc
- 2.4. Do bệnh sởi
- 2.5. Do bệnh thủy đậu
- 2.6. Do bệnh tay chân miệng
- 2.7. Do bệnh ung thư
- 2.8. Thiếu hụt dinh dưỡng: thiếu vitamin B12, axit folic, sắt
- 2.9. Phản ứng dị ứng: dị ứng thực phẩm, thuốc
- 2.10. Tổn thương vật lý: cắn nhầm vào má, thức ăn nóng làm nổi mụn trong miệng
- 3. Triệu chứng khi bị mọc mụn nước trong khoang miệng
- 4. Nổi mụn trắng trong miệng không đau có sao không?
- 5. Khi nào cần đi khám bác sĩ?
- 6. Cách chữa mụn nước trong miệng tại nhà
- 6.1. Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước trong miệng điều trị như thế nào?
- 6.2. Trẻ mọc mụn nước ở miệng chữa bằng cách nào?
- 6.3. Cách chữa nổi mụn nước trong miệng cho người lớn
- 7. Chữa mụn nước trong miệng như thế nào đúng cách?
- 8. Điều trị bọng nước ở trong miệng bằng cách nào tại nha khoa?
- 9. Phòng ngừa nổi mụn nước trong khoang miệng
- 10. Một số câu hỏi thường gặp khi bị nổi mụn nước trong khoang miệng
- 10.1. Nổi mụn nước trong khoang miệng có nguy hiểm không?
- 10.2. Mụn nước trong khoang miệng có tự khỏi không?
- 10.3. Mụn nước trong khoang miệng có lây không?
- 10.4. Có cần đi khám bác sĩ khi bị nổi mụn nước trong khoang miệng không?
- 10.5. Mụn nước trong khoang miệng và nhiệt miệng khác nhau như thế nào?
- 10.6. Điều trị mụn nước trong khoang miệng tại nhà và tại bệnh viện có gì khác biệt?
1. Nổi mụn nước trong miệng là gì?
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, nổi mụn nước trong miệng là những nốt thương tổn nhỏ, sưng phồng giống như mọc mụn. Trong nốt mụn thường thấy hình ảnh nước hoặc có dịch trong suốt. Mụn nước có thể mọc ở nhiều vị trí trong miệng như sàn miệng, lưỡi hay môi. Nguyên nhân thông thường là do vi khuẩn, virus hay một số vấn đề ở miệng, suy giảm miễn dịch (1).
Mụn nước xuất hiện có thể kèm theo một số triệu chứng như đau họng, đau rát miệng, sốt, viêm họng, nổi hạch hàm, hôi miệng,…
2. Bị nổi mụn nước ở miệng là do đâu?
Bị nổi mụn nước trong khoang miệng được là xem là dấu hiệu cảnh báo của bệnh nhiệt miệng, sởi, bạch sản niêm mạc, thủy đậu,… và nguy hiểm nhất là ung thư (2).
2.1. Do nhiệt miệng nặng
Nhiệt miệng là dạng viêm nhiễm gây ra vết lở nhỏ ở niêm mạc miệng. Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng có thể do nhiễm virus, vi khuẩn, do bệnh lý về răng, thiếu vitamin B, căng thẳng, ăn đồ nóng,…
Trước khi hình thành các vết loét, phía trong môi hoặc khoang miệng sẽ xuất hiện mụn nước có kích thước khác nhau. Khi mụn nước vỡ ra gây loét, miệng sẽ đau rát, khó chịu. Vết loét sẽ tự lành sau khoảng 10 – 15 ngày nhưng thường có nguy cơ tái phát liên tục.
2.2. Do mụn rộp sinh dục
Đây là bệnh lý lây qua đường quan hệ tình dục và do virus Herpes. Bệnh xảy ra khi quan hệ tình dục bằng miệng, hôn người đang bị bệnh hoặc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân. Thông thường mụn rộp sinh dục trong miệng sẽ có màu hồng và theo thời gian có xu hướng lan rộng khi nặng hơn.
2.3. Do bệnh bạch sản niêm mạc
Bạch sản niêm mạc xảy ra do các mô tế bào ở trong khoang miệng tăng sinh quá mức. Mô sẽ hình thành mụn nước màu trắng, lây lan nhanh chóng và trở thành vết viêm loét. Bệnh lý không gây ra các ảnh hưởng quá nghiêm trọng, nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến những hệ lụy phức tạp.
2.4. Do bệnh sởi
Những nốt mụn nước trong miệng do bệnh sởi gây ra thường được gọi là Koplik. Bệnh còn đi kèm với các triệu chứng khác như ho khan, sốt, chảy nước mũi,…
2.5. Do bệnh thủy đậu
Người bị mắc thủy đậu có thể xuất hiện một vài nốt mụn nước ngay ở trong khoang miệng. Từ đó, khiến người bệnh gặp không ít khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt và nhất là mỗi lần ăn uống.
2.6. Do bệnh tay chân miệng
Khi bị bệnh tay chân miệng, các nốt mụn nước thường sẽ xuất hiện ở niêm mạc miệng như mặt bên lưỡi, nướu, má trong với kích thước khá nhỏ. Bệnh chủ yếu là do nhóm virus đường ruột Enterovirus và Coxsackievirus gây ra.
2.7. Do bệnh ung thư
Đây là nguyên nhân gây mụn nước trong miệng nguy hiểm nhất. Người bệnh sẽ có biểu hiện như nổi mụn nước màu trắng ở niêm mạc miệng, nướu, nếu mụn vỡ sẽ không thể phục hồi, nổi khối cứng bên dưới niêm mạc với kích cỡ càng lớn, khó phát âm, đau họng, hạch cổ nổi nhiều,… (3)
2.8. Thiếu hụt dinh dưỡng: thiếu vitamin B12, axit folic, sắt
Thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết như vitamin B12, axit folic và sắt có thể dẫn đến sự xuất hiện của mụn nước ở miệng. Vitamin B12 và axit folic rất quan trọng cho việc sản xuất hồng cầu và duy trì sức khỏe của niêm mạc miệng. Thiếu sắt cũng có thể làm giảm khả năng vận chuyển oxy trong cơ thể. Khi cơ thể không nhận đủ các dưỡng chất, niêm mạc miệng yếu và dễ bị tổn thương, dẫn đến hình thành mụn nước.
2.9. Phản ứng dị ứng: dị ứng thực phẩm, thuốc
Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng như thực phẩm, thuốc,, hệ miễn dịch sẽ phản ứng quá mức, dẫn đến các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, ngứa, sưng và xuất hiện mụn nước trong miệng.
2.10. Tổn thương vật lý: cắn nhầm vào má, thức ăn nóng làm nổi mụn trong miệng
Các chấn thương, va đập mạnh từ bên ngoài, bỏng miệng do thức ăn nóng có thể khiến cho răng miệng bị tổn thương. Từ đó sẽ dễ gặp tình trạng sưng tấy, xuất hiện mụn nước trong khoang miệng.
3. Triệu chứng khi bị mọc mụn nước trong khoang miệng
Một số triệu chứng phổ biến khi bị mọc mụn nước trong khoang miệng:
– Xuất hiện các mụn nước nhỏ, li ti trong khoang miệng, thường có màu trắng hoặc trong suốt
– Mụn nước có thể gây đau rát, ngứa ngáy hoặc khó chịu
– Một số trường hợp có thể kèm theo các triệu chứng khác như sốt, nhức đầu, mệt mỏi
– Cảm giác đau, rát, ngứa, hoặc cảm giác khó chịu
4. Nổi mụn trắng trong miệng không đau có sao không?
Tuy nổi mụn nước trắng trong miệng không đau nhưng nếu phát hiện chậm và điều trị kịp thời có thể lây lan rất nhanh dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cho bệnh nhiệt miệng cũng như sùi mào gà ở giai đoạn đầu. Nhiệt miệng có thể tự khỏi và không gây nguy hiểm, nhưng bệnh sùi mào sẽ chuyển biến rất phức tạp.
Các nốt mụn do sùi mào gà không gây đau, không ngứa, lúc ấn vào thì bị chảy mủ, hình thù giống như hoa mào gà. Mụn nước có thể vỡ ra và để lại vết loét hoặc sẹo. Bệnh sùi mào gà có thể biến chứng thành ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo hoặc ung thư miệng.
Do đó hãy tới gặp bác sĩ ngay nếu cảm thấy mụn trong khoang miệng có những biểu hiện bất thường.
5. Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Khi thấy có các biểu hiện sau, người bệnh cần tới gặp bác sĩ ngay:
– Triệu chứng nghiêm trọng: mụn nước không biến mất sau vài ngày, có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc lan rộng
– Kèm theo các triệu chứng khác: sốt, khó nuốt, mất nước
– Tiền sử bệnh lý: người có tiền sử bệnh lý về miễn dịch hoặc các bệnh mãn tính khác
6. Cách chữa mụn nước trong miệng tại nhà
Khi bị mụn nước trong khoang miệng, người bệnh có thể tham khảo một số cách điều trị tại nhà dưới đây.
6.1. Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước trong miệng điều trị như thế nào?
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước trong miệng nếu lan ra toàn thân là những bệnh lý nguy hiểm, tuyệt đối không tùy tiện điều trị tại nhà mà cần đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời (4).
Với tình trạng bị mọc mụn nước trong miệng thông thường ở trẻ sơ sinh thì không quá đáng ngại. Cha mẹ có thể tự điều trị mụn nước ở miệng tại nhà bằng những cách sau:
– Dùng nước muối sinh lý: sử dụng gạc tiệt trùng nhúng vào nước muối sinh lý, rồi lau toàn bộ miệng của bé nhẹ nhàng. Nhờ vậy sẽ giúp ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lan rộng và vi khuẩn gây hại tăng sinh
– Thay đổi chế độ ăn uống: bổ sung các loại thực phẩm có tính mát, giàu vitamin A, vitamin C như rau ngót, nước cam, cà chua, bông cải,…
– Để trẻ uống nhiều nước: đảm bảo các bé uống đủ lượng nước cần thiết. Trẻ nặng 10 kilogram sẽ cần một lít nước/ngày, bao gồm cả sữa. Còn với những trẻ nặng hơn 10 kilogram thì mỗi kilogram thêm 50 mililit nước
– Thường xuyên lau người bằng nước mát: mẹ hãy thường xuyên lau người bằng nước mát cho bé. Lưu ý là không lau quá lâu, bé dễ bị cảm lạnh
6.2. Trẻ mọc mụn nước ở miệng chữa bằng cách nào?
Trẻ em từ 4 tuổi trở lên, nếu bị mọc mụn nước ở trong miệng thì có thể sử dụng những nguyên liệu tự nhiên lành tính để điều trị.
Cách 1 – Sử dụng gel nha đam:
Nha đam có tính chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Chúng còn có thể giúp giảm đau và giảm tình trạng sưng tấy. Ngoài ra, nha đam cũng có thể giúp giảm sự lan rộng hoặc loại bỏ một số bọng nước ở miệng do vi khuẩn hoặc các mầm bệnh khác.
Cách thực hiện:
– Lấy một lượng gel nha đam đủ dùng
– Thoa trực tiếp gel nha đam lên mụn nước trong miệng và giữ nguyên trong khoảng 1 tiếng
– Sau 1 tiếng, dùng một tấm vải sạch nhúng với nước ấm rồi lau đi
– Thực hiện 2 lần/ngày để mụn nước tiêu đi nhanh chóng
Cách 2 – Sử dụng mật ong:
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm cực kỳ tốt. Chúng có tác dụng giảm sự đau đớn và khó chịu do vi khuẩn gây ra.
Cách thực hiện:
– Dùng tăm bông để lấy mật ong nguyên chất và bôi vào vị trí mụn nước trong miệng
– Giữ nguyên mật ong trong miệng từ 1 – 2 giờ, vì thời gian dài hơn có thể giúp phát huy tối đa hiệu quả. Mặt khác, mật ong cũng không gây hại đến sức khỏe của bé
– Rửa mật ong đi và áp dụng thường xuyên hơn để thấy hiệu quả rõ rệt
6.3. Cách chữa nổi mụn nước trong miệng cho người lớn
Với thể trạng của người trưởng thành sẽ có rất nhiều cách chữa mụn nước mọc trong khoang miệng khác nhau.
Cách 1 – Sử dụng thuốc đường uống và đường bôi:
Người bệnh có thể khám trực tiếp tại cơ sở y tế để được kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng. Có thể kết hợp thêm một số loại thuốc bôi để giảm đau và kháng khuẩn tại chỗ như: Oracortia, Kamistad, Orrepaste,…
Cách 2 – Dùng nguyên liệu tự nhiên:
Một số loại nguyên liệu tự nhiên có công dụng kháng khuẩn và giảm đau hiệu quả như: giấm táo, Witch hazel (chiết xuất từ cây phỉ), tinh dầu thầu dầu, tinh dầu trà xanh,… mà người bệnh nên dùng khi mọc mụn trong miệng.
Cách áp dụng rất đơn giản, chỉ cần chọn một trong những nguyên liệu trên rồi thoa nhẹ nhàng lên vết mụn nước trong miệng, giữ khoảng 1 tiếng rồi rửa lại với nước sạch.
Cách 3 – Dùng nước ấm:
Nhiệt độ cao của nước ấm sẽ giúp dẫn lưu hoặc thu nhỏ mụn nước trong miệng. Trong trường hợp mụn nước chứa đầy chất lỏng, nước ấm có thể giúp chất lỏng thoát nhanh hơn vào hệ thống bạch huyết.
Hệ thống bạch huyết sẽ giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể và đóng vai trò chống nhiễm trùng.
Các bước thực hiện:
– Đun nước sạch cho đến khi ấm lên, không nên để sôi hẳn hoặc phải đợi đến khi nước bớt nóng thì mới thực hiện bước tiếp theo
– Kiểm tra mức độ nóng của nước trước khi chườm
– Làm ẩm một miếng vải sạch với nước ấm và chườm lên vùng mụn nước trong 20 đến 30 phút
– Lặp lại một vài lần mỗi ngày để đạt hiệu quả như mong muốn
7. Chữa mụn nước trong miệng như thế nào đúng cách?
Những cách điều trị tại nhà chỉ là tạm thời và chỉ nên thực hiện trong các tình trạng bệnh lý không nguy hiểm.
Hơn nữa, tình trạng mọc mụn nước trong miệng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh nghiêm trọng khác. Vì vậy, tự ý điều trị tại nhà có thể sẽ khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Do đó, giải pháp điều trị đúng cách vẫn là thăm khám trực tiếp với bác sĩ và áp dụng phương pháp phù hợp.
8. Điều trị bọng nước ở trong miệng bằng cách nào tại nha khoa?
Một số phương pháp điều trị mụn nước trong miệng tại nha khoa hiệu quả:
– Liệu pháp laser: sử dụng một chùm ánh sáng nhỏ, có hướng để loại bỏ mụn nước nhanh chóng. Năng lượng ánh sáng laser sẽ được kiểm soát chặt chẽ và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng
– Liệu pháp áp lạnh: loại bỏ mụn nước bằng cách đóng băng các mô của nó, khiến lưu lượng máu không di chuyển đến vùng ảnh hưởng và vi khuẩn không thể tăng sinh được nữa
– Tiêm corticosteroid: bác sĩ sẽ tiêm một lượng corticosteroid vừa đủ vào mụn nước để giảm viêm và tăng tốc độ chữa lành
– Cắt bỏ mụn nước: để ngăn ngừa tái phát hoặc để điều trị mụn nước đặc biệt nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ chúng. Đây là một thủ thuật đơn giản, nên người bệnh không cần quá lo lắng
9. Phòng ngừa nổi mụn nước trong khoang miệng
Để phòng ngừa nổi mụn nước trong miệng, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
– Giữ vệ sinh miệng bằng cách đánh răng 2 lần/ ngày, vào buổi sáng và buổi tối với kem đánh răng không chứa cồn. Nên đổi bàn chải đánh răng thường xuyên và không dùng chung bàn chải, ly nước hay vật dụng cá nhân khác với người bị mụn nước trong khoang miệng
– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung các loại nước ép trái cây
– Hạn chế đồ ăn cay, nóng và thực phẩm dễ gây nhiệt miệng
– Tránh cắn vào má khi ăn uống
– Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể như Vitamin C, vitamin B, vitamin B12, sắt, kẽm,…
– Giữ tinh thần lạc quan và thoải mái để giảm căng thẳng và cân bằng nội tiết tố. Có thể nghe nhạc, đọc sách, xem phim hoặc gặp gỡ bạn bè. Kết hợp tập thể thao thường xuyên, để giúp cơ thể khỏe mạnh
– Khám răng định kỳ 6 tháng/lần
10. Một số câu hỏi thường gặp khi bị nổi mụn nước trong khoang miệng
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi bị nổi mụn nước ở khoang miệng đã được Nha khoa Paris giải đáp.
10.1. Nổi mụn nước trong khoang miệng có nguy hiểm không?
Hầu hết trường hợp nổi mụn nước trong khoang miệng không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên theo dõi, khi cần thiết tới gặp bác sĩ nếu phát hiện những vấn đề bất thường như: sốt cao, sưng hạch bạch huyết, đau nhức cơ thể, khó thở,… Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc bệnh lý nghiêm trọng khác.
10.2. Mụn nước trong khoang miệng có tự khỏi không?
Mụn nước trong khoang miệng có thể tự khỏi được sau một thời gian ngắn nếu do nhiệt miệng gây ra. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài làm cơ thể cảm thấy khó chịu, đau đớn, khó nuốt,… ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thì cần tới gặp bác sĩ ngay.
10.3. Mụn nước trong khoang miệng có lây không?
Nổi mụn nước trong miệng gây ra bởi virus Enterovirus và Coxsackievirus, có khả năng lây lan nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Ngoài khoang miệng, bệnh còn gây nổi mụn nước ở lòng bàn tay và chân. Mụn không gây đau và khó chịu nhưng nếu vô tình làm vỡ sẽ có khả năng lây lan và gây lở loét.
10.4. Có cần đi khám bác sĩ khi bị nổi mụn nước trong khoang miệng không?
Nên đi khám bác sĩ khi mụn nước trong miệng có các dấu hiệu như nhiều mụn nước li ti, mụn nước ngày càng phát triển to hơn, gây đau nhức, xuất hiện mủ, bề mặt niêm mạc sần sùi,…
Bác sĩ sẽ kiểm tra và thăm khám ban đầu, sau đó sẽ đưa ra chẩn đoán lâm sàng để xác định nguyên nhân. Nếu nghi ngờ là các bệnh lý nguy hiểm, bác sĩ có thể chỉ định làm sinh thiết và các xét nghiệm chuyên sâu để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
10.5. Mụn nước trong khoang miệng và nhiệt miệng khác nhau như thế nào?
Dưới đây là bảng so sánh mụn nước trong khoang miệng và nhiệt miệng giúp bạn hình dung rõ hơn:
Mụn nước trong khoang miệng | Nhiệt miệng | |
Nguyên nhân | Nhiễm virus, dị ứng, tổn thương vật lý, nhiệt miệng nặng, mụn rộp sinh dục, bệnh bạch sản niêm mạc, bệnh sởi, bệnh thủy đậu, bệnh tay chân miệng, bệnh ung thư | Căng thẳng, thiếu hụt dinh dưỡng, phản ứng miễn dịch |
Triệu chứng | Mụn nước nhỏ chứa dịch, có thể gây đau nhẹ và loét khi vỡ, có thể đau hoặc không | Vết loét nhỏ, màu trắng hoặc vàng với viền đỏ, rất đau khi ăn, uống, nói chuyện |
Vị trí | Bất kỳ nơi nào trong khoang miệng | Thường xuất hiện ở bên trong má, lưỡi, nướu |
Thời gian lành thương | Có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị | Thường tự lành trong 1 – 2 tuần, có thể dùng thuốc giảm đau hoặc gel bôi tại chỗ |
10.6. Điều trị mụn nước trong khoang miệng tại nhà và tại bệnh viện có gì khác biệt?
Dưới đây là bảng so sánh giữa điều trị mụn nước trong khoang miệng tại nhà và tại bệnh viện:
Điều trị tại nhà | Điều trị tại bệnh viện | |
Phương pháp điều trị | – Các biện pháp tự nhiên và không kê đơn: nước muối, gel giảm đau miệng, thuốc bôi – Giữ vệ sinh miệng sạch sẽ, tránh thực phẩm gây kích ứng – Uống nhiều nước, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh | – Liệu pháp laser – Liệu pháp áp lạnh – Tiêm corticosteroid – Cắt bỏ mụn nước |
Hiệu quả điều trị | – Hiệu quả với trường hợp nhẹ – Giảm triệu chứng tạm thời, hỗ trợ quá trình tự lành của cơ th | – Hiệu quả cao đối với các trường hợp nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng nặng – Được kiểm soát và theo dõi bởi chuyên gia y tế |
Thời gian điều trị | Thời gian điều trị có thể kéo dài, tùy thuộc vào mức độ | Thời gian điều trị thường ngắn và hiệu quả nhanh |
Chi phí điều trị | Chi phí thấp, chỉ bao gồm các sản phẩm không kê đơn và các biện pháp tự nhiên | Chi phí cao hơn, bao gồm tiền khám bệnh, thuốc kê đơn và các dịch vụ y tế khác |
Mức độ tiện lợi | Tiện lợi, tự điều trị tại nhà | Cần phải đến bệnh viện hoặc phòng khám, mất thời gian và có thể cần hẹn trước |
Với những thông tin được Nha khoa Paris chia sẻ trong bài, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng nổi mụn nước trong khoang miệng. Dù là những nốt mụn nước li ti nhưng bạn cũng không nên xem nhẹ, vì đây có thể đây là dấu hiệu cảnh báo về các bệnh lý nguy hiểm.
Từ khóa » Trong Miệng Nổi Mụn Màu đen
-
Chào Bác Sĩ, Em 30t, E Mới Phát Hiện Bên Trong Khoang Miệng Gần ...
-
Nổi Mụn đen Trong Khoang Miệng Là Dấu Hiệu Bệnh Gì? | Vinmec
-
Nhiệt Miệng Màu Đen: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Nổi Mụn Trong Miệng Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Hello Bacsi
-
Nhiệt Miệng Màu đen Cẩn Thận Bệnh Vô Cùng Nguy Hiểm - PlasmaKare
-
Các U ở Miệng - Rối Loạn Nha Khoa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
TÌM HIỂU VỀ TRIỆU CHỨNG NHIỆT MIỆNG MÀU ĐEN
-
Nổi Cục Máu Bầm Trong Miệng - Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả
-
Ung Thư Miệng Và Họng - Tuổi Trẻ Online
-
Những điều Cần Biết Về Nhiệt Miệng ở Má Trong | TCI Hospital
-
Mọc Mụn Thịt Trong Miệng Và Cách Trị (người Lớn + Trẻ)
-
Nổi Mụn đen Trong Miệng
-
Những Bệnh Lý Nổi Hạt Trong Miệng Thường Gặp
-
Các Bệnh Trong Khoang Miệng Thường Gặp - Tuổi Trẻ Online