Nỗi Niềm Hoa Mộc Miên - Du Lịch

Một ngày, về thăm lại, Hải cảng chiều năm xưa. Có phải là giọng ai, Nhắc nhớ, đã không thừa

Giọng ai, hát bài ca, Chiều vẫy khăn tiễn biệt. Màu sóng cả bao la, Nghe ra chừng, bi thiết.

Em đã từng khóc nuối, Tiễn đưa thời thanh xuân. Hay, chỉ là tình cuối, Nhớ cho vừa bâng khuâng?

Tình đã nhớ, thiên thu, Em đem về chạm ngọc. Rồi, khi nghe tình ngủ, Em cất vào miên mộc.

Miên mộc gai hình nón, Lá kép, đỏ giấc mộng. Thùa vệt tình cháy bỏng, Ủ hơi yêu rất nồng.

Một ngày tình nhớ thêm, Anh vừa nghe ngày gọi. Tên em thật êm đềm, Như xa xưa huyền thoại.

Em, còn lượm mộc miên, Màu hoa yêu chiều cổ. Để đặt vào tim nghiêng, Nghe, tâm tư bộc lộ... Có lẽ vì sinh ra vào những ngày nắng oi ả mà tôi chẳng hề có cảm tình với cái rét khắc nghiệt của mùa đông. Tôi co ro trong những cơn gió mùa Đông Bắc, đôi bàn tay tê cứng chẳng thể gõ phím và ám ảnh bởi những cơn sổ mũi kéo dài. Thế nên cứ mỗi lần thấy cánh hoa gạo đỏ, trong lòng cứ khấp khởi mừng thầm. Bởi mùa hoa gạo nở cũng là lúc tôi sắp tạm biệt mùa đông và cũng là lúc tôi thấy mình như trẻ lại. Hồi còn bé sống với ông bà ngoại, cứ trời lạnh là tôi luôn miệng hỏi bao giờ thì hết mùa đông. Bà chỉ ra cây gạo phía trước nhà, vỗ nhẹ lên đầu tôi và bảo khi nào những cánh hoa cuối cùng rơi xuống là mùa đông sẽ hết. Ấy thế mà cũng đã hơn 20 năm, tôi cứ lớn, hoa gạo vẫn cứ nở vào tháng 3 mà những ký ức tuổi ấu thơ cứ xa dần xa mãi. Lúc ấy, nghe mọi người cứ gọi loài hoa ấy là hoa Gạo, tôi cứ đinh ninh rằng chắc nó được trồng từ những hạt gạo trong thùng. Hóa ra, đó chỉ là suy nghĩ của một đứa trẻ con và khi lớn lên tôi mới biết nó có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó phát tán đến Malaysia, Nam Trung Quốc và Việt Nam. Cây có hoa màu đỏ, đặc biệt, khi hoa nở rộ lá cây sẽ rụng hết, trông cây hoa gạo lúc này như một đốm lửa bập bùng giữa một khoảng không trung khiến ai nghìn cũng say đắm. Tháng Ba đất trời trong như ngọc, khi những vạt nắng đã trở nên vàng ươm, sóng sánh rót xuống vạn vật, cũng là lúc ở mỗi làng quê, những bông hoa gạo bắt đầu nở đỏ. Hoa như đang thắp lửa, đỏ rực một vùng trời. Cây gạo từ lâu trở thành linh hồn của mỗi làng quê, nó gắn với ký ức của những người con xa quê nhớ về nguồn cội. Hoa gạo khiến lòng người đi xa nôn nao, nhung nhớ. Cũng từ lâu, hoa gạo trở thành một đề tài riêng bất tận trong thơ và nhạc, để mỗi lần được đọc một bài thơ hay nghe một bản nhạc, lòng lại đầy khắc khoải, dâng lên một nỗi ngậm ngùi khôn nguôi. Tháng Ba năm nào cũng lưu lại trong tôi cái sắc đỏ yêu thương của quê hương. Cây gạo già đi, trở thành chứng nhân những kỉ niệm tuổi học trò ngây thơ trong trắng của một thời. Cây gạo đã nghe được những tiếng thì thầm, đã cảm nhận những nụ cười hạnh phúc, đã thầm lặng cất giấu những mẩu giấy nho nhỏ mà bọn trẻ con chúng tôi gửi cho nhau trong cái hốc bí mật xinh xinh. Mỗi năm hoa gạo nở, cả một vồng hoa đỏ rực một góc trời như nỗi lòng của người nhà quê cháy bỏng muôn ngàn nỗi nhớ thương hướng về những người xa xứ. Nhớ tháng 3 với những bông hoa căng đầy dâng hết mình khoe sắc đỏ, khi rụng về đất cũng một màu đỏ son ngập lối. Sắc đỏ trên cao, sắc đỏ dưới lòng đường như hòa quyện vào nhau, cứ rực lên giữa một màu xanh bát ngát của đất trời. Nhưng bây giờ những cây gạo là linh hồn của làng đã mai một dần rồi lặng lẽ đi vào ký ức, cái màu đỏ thiêng liêng chỉ còn đọng lại trong thơ ca, trong nỗi nhớ khắc khoải của con người. Tháng Ba mùa hoa gạo quê tôi cũng bung nở sẫm đỏ đẹp đến nao lòng giống như trên những dải đất tôi đi qua. Chợt bất giác nhớ mùa hoa gạo xưa. Bình yên, lắng đọng và cháy bỏng những khát khao một thời - thuở ấu thơ. Tôi không còn nhớ nữa mình đã chứng kiến bao nhiêu mùa hoa gạo đã qua nhưng từ khi lớn lên cây hoa gạo đầu làng vẫn thế vẫn khoe những đốm lửa đỏ rực một góc trời. Rồi chúng tôi lớn lên, đứa lên thành phố, đứa sang xứ người nhưng những ký ức tuổi thơ gắn liền với những mùa hoa gạo, dòng sông quê mẹ luôn là điểm tựa về tinh thần giúp chúng tôi có một thời thơ ấu thật đẹp. Hoa Mộc Miên trên triền đê Gốc gạo cổ trong chùa

Gốc Gạo đầu làng

Từ khóa » Cây Hoa Mộc Miên