Nơi Phát đi "Tiếng Nói Việt Nam" Khai Sinh Nước Việt Nam Dân Chủ ...

Thời gian, chiến tranh, bom đạn không phá hủy được khu nhà, kể cả những thời điểm chiến tranh phá hoại ác liệt nhất; thế nhưng, trước nhu cầu phát triển, tòa nhà lịch sử này sắp phải hạ giải, phá bỏ.

Một phần của lịch sử sắp bị chôn vùi

Những chi tiết kiến trúc vẫn còn đó sau bao nhiêu đổ nát của thời gian. Hình ảnh người cha già đáng kính chưa một ngày phai nhạt. Từ căn biệt thự cổ từng phát đi lời xưng danh dõng dạc “Đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, một phần của lịch sử sắp bị chôn vùi...

Đài phát sóng vô tuyến điện Bạch Mai vốn là một khu biệt thự cổ kiểu Pháp nằm trong quần thể nhà cổ thuộc Trạm Vô tuyến - Điện báo (Station Radio - Telegraphique) ở 128C Đại La, được xây dựng năm 1912, sau này thành một trong những cơ sở của Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN), là nơi phát đi bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đi khắp năm châu ngày 7/9/1945, cũng là nơi phát đi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946…

Đài phát sóng vô tuyến điện Bạch Mai vốn là một khu biệt thự cổ kiểu Pháp nằm trong quần thể nhà cổ thuộc Trạm Vô tuyến - Điện báo ở 128C Đại La, được xây dựng năm 1912, sau này thành một trong những cơ sở của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Đài phát sóng vô tuyến điện Bạch Mai vốn là một khu biệt thự cổ kiểu Pháp nằm trong quần thể nhà cổ thuộc Trạm Vô tuyến - Điện báo ở 128C Đại La, được xây dựng năm 1912, sau này thành một trong những cơ sở của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Thời gian, chiến tranh, bom đạn không phá hủy được khu nhà, kể cả những thời điểm chiến tranh phá hoại ác liệt nhất; thế nhưng, trước nhu cầu phát triển, tòa nhà lịch sử này sắp phải hạ giải, phá bỏ để phục vụ cho dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường vành đai 2, nối cầu Vĩnh Tuy tới ngã tư Sở. Được biết, dự án theo hợp đồng BT này được UBND TP.Hà Nội chính thức phê duyệt từ ngày 27/8/2013. Chủ đầu tư là Vingroup.

Ông Trung nuối tiếc những viên ngói của tòa nhà cũ

Ông Trung nuối tiếc những viên ngói của tòa nhà cũ

Theo tìm hiểu, khu biệt thự cổ là một quần thể gồm bốn căn khác nhau. Hai căn trong quần thể này đã bị san phẳng từ nhiều năm trước để lấy đất xây dựng chung cư. Một căn khác đang bị biến dạng, xuống cấp bởi mật độ xây dựng dày đặc xung quanh và một tòa biệt thự chính cũng sắp phải “hy sinh” cho quy hoạch.

Trong những năm 1976-1977, căn biệt thự chính này được phân cho hai gia đình Phó chủ nhiệm Ủy ban Phát thanh Truyền hình Việt Nam làm nơi sinh sống. Khi chuyển về đây, các hộ gia đình không được đập phá, sửa sang, gây ảnh hưởng đến kiến trúc tòa nhà. Nếu trước kia, ngôi nhà cổ này nằm ở mặt đường Đại La; sang thời bao cấp, chính quyền địa phương cho xây những ki-ốt để làm nơi bán thịt, cá...

Hết bao cấp, các ki-ốt đó lại được UBND phường cho mượn, cho người dân thuê, quay ra ngoài đường nên ngôi nhà lại nằm vào trong. Đến năm 1991, TP.Hà Nội có chủ trương quy hoạch di dời người dân nơi đây, nhưng không đủ kinh phí. Với quy hoạch hiện tại, ngôi nhà một lần nữa lại được nằm ra ngoài mặt đường.

“Nằm giữa đống gạch đá bừa bộn, mấy ai biết được một phần của lịch sử sắp bị chôn vùi”, ông Nguyễn Việt Trung - con trai ông Nguyễn Văn Nhất, người cùng bà Dương Thị Ngân trở thành hai phát thanh viên đầu tiên của Đài TNVN, người truyền “tiếng nói Việt Nam” đi khắp nước và ra thế giới, sau này là Phó chủ nhiệm Ủy ban Phát thanh Truyền hình Việt Nam ngậm ngùi. Gia đình ông ở tầng hai của căn biệt thự chính. Bên dưới là nơi sinh sống của gia đình bà Nguyễn Khánh An - con gái nhà báo, nhà ngoại giao Nguyễn Bá Đàn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Phát thanh Truyền hình Việt Nam, kiêm Tổng biên tập Đài Truyền hình Trung ương (sau này là Đài Truyền hình Việt Nam); Tổng biên tập Đài TNVN một thời.

Nên cân nhắc!

Khi thông tin ngôi biệt thự thuộc Đài Bạch Mai sắp bị phá bỏ để xây dựng đường vành đai 2, không ít kiến trúc sư, nhà nghiên cứu văn hóa cũng như những người yêu Hà Nội cảm thấy vô cùng bất ngờ lẫn bức xúc. Họ không hiểu vì sao một địa điểm có giá trị rất quan trọng về mặt lịch sử như thế cho đến nay vẫn chưa được xếp hạng di sản. Có người đặt câu hỏi: “Không biết khi khảo sát lập dự án đường vành đai 2, người ta có lưu ý, hay biết mà lờ đi những giá trị của tòa nhà?”. Một số người khác đặt vấn đề: “Với giá trị của tòa nhà đối với lịch sử ngành vô tuyến điện báo và phát thanh ở Việt Nam, thậm chí với sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nên cân nhắc khi phá hủy. Còn nước còn tát. Trong trường hợp quy hoạch phải thực hiện đúng tiến độ, nên khảo sát kỹ, quy hoạch “nuốt” bao nhiêu phần trăm tòa nhà? Có cần thiết phải phá bỏ toàn bộ khu nhà mới tiến hành được quy hoạch?”.

Bà Khánh An tỏ vẻ nuối tiếc khi khu nhà không được xếp hạng di sản: “Biết tin tòa nhà sắp bị đập bỏ, nhiều kiến trúc sư người Pháp, Canada đã tìm đến đây xin chụp ảnh, quay phim để ghi lại những hình ảnh cuối cùng của ngôi nhà. Họ nói rằng, họ vô cùng luyến tiếc vì ngoài giá trị lịch sử, ngôi nhà còn có giá trị về văn hóa. Đây là một trong những kiến trúc của Pháp cần được bảo tồn, giữ gìn”.

Trong cuộc nói chuyện, bà Khánh An bỗng đưa ra một đề nghị mà có lẽ chính bà cũng biết khó có thể thành sự thật: “Nếu có đất để giữ ngôi nhà này lại phục vụ cho việc bảo tồn, tôi nghĩ nên di dời theo kiểu thành lũy, như ông “thần đèn” ở Việt Nam đã làm. Nhưng chắc chẳng ai quan tâm, tôi cảm thấy tiếc lắm vì nó quá đẹp”.

Trước khi chào tạm biệt, phóng viên ngỏ ý muốn trèo lên gác mái để chụp lại những hình ảnh cuối cùng của khu nhà trước ngày bị đập bỏ. Ông Trung nói với theo: “Cháu lấy xuống cho chú mấy viên ngói làm kỷ niệm”. Ông bảo: “Chủ trương của thành phố, là người dân thì phải ủng hộ. Nhưng gắn bó nơi này gần một đời người, nhiều kỷ niệm quá, không nỡ chuyển đi”.

Nhìn ông Trung lau chùi mấy viên ngói một cách nâng niu như sợ chúng bị vỡ, trộm nghĩ, mai này, đến nơi ở mới, những viên ngói mà ông mang theo có lẽ là những di vật cuối cùng của một thời rực rỡ ấy.

Nhà báo Vĩnh Trà, cựu Trưởng ban Thư ký biên tập, Đài tiếng nói Việt nam: "Sao không xây một bảo tàng Tiếng nói Việt Nam?"

Nhà báo Vĩnh Trà

Nhà báo Vĩnh Trà

Khi thực dân Pháp dã tâm cướp nước ta một lần nữa, đây là nơi phát đi Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào ngày 19/12/1946. Trước đó, Đài Bạch Mai, tức điện tín của Đông Dương thời điểm đó, là nơi lần đầu tiên phát đi cho toàn thế giới biết ở Việt Nam có một bản Tuyên ngôn độc lập lúc 11g30 ngày 7/9/1945. Đó là con đường mà Bác Hồ nói rằng, chúng ta có thể đi ra nước ngoài mà không cần hộ chiếu, vượt qua sự bưng bít của kẻ thù. Cần nhớ, sau bản tin của Đài Tiếng nói Việt Nam phát đi từ nơi này, báo chí trong nước cũng như thế giới, nhất là các hãng thông tấn lớn đã đưa tin lần đầu tiên có một đài phát thanh ở Đông Dương và ở Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên có một đài phát thanh bằng tiếng Việt trên thế giới. Vì thế, nó trở thành một công cụ đấu tranh hữu hiệu, xuyên quốc gia, nhờ nó mà thế giới hiểu Việt Nam, Việt Nam biết đến thế giới.

Không chỉ có ý nghĩa về lịch sử, mà còn có ý nghĩa về báo chí, văn hóa. Có nhiều điều thuộc về Đài Tiếng nói Việt Nam mà đến tận bây giờ, lịch sử báo chí, từ điển báo chí bỏ qua hoặc ghi nhận chưa đầy đủ. Người ta thường nhắc đến đài Tiếng nói Việt Nam một cách chung chung, còn bản thân đài chứa những lớp trầm tích gì trong đó thì chưa được nói đến.

Tiếc rằng, dấu ấn đặc biệt này ngày càng mờ nhạt cùng việc đập bỏ tòa nhà cũ ở 58 Quán Sứ, và bây giờ là ngôi nhà còn sót lại duy nhất ở Đại La, cũng như những địa điểm khác nằm trong mắt xích lịch sử ấy. Ta đã bỏ qua cơ hội, ta đã không biết làm một bảo tàng “Tiếng nói Việt Nam” ở chính cái nơi mà tiếng nói ấy vang lên mạnh mẽ nhất.

Ông Nguyễn Văn Nhất và bà Dương Thị Ngân - hai phát thanh viên đầu tiên đọc lời xưng danh dõng dạc

Ông Nguyễn Văn Nhất và bà Dương Thị Ngân - hai phát thanh viên đầu tiên đọc lời xưng danh dõng dạc "Đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa" trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam.

Bản thân tôi cũng đề nghị lên Đài Tiếng nói Việt Nam nhiều lần, nên giữ lại một kỷ niệm gì đó để đời nay, nhất là đời sau hiểu hơn về một thời hào hùng đã qua. Những năm qua, Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đã có các chương trình tưởng nhớ, nhưng chưa đủ, vẫn cần sự quan tâm nhiều hơn nữa từ phía thành phố, đặc biệt là những người làm quản lý văn hóa. Thế nhưng, người ta đập bỏ thì vẫn đập bỏ.

Không chỉ không được xếp hạng, di tích này còn không nằm trong danh mục kiểm kê di tích của Sở Văn hóa và Thể thao TP.Hà Nội.

Trạm vô tuyến điện báo với 4 cột sóng lớn lên tem bưu chính Đông Dương (Ảnh tư liệu do nhà văn - KTS Trương Quý cung cấp)

Trạm vô tuyến điện báo với 4 cột sóng lớn lên tem bưu chính Đông Dương (Ảnh tư liệu do nhà văn - KTS Trương Quý cung cấp)

Không chỉ không được xếp hạng, di tích này còn không nằm trong danh mục kiểm kê di tích của Sở Văn hóa và Thể thao TP.Hà Nội.

Hãy nhớ, Bác Hồ là người sáng lập Đài Tiếng nói Việt Nam chứ không phải ai khác.

Không biết kêu trời thế này, có ai thấu không? Tôi chỉ mong, trong trường hợp không giữ được ngôi biệt thự, thì nên đặt một tấm bia tưởng niệm để nhắc nhở thế hệ sau, ở đây, từng là nơi phát đi “tiếng nói Việt Nam” - một trái tim của Việt Nam đi vào lịch sử thế giới.

Chẳng lẽ, đành tìm trong tiếng hát?

Không ít lần những người yêu Hà Nội ước, giá mà còn giữ được ngôi thành cổ, giá mà chưa dỡ đường tàu điện, giá mà phố cổ bảo tồn được nguyên vẹn… Ai cũng cảm thấy hình hài Hà Nội thật đầy đủ nếu những điều trên thành hiện thực.

Dự án mở rộng đường vành đai 2 với việc xây dựng đường trên cao đã được triển khai suốt hai năm qua. Đây cũng chính là trục huyết mạch có từ thời người Pháp quy hoạch Hà Nội. Trục này đi qua một vài địa điểm mang tính lịch sử: nghĩa trang Hợp Thiện, ngã tư Sở, chợ Mơ và nay là khu nhà trạm phát thanh từ thời Pháp ở ngã tư Vọng cũ. Có nhiều dữ kiện lịch sử cho thấy khu nhà từng là nơi phát đi các bản tin ngày Độc lập 2/9/1945 và các hoạt động của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới thành lập, cũng như từng là trụ sở nhiều bộ phận của Đài TNVN trong những năm tháng không quân Mỹ đánh phá miền Bắc.

Ngày 23/12/1972, Máy bay B52 của Mỹ đã rải thảm bom xuống khu vực Đài phát sóng phát thanh Mễ Trì và Bạch Mai (đồng thời là khu tập thể lớn), phá huỷ cả hai cơ sở phát sóng lớn tại Hà Nội. Hơn 100 gia đình cán bộ của Đài bị mất nhà cửa. Lần đầu tiên sau hàng chục năm, Đài Tiếng nói Việt Nam phải ngừng phát sóng 9 phút. Sau đó, Đài Tiếng nói Việt Nam lại tiếp tục phát sóng.

Ngày 23/12/1972, Máy bay B52 của Mỹ đã rải thảm bom xuống khu vực Đài phát sóng phát thanh Mễ Trì và Bạch Mai (đồng thời là khu tập thể lớn), phá huỷ cả hai cơ sở phát sóng lớn tại Hà Nội. Hơn 100 gia đình cán bộ của Đài bị mất nhà cửa. Lần đầu tiên sau hàng chục năm, Đài Tiếng nói Việt Nam phải ngừng phát sóng 9 phút. Sau đó, Đài Tiếng nói Việt Nam lại tiếp tục phát sóng. Ngày 23/12/1972, Máy bay B52 của Mỹ đã rải thảm bom xuống khu vực Đài phát sóng phát thanh Mễ Trì và Bạch Mai (đồng thời là khu tập thể lớn), phá huỷ cả hai cơ sở phát sóng lớn tại Hà Nội. Hơn 100 gia đình cán bộ của Đài bị mất nhà cửa. Lần đầu tiên sau hàng chục năm, Đài Tiếng nói Việt Nam phải ngừng phát sóng 9 phút. Sau đó, Đài Tiếng nói Việt Nam lại tiếp tục phát sóng.

Về mặt kiến trúc, khu nhà thể hiện một hình thức kiến trúc cổ điển Pháp lịch lãm, điều vẫn đang được ngành văn hóa thủ đô ca ngợi khi nói đến khu phố Pháp hiện vẫn còn. Khu nhà còn đánh dấu lịch sử phát triển ngành phát thanh và truyền tin ở Việt Nam, khi bảo lưu các dấu tích kỹ thuật thời đầu thế kỷ XX.

Ngay chính cơ quan Đài TNVN cũng từng sở hữu các trụ sở do người Pháp xây dựng trên phố Quán Sứ và Bà Triệu, song đều đã nhường chỗ cho các tòa nhà cao tầng kính thép mọc lên, phần nào phá vỡ sự hài hòa đang có. Tòa nhà làm việc ở phố Bà Triệu của Đài TNVN từng khiến giới kiến trúc tiếc nuối khi đây nguyên là ngôi nhà có ghi năm 1886 trên mặt tiền, tức là một trong số ít tòa nhà xây sớm nhất ở Hà Nội. Tuy nhiên, việc thay đổi kiến trúc để phù hợp với nhu cầu và chức năng hoạt động luôn được đặt ra, song có nhiều giải pháp để tôn trọng sự tồn tại nguyên bản của kiến trúc cũ mang tính di sản.

Ngôi nhà số 10 ngõ 128C Đại La này là chứng nhân lịch sử của những năm tháng mưa bom bão đạn. Đến năm 1977, nơi đây trở thành nhà ở của cán bộ của Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 1991, ngôi biệt thự Pháp cổ này được đưa vào quy hoạch cần dỡ bỏ để mở rộng đường Đại La.
Ngôi nhà số 10 ngõ 128C Đại La này là chứng nhân lịch sử của những năm tháng mưa bom bão đạn. Đến năm 1977, nơi đây trở thành nhà ở của cán bộ của Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 1991, ngôi biệt thự Pháp cổ này được đưa vào quy hoạch cần dỡ bỏ để mở rộng đường Đại La.

Cách đây hai thập niên, khi tiến hành cải tạo một biệt thự ở 17A phố Trần Hưng Đạo (Hà Nội), các kiến trúc sư đã tìm một giải pháp tôn trọng ngôi nhà kiến trúc cổ điển Pháp bằng cách giữ nguyên cấu trúc bên ngoài, xây lùi khối cao tầng vào bên trong, sử dụng thủ pháp tạo mảng âm khối này để tôn khối nhà cũ thành điểm nhấn tiếp đón. Gần đây, công trình mở rộng đường Võ Chí Công - cầu Nhật Tân đi qua làng Nghĩa Đô đã giữ lại cổng làng cũ cùng cây đa cổ thụ ở dải phân cách. Điều này ít nhiều khiến đô thị có một sự tiếp nối liền mạch thay vì những phá dỡ và cấy ghép một cách thô bạo lên những tầng văn hóa cũ.

Trước thông tin ngôi nhà bị dỡ bỏ, nhiều kiến trúc sư người Pháp, Canada tỏ ra vô cùng nuối tiếc. Trong những tháng trở lại đây, nhiều người đã đến để chụp lại từng kiến trúc, hoa văn của ngôi nhà.

Trước thông tin ngôi nhà bị dỡ bỏ, nhiều kiến trúc sư người Pháp, Canada tỏ ra vô cùng nuối tiếc. Trong những tháng trở lại đây, nhiều người đã đến để chụp lại từng kiến trúc, hoa văn của ngôi nhà.

Thành Hà Nội từng trở thành sự tiếc nuối của chính người Pháp sau đó, chẳng hạn như viên Toàn quyền Paul Doumer đã nói “tiếc rằng tôi đến quá muộn” khi các di tích cũ đã bị phá dỡ. Phố cổ Hà Nội từng tốn rất nhiều giấy mực và trí lực của nhiều giới, song sự biến mất dần của các công trình nhà cổ cứ diễn ra trước sự bất lực lẫn thờ ơ của các bên.

Được biết, ngôi biệt thự cổ này được Pháp xây dựng từ những năm 1912, nằm trong quần thể 4 tòa nhà cổ. Cho tới thời điểm hiện tại, chỉ còn khu nhà chính từng là trạm phát thanh Bạch Mai còn nguyên vẹn.

Được biết, ngôi biệt thự cổ này được Pháp xây dựng từ những năm 1912, nằm trong quần thể 4 tòa nhà cổ. Cho tới thời điểm hiện tại, chỉ còn khu nhà chính từng là trạm phát thanh Bạch Mai còn nguyên vẹn.

Quay trở lại khu nhà trạm đài phát thanh ở Hà Nội. Điều chúng ta mong đợi là những tình huống khó khăn luôn có sẵn những giải pháp hợp lý nhất. Liệu có chỗ nào cho việc chung sống giữa một con đường trên cao và một khu nhà có tính lịch sử? Các dấu tích văn hóa lịch sử đã nằm ở đâu trong các bản vẽ quy hoạch, hay các nhà quy hoạch không phải là những người cảm thấy có trách nhiệm về vẻ đẹp của công trình, về tính lịch sử của dấu tích kiến trúc trăm năm? Hay điều mà chúng ta đang làm là băng băng kiến tạo một thành phố cơ giới, ưu tiên cho những cách làm “đỡ phải nghĩ”? Những cách xử lý như vậy, tiếc thay, diễn ra ở Hà Nội nhiều lần.

Và những người quyết định phá dỡ đường tàu điện mặt đất vào đầu thập niên 1990 đã không thể ngờ rằng sau gần ba thập niên, việc tái tạo một hệ thống giao thông tương tự vẫn chưa thể nào lặp lại được. Thậm chí, hiện nay, Hà Nội không còn một đoạn đường ray hay toa tàu điện nào được giữ lại để làm bảo tàng. Người Hà Nội chỉ còn vài đoạn phim tư liệu, những bức ảnh và những câu hát về những di sản ấy vang lên trong mỗi dịp kỷ niệm.

Không giữ được những dấu tích văn hóa đã làm nên giá trị không gian sống, có lẽ người Hà Nội không trách ai được ngoài chính mình.

Thạc sĩ kiến trúc Đại học Harvard Nguyễn Yến Phi: "Quy hoạch kiến trúc hiện đại hướng đến tổng thể, đặc biệt là khu đô thị lịch sử lõi"

Phóng viên: Nhìn vào câu chuyện ở 128C Đại La (Hà Nội), có thể thấy, nơi đây đã không được xem là một lưu ý trong quy hoạch dự án đường vành đai 2…

Thạc sĩ Nguyễn Yến Phi: Khoan bàn về giá trị kiến trúc và thẩm mỹ, những công trình cổ như khu biệt thự ở Đại La có giá trị lớn về mặt lịch sử và văn hóa, giữ vai trò như một chứng nhân lịch sử, với một “cuộc sống” rất dài qua nhiều thời kỳ khác nhau, đặc biệt là những sự kiện lịch sử quan trọng mang dấu ấn sâu đậm trong ký ức người dân Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung.

 Những hàng rào sắt, ô cửa sổ ở 128C Đại La vẫn còn được giữ lại nguyên vẹn qua thời gian
Những hàng rào sắt, ô cửa sổ ở 128C Đại La vẫn còn được giữ lại nguyên vẹn qua thời gian

Bởi thế, chúng cần được bảo tồn như một di sản văn hóa và lịch sử, chứ không phải lãng quên, hay tệ hơn là phá bỏ. Trên thế giới, trong một số trường hợp bất khả, nhiều thành phố đã dùng cách “dịch chuyển” toàn bộ tòa nhà ra khỏi vùng quy hoạch để bảo vệ nó. Phương pháp này đã được thực hiện hơn 100 năm nay.

Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến trái chiều. Bởi lẽ, tuy bảo vệ được cái “vỏ” của tòa nhà, nhưng vị trí của nó trong tương quan với cảnh quan xung quanh đã thay đổi. Khi công trình bị dời khỏi vị trí của nó, hoặc cảnh quan xung quanh nó thay đổi, thì nó cũng mất đi một phần giá trị lịch sử và “bản sắc” riêng. Có lẽ, điều chúng ta cần là Luật Di sản văn hóa và các đề án khảo cứu kỹ lưỡng, đặc biệt trong khu đô thị lõi (the historic urban core) nhằm tránh các trường hợp “tình cờ” phát hiện ra di sản đã bị lọt vào vùng quy hoạch và chẳng còn cách nào ngoài phá bỏ.

Những hoa văn của ngôi nhà là

Những hoa văn của ngôi nhà là

* Hiện nay, bảo tồn và phát triển đang ở thế đối kháng. Việc lội ngược dòng để giữ những gì còn lại sẽ bị đặt dấu hỏi: giữ lại để làm gì? Có không ít người cho rằng, điều đó cản trở cuộc sống hôm nay. Chẳng lẽ, không thể có một tiếng nói chung?

- Bảo tồn và phát triển là vấn đề gây tranh cãi ở tất cả đô thị trên thế giới, không riêng Việt Nam. Việc bảo tồn đô thị cần đảm bảo nhiều yếu tố: đời sống cư dân, bản sắc đô thị, thu hút du lịch và phát triển kinh tế. Nếu ta bảo tồn tất cả thì sẽ không có chỗ để phát triển. Điều cần tránh là “giữ nguyên” toàn bộ để phục vụ du lịch, vì như thế sẽ tạo nên những khu đô thị một màu, tăng giá sinh hoạt và đẩy dân địa phương ra khỏi khu dân cư.

Một trong những giải pháp là “thỉnh thoảng can thiệp”, nới rộng khi cần thiết, chứ không phải phá bỏ toàn bộ để đáp ứng nhu cầu, áp lực về giao thông hay những thay đổi trong đời sống sinh hoạt. Hoặc là, đưa những khu đô thị mới ra ngoài khu trung tâm (như Paris chẳng hạn), khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ và các hoạt động sinh hoạt cộng đồng địa phương.

Có nhiều khu đô thị trên thế giới đã thành công trong việc cân bằng bảo tồn và phát triển. Nhưng để tìm được những giải pháp hợp lý, thì cần nghiên cứu kỹ lưỡng cơ cấu đô thị cũ, vì mỗi đô thị có lịch sử hình thành và phát triển khác nhau, nên không thể có mẫu số chung cho tất cả.

Hoa văn trên bức tường của ngôi biệt thự

Hoa văn trên bức tường của ngôi biệt thự Hoa văn trên bức tường của ngôi biệt thự

* Thời gian qua, ở nước ta, có xu hướng đập đi xây mới rất nhiều. Xin hỏi, trên thế giới, xu hướng quy hoạch kiến trúc đô thị hiện đại ra sao?

- Hiện nay, người ta không chỉ nhìn vào một công trình hay một nhóm công trình riêng lẻ, mà nhìn vào tổng thể của thành phố, đặc biệt là khu đô thị lịch sử lõi, như một thể thống nhất phức hợp nhiều lớp của lịch sử, với các công trình tiêu biểu và cơ cấu đô thị cũng như cảnh quan tự nhiên.

Khi đưa ra các đề án quy hoạch, các kiến trúc sư và nhà quy hoạch đô thị phải tìm hiểu và tôn trọng cơ cấu đô thị cũ, các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử văn hóa, phù hợp cảnh quan thiên nhiên, cũng như những vấn đề liên quan tới môi trường. Có vậy, các giải pháp đưa ra mới kết nối được quá khứ với hiện tại, có tầm nhìn về tương lai.

Việc bảo tồn đô thị là vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự tham gia không chỉ của những người có chuyên môn, mà cần hỗ trợ bởi Nhà nước, cũng như sự cộng tác của các tổ chức cộng đồng và địa phương. Việc thực hiện những đề án quy hoạch có ảnh hưởng tới các công trình lịch sử hay công cộng ngày nay không chỉ là phận sự của chính quyền hay các nhà chức năng, mà còn cần sự tham gia của cộng đồng dân cư qua các cuộc trưng cầu ý dân.

Ngôi biệt thự này có hai tầng, hiện vẫn còn 2 hộ dân sinh sống trước khi di dời

Ngôi biệt thự này có hai tầng, hiện vẫn còn 2 hộ dân sinh sống trước khi di dời

Với những công trình có giá trị đặc biệt quan trọng, cần được bảo tồn nguyên vẹn bằng mọi giá. Những công trình ít quan trọng hơn về mặt kiến trúc, thẩm mỹ nhưng có giá trị lịch sử, trở thành một phần tạo nên “cảm quan nơi chốn”, có thể được “tái sử dụng” hoặc làm mới, để nó vẫn là một phần trong bức tranh đô thị. Có khá nhiều công trình nổi tiếng trên thế giới thực hiện thành công điều này, ví như Bảo tàng Quốc gia hàng hải ở Đan Mạch tái tạo từ một ụ tàu cũ, hay Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Zeitz ở Nam Phi cải tạo từ các tháp chứa thóc.

* Cảm ơn chia sẻ của chị.

________________

Phong Lê, Du Nguyên, Nguyễn Trương Quý, Đậu Dung

Kỹ thuật: Ngô Tới

Từ khóa » đây Là đài Tiếng Nói Việt Nam Phát Thanh Từ Hà Nội